Trump dọa ‘nhớ mặt’ nghị sĩ Cộng hòa không trung thành
Trump chỉ trích một số nghị sĩ Cộng hòa vì không ủng hộ cáo buộc gian lận bầu cử của ông, cảnh báo “sẽ không bao giờ quên”.
“Tôi đã cứu ít nhất 8 thượng nghị sĩ Cộng hòa, trong đó có Mitch, khỏi thất bại trong cuộc bầu cử giữa kỳ gian lận vừa qua”, Tổng thống Donald Trump viết trên Twitter hôm 24/12, nhắc đến Mitch McConnell, lãnh đạo phe đa số tại Thượng viện Mỹ. “Bây giờ họ lại ngồi khoanh tay xem tôi chiến đấu với kẻ thù hiểm ác, những thành viên đảng Dân chủ cực tả. Tôi sẽ không bao giờ quên!”.
Tổng thống Donald Trump tại Nhà Trắng hồi tháng 6/2019. Ảnh: AFP.
Tuyên bố được viết hoa chữ “không bao giờ quên” để nhấn mạnh của Trump được đưa ra trong bối cảnh nhiều thành viên cấp cao đảng Cộng hòa, trong đó có McConnell, đã công nhận Joe Biden chiến thắng trong cuộc bầu cử tổng thống.
“Nhiều người trong chúng ta đã hy vọng cuộc bầu cử sẽ có một kết quả khác, nhưng hệ thống chính phủ của chúng ta có các quy trình để quyết định ai sẽ được tuyên thệ vào ngày 20/1. Đại cử tri đoàn đã lên tiếng”, ông McConnell nói trong bài phát biểu trước Thượng viện hôm 15/12.
Video đang HOT
Trong khi đó, Trump vẫn từ chối chấp nhận kết quả chiến thắng thuộc về Biden, tiếp tục thúc đẩy các cáo buộc gian lận bầu cử trên diện rộng, dù hơn 50 đơn kiện của nhóm ông tại các bang chiến trường đều đã thất bại.
Sau khi thất bại trong cuộc chiến pháp lý, Trump đang giành mọi sự chú ý vào nỗ lực “lật kèo” bầu cử thông qua cuộc họp quốc hội xác nhận kết quả phiếu đại cử tri vào ngày 6/1. Với sự ủng hộ của một vài nghị sĩ đảng Cộng hòa, Trump tin rằng đây là canh bạc cuối cùng của ông và thúc giục các đồng minh, trong đó có Phó tổng thống Mike Pence, ủng hộ mình.
Trump đã chỉ trích riêng McConnell trong một tweet trước đó: “Mitch, 75 triệu phiếu bầu, một kỷ lục của một tổng thống đương nhiệm. Quá sớm để bỏ cuộc. Đảng Cộng hòa cuối cùng phải học cách chiến đấu. Người dân đang giận dữ!”.
Hồi đầu tuần, thượng nghị sĩ Cộng hòa John Thune, phó lãnh đạo phe đa số tại Thượng viện, cũng cho rằng nỗ lực “lật kèo” bầu cử trong cuộc họp quốc hội ngày 6/1 sẽ thất bại thê thảm. Ngày hôm sau, Trump đã chỉ trích Thune là “cậu bé của Mitch”, cho rằng ông “chỉ là một thành viên Cộng hòa trên danh nghĩa” và cảnh báo sự nghiệp chính trị của ông sẽ sớm kết thúc.
Nỗ lực cuối cùng nhằm đảo ngược kết quả bầu cử của Trump vào ngày 6/1 được xem là bài kiểm tra lòng trung thành cho đồng minh của ông. Trump đang lên kế hoạch chi tiết cho nỗ lực này với nhóm ủng hộ quyết liệt nhất của ông trong quốc hội.
Đồng minh Trump tính 'lật kèo' bầu cử ở quốc hội
Một nhóm nghị sĩ Cộng hòa lên kế hoạch đảo ngược bầu cử bằng cách thách thức kết quả bỏ phiếu của đại cử tri ở quốc hội, theo NYTimes.
Nghị sĩ Cộng hòa Mo Brooks đang dẫn dắt một nỗ lực cuối cùng của nhóm nghị sĩ nhằm đảo ngược kết quả bầu cử bằng cách thách thức kết quả bỏ phiếu của đại cử tri đoàn trong phiên kiểm phiếu ở quốc hội hôm 6/1, NYTimes hôm 13