Trump gây bàn tán vì ngồi bàn họp nhỏ bất thường
Tổng thống Trump trở thành đề tài bàn tán trên mạng xã hội sau khi ông xuất hiện cùng chiếc bàn họp nhỏ bất thường tối 26/11.
Phát biểu trong cuộc họp trực tuyến từ Nhà Trắng tới 26/11, Tổng thống Mỹ Donald Trump cho biết sẽ rời đi nếu đối thủ Joe Biden chiến thắng trong cuộc bỏ phiếu của Đại cử tri Đoàn vào ngày 14/12.
Trong khi Tổng thống liên tục đưa ra các cáo buộc về gian lận bầu cử, người dùng mạng xã hội nhanh chóng chú ý tới chiếc bàn nhỏ bất thường trong cuộc họp của ông.
Một số người cho rằng chiếc bàn đã thể hiện cho vị trí đã suy giảm của Trump, trong khi số khác hoài nghi liệu chiếc bàn có phải sản phẩm của phần mềm chỉnh sửa ảnh hay không
Video đang HOT
Tổng thống Mỹ Donald Trump trong cuộc họp trực tuyến từ Nhà Trắng tối 26/11. Ảnh: Reuters.
“Có lẽ nếu ngài cư xử đúng mực, ngừng nói dối để phá rối cuộc bầu cử công bằng và suy nghĩ về những điều tốt đẹp cho đất nước thay vì than vãn đã bị đối xử bất công, có lẽ ngài đã được mời lên ngồi ở chiếc bàn to hơn”, nam diễn viên Mark Hamill đăng lên Twitter.
“Không tin nổi điều này đã xảy ra ngay ngày hôm nay. Cảm ơn ai đó đã gợi ý về chiếc bàn”, một tài khoản khác bình luận.
Tổng thống Trump sau đó đăng loạt tweet cáo buộc các phương tiện truyền thông đưa tin sai về bình luận của ông và tố Twitter tạo ra “nội dung tiêu cực” cho phần thịnh hành của mạng xã hội.
Kể từ khi Joe Biden được dự đoán chiến thắng với 306 phiếu đại cử tri, Trump liên tục tố gian lận bầu cử và theo đuổi loạt vụ kiện nhằm lật ngược tình thế ở những bang như Georgia, Michigan, Nevada, Arizona và Pennsylvania. Hiện chưa có bang nào chấp nhận những thách thức pháp lý từ phía Tổng thống và các đồng minh.
Tòa Pennsylvania ra lệnh dừng chứng nhận kết quả bầu cử
Một tòa án bang Pennsylvania đã ban hành lệnh nhằm ngăn chặn tiến hành thêm bất cứ động thái nào công nhận kết quả bầu cử ở bang.
Thẩm phán Patricia McCullough đã đưa ra phán quyết hôm 25/11 trong bối cảnh nhiều cử tri ở bang Pennsylvania, bao gồm cả Hạ nghị sĩ Mike Kelly, cáo buộc bỏ phiếu qua thư ở bang có vấn đề và đã vi phạm hiến pháp.
"Trong trường hợp vẫn còn bất cứ yêu cầu nào để hoàn thiện việc chứng nhận kết quả cuộc bầu cử năm 2020, những người có trách nhiệm không được làm như vậy trong khi chờ diễn ra phiên điều trần", Thẩm phán McCullough cho biết.
Sau khi có lệnh từ Thẩm phán McCullough, lãnh đạo cơ quan tư pháp bang Pennsylvania Josh Shapiro ngay lập tức phản hồi trên Twitter, cho biết động thái từ tòa án không thay đổi điều gì vì kết quả bầu cử đã được công nhận và các đại cử tri cũng đã được chọn.
Phiếu bầu qua thư được phân loại ở West Chester, Pennsylvania ngày 23/10. Ảnh: AP .
Giới chức bang Pennsylvania sau đó cũng nhanh chóng nộp đơn kháng cáo phán quyết của Thẩm phán McCullough, yêu cầu Tòa án Tối cao bang ngăn phán quyết có hiệu lực, cho rằng không có "lý do xác đáng" để đưa ra quyết định này.
"Kể từ khi nước Mỹ được khai sinh cách đây gần 250 năm, chưa một tòa án nào ban hành lệnh với ý định can thiệp vào việc xác minh các đại cử tri của bang như bây giờ", chính quyền Thống đốc Tom Wolf viết trong đơn kháng cáo.
Thẩm phán McCullough ban đầu ấn định một phiên điều trần vào ngày 27/11, song đã hủy phiên điều trần sau khi Thống đốc Wolf kháng cáo. Chưa rõ McCullough định trì hoãn việc chứng nhận kết quả bầu cử của bang hay định làm gián đoạn cuộc họp của 20 đại cử tri bang dự kiến diễn ra vào ngày 14/12.
Thống đốc Pennsylvania Tom Wolf hôm 24/11 đã công nhận chiến thắng của Biden, dọn đường để ứng viên Dân chủ giành 20 phiếu đại cử tri của bang này. Tuy nhiên, chiến dịch của Trump vẫn tích cực theo đuổi nỗ lực pháp lý tại Pennsylvania. Tòa án tối cao Pennsylvania tháng này đã hai lần bác cáo buộc của phe Trump về vấn về bầu cử.
Bầu cử Mỹ: Chuyện gì xảy ra nếu đại cử tri "lật kèo"? Cuộc bầu cử tổng thống Mỹ năm 2016 chứng kiến 10 đại cử tri bỏ phiếu cho người khác với ứng viên của đảng mình. Trong số này, 7 phiếu đại cử tri vẫn được công nhận, khiến ông Donald Trump bị mất 2 phiếu đại cử tri và bà Hillary Clinton mất 5 phiếu. Cụ thể, trong số 306 đại cử tri...