Trump đối phó với cuộc sống cô quạnh, không vợ con ở Nhà Trắng thế nào?
Sống ở Nhà Trắng nhưng không gần vợ con, cũng không có bè bạn để trò chuyện, ông Trump chỉ có TV, Twitter để giao tiếp với bên ngoài trong giờ nghỉ.
Tổng thống Mỹ Donald Trump điện đàm với Thủ tướng Australia Malcolm Turnbull tại Nhà Trắng. Ảnh: AP
Trong một bài viết đăng trên NYTimes hôm 6/2, hai phóng viên Maggie Haberman và Glenn Thrush kể về cuộc sống của Tổng thống Mỹ Donald Trump trong hơn hai tuần chuyển vào Nhà Trắng, nơi ông gần như chỉ có một mình mỗi khi đêm xuống.
Cứ khoảng 18h30, ông Trump lại bước lên khu nhà ở tại tầng trên của tòa nhà để nghỉ ngơi, xả hơi và thỉnh thoảng lướt Twitter. Với việc Đệ nhất phu nhân Melania cùng cậu con trai út Barron đang ở New York, ông không có người thân thích nào trong Nhà Trắng, ngoại trừ trợ lý an ninh Keith Schiller, người đã đi theo ông từ lâu.
Mỗi khi không xem tivi hoặc nói chuyện điện thoại với các trợ lý cũ hoặc các cố vấn, Trump thường đi lang thang trong Nhà Trắng, khám phá những ngóc ngách trong ngôi nhà mới rộng lớn này.
Theo Washington Post, những thông tin mà các quan chức Nhà Trắng cung cấp cho giới phóng viên cho thấy hình ảnh của Trump chỉ biết bầu bạn với chiếc TV và điện thoại, phần nào hé lộ về cuộc sống của một tổng thống mới nhậm chức.
Trong chiến dịch tranh cử cũng như phần lớn cuộc đời làm kinh doanh của mình, Trump chưa bao giờ phải chịu cảnh một mình như vậy. Là một tỷ phú nổi tiếng giàu có, ông luôn có một đội ngũ trợ lý vây quanh, thường xuyên tiếp xúc với các doanh nhân thành đạt cũng như các chính trị gia quyền lực. Nhưng khi nói đến bạn bè, Trump dường như không có một người bạn nào đúng nghĩa.
Trong quá trình viết cuốn sách “Hé lộ về Trump”, hai tác giả Marc Fisher và Michael Kranish đã hỏi ông về tình bạn. Trump thẳng thắn thừa nhận rằng phần lớn bạn của ông đều có liên quan đến việc kinh doanh, vì “đó là những người duy nhất tôi gặp”.
“Có những người tôi đã không liên lạc suốt nhiều năm trời, nhưng tôi nghĩ họ là bạn bè. Tôi cho là mình có rất nhiều bạn, nhưng họ không giống như bạn bè của những người khác, kiểu bên nhau suốt ngày rồi ra ngoài đi ăn với nhau”, Trump nói.
Khi được hỏi liệu có người nào mà ông sẽ nghĩ tới khi gặp rắc rối cá nhân hoặc cần tham khảo điều gì hay không, Trump khẳng định gia đình mới là nơi ông hướng về. “Tôi có rất nhiều mối quan hệ tốt, cũng như kẻ thù hay, nhưng tôi nghĩ nhiều về gia đình hơn hết thảy”.
Trong cuộc trò chuyện không được ghi âm sau đó, Fisher nói rằng Trump đã liệt kê ra tên ba đối tác kinh doanh được ông coi là bạn nhưng đã không gặp trong vài năm qua. Khi Fisher liên lạc với hai trong số ba người này, họ tỏ ra ngạc nhiên khi Trump nói rằng họ là bạn bè của ông.
Video đang HOT
Bình luận viên Chris Cillizza cho rằng những người xung quanh Trump được chia làm hai nhóm: gia đình và những người làm việc cho ông. Những người làm việc dưới quyền ông sẽ không bao giờ trở thành người bạn thực sự của tỷ phú và giờ là Tổng thống này.
Có thể thấy ông Trump là người đàn ông của gia đình, luôn thích ở quanh những người thân thích. Ở New York, ông xây một khách sạn hoành tráng, nơi ông và cả gia đình sinh sống, làm việc. Trong chiến dịch tranh cử, Trump luôn sử dụng máy bay riêng của mình với những đứa con vây quanh, tạo ra bong bóng gia đình an toàn, thoải mái giữa những sóng gió của chính trường.
Thế nhưng chiếc bong bóng gia đình đó không còn được như trước ngay khi Trump nhậm chức. Vợ và con trai út quyết định không chuyển đến Nhà Trắng, trong khi các con trai lớn Eric và Don đang mải mê điều hành công việc kinh doanh của gia đình ở New York, thậm chí về lý thuyết không được hỏi ý kiến của bố với những vấn đề liên quan đến Tập đoàn Trump. Cô con gái Ivanka cùng chồng thì đang phải làm quen với cuộc sống mới ở thủ đô.
Tổng thống truyền hình thời gian thực
Xa rời không gian thoải mái ở Tháp Trump, thiếu vắng các thành viên trong gia đình, không có những người bạn thân để trò chuyện, người đàn ông đang nắm giữ một trong những vị trí quyền lực nhất cũng như căng thẳng nhất thế giới này dường như trở nên đơn độc trong Nhà Trắng.
Bình luận viên John Cassidy của NewYorker cho rằng thực tế này phần nào lý giải cách ông Trump nhìn nhận mọi thứ diễn ra bên ngoài qua màn hình TV, cũng như những phản ứng của ông với thực tế trong suốt thời gian đầu nhậm chức.
Trước đây, ông Trump được biết đến như một ngôi sao truyền hình thực tế, nhưng khi bước chân vào Nhà Trắng, ông trở thành một “Tổng thống truyền hình thời gian thực”, khi cho lắp đặt TV truyền hình cáp trong phòng Bầu dục, phòng ăn để có thể theo dõi sát sao tin tức diễn ra bên ngoài.
Các lãnh đạo thế giới thường không có thói quen như vậy. Tổng thống Obama cho biết ông không xem bất cứ chương trình truyền hình nào, ngoại trừ kênh thể thao ESPN. Vợ chồng Tổng thống Ronald và Nancy Reagan chỉ lướt qua bản tin buổi tối trước khi xem một bộ phim cũ. Thủ tướng Anh Margaret Thatcher thậm chí còn không xem bất cứ chương trình tin tức hay đọc tờ báo nào. Thư ký báo chí Bernard Ingham có trách nhiệm trình lên bản báo cáo tình hình hàng ngày để bà cập nhật thông tin.
Để ra quyết sách, các lãnh đạo này thường dựa vào các bản báo cáo của trợ lý và cơ quan tình báo, chứ không phải bản tin trên truyền hình. Trump thì ngược lại, ông từng tuyên bố không cần đến báo cáo tình báo hàng ngày, cũng có vẻ không hứng thú với các tài liệu báo cáo khác.
Trump bước vào phòng Bầu Dục trong Nhà Trắng. Ảnh: White House
Phần lớn những thông tin mà Trump thu nhận được là qua các bản tin truyền hình, rồi sau đó tung ra những phản ứng gần như tức thì của mình với các thông tin gây bất lợi cho ông. Ngay cả khi đi nghỉ cuối tuần cùng gia đình, ông vẫn không thể bỏ được thói quen này. Ông đã tung ra những dòng tweet đầy giận dữ nhắm vào một thẩm phán liên bang vào sáng thứ hai, sau khi các hãng tin lớn của Mỹ đưa tin về việc thẩm phán này ra phán quyết tạm đình chỉ sắc lệnh hạn chế nhập cảnh của ông.
“Bất cứ khảo sát tiêu cực nào cũng đều là tin giả, giống như khảo sát của CNN, ABC, NBC trong cuộc bầu cử”, ông viết trên Twitter. “Xin lỗi, người dân muốn đảm bảo an ninh biên giới và thẩm tra gắt gao”.
Theo Trí Dũng (Vnexpress)
Số phận sắc lệnh cấm nhập cảnh của Trump phụ thuộc vào 3 người này
Hai trong số ba thẩm phán xử lý vụ kháng cáo của chính quyền Trump được biết có quan điểm nghiêng về hướng tự do chứ không phải bảo thủ.
Ban thẩm phán liên bang gồm ba người sẽ quyết định có nên dỡ bỏ hoặc giữ sắc lệnh cấm nhập cảnh của Donald Trump, trong đó cấm người từ 7 quốc gia Hồi giáo lớn nhập cảnh Mỹ trong 90 ngày và đình chỉ nhận người tị nạn trong 120 ngày.
Toà phúc thẩm Khu vực 9 vốn có tiếng là nghiêng về quan điểm tự do, tuy nhiên điều này có xu hướng mờ nhạt dần trong những năm gần đây, khi các thẩm phán do tổng thống Jimmy Carter bổ nhiệm không còn tại vị, Arthur Hellman, giáo sư luật tại Đại học Pittsburgh nhận xét.
"Ban thẩm phán lần này là một ban điển hình tại tòa phúc thẩm Khu vực 9 khi những người được bổ nhiệm bởi tổng thống đảng Dân chủ nhiều hơn đảng Cộng hòa, Carl Tobias, giáo sư luật tại Đại học Richmond, nói.
1. William Canby Jr.
William Canby Jr. Ảnh: asucollegeoflaw
Canby, 85 tuổi, là một trong nhiều thẩm phán do tổng thống đảng Dân chủ Jimmy Carter bổ nhiệm đã giúp cho tòa phúc thẩm Khu vực 9 có tiếng là theo quan điểm tự do.
Ông tốt nghiệp Đại học Yale và Đại học Luật Minnesota. Vào đầu sự nghiệp, Canby từng làm phụ tá cho thẩm phán tòa án tối cao Charles Whittaker và là trợ lý đặc biệt cho thượng nghị sĩ Walter Mondale, người sau này trở thành phó tổng thống của ông Carter.
"Ông ấy là một lão làng. Các vụ kiện về nhập cư đã luôn là vấn đề trung tâm tại tòa Khu vực 9 trong quãng thời gian ông công tác tại đây", Hellman nói. "Điều đó khiến cho ông ấy có cái nhìn mà rất ít người khác có", Hellman nhận xét thêm.
2. Michelle Friedland
Michelle Friedland. Ảnh: nationallawjournal
Friedland, 44 tuổi được bổ nhiệm bởi tổng thống đảng Dân chủ Barack Obama vào năm 2014.
Bà tốt nghiệp Đại học Stanford và từng làm phụ tá cho cựu thẩm phán tòa án tối cao Sandra Day O'Connor. Khi còn là luật sư hành nghề tư nhân, Friedland tham gia đội ngũ thách thức pháp lý lệnh cấm hôn nhân đồng tính của bang California - lập trường khiến nhiều nhóm bảo thủ phản đối bà trong quá trình thượng viện phê chuẩn quyết định bổ nhiệm bà của ông Obama.
3. Richard Clifton
Richard Clifton. Ảnh: Heavy
Clifton, 66 tuổi, được bổ nhiệm bởi cựu tổng thống George W. Bush, công tác tại tòa phúc thẩm Khu vực 9 kể từ năm 2002.
Clifton được coi là thẩm phán theo chủ trương ôn hòa. Tuy nhiên, việc ông bất đồng quan điểm với phán quyết chung cuộc của tòa trong một vụ án về nhập cư năm ngoái có thể hé lộ cách ông sẽ lập luận trong vụ kháng cáo xoay quanh sắc lệnh của ông Trump.
Năm ngoái, tòa phúc thẩm Khu vực 9 bác bỏ một phần của đạo luật khiến cho những người nghiện rượu khó tránh bị trục xuất. Tòa phán quyết rằng luật này vi phạm tính bảo vệ bình đẳng của hiến pháp Mỹ khi đánh đồng người nghiện rượu với người có tư cách đạo đức kém. Clifton không đồng ý với phán quyết này, chỉ trích các tiền đề pháp lý của quyết định là "vô nghĩa".
"Trên cơ sở đó, tôi nghĩ rằng trong ba thẩm phán, ông ấy là người dễ đứng về phía lập luận của chính quyền Trump", giáo sư luật Hellman đánh giá.
Theo Phương Vũ (Vnexpress)
Thân tín 31 tuổi đứng sau lệnh cấm nhập cảnh của Trump Stephen Miller, người viết lệnh cấm nhập cảnh của Trump, có quan điểm bảo thủ về nhập cư ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường. Stephen Miller (trái) và Steve Bannon là những cố vấn quan trọng cho Trump về chính sách nhập cư. Ảnh: AP Stephen Miller, giám đốc chính sách Nhà Trắng 31 tuổi, là người giúp tổng thống...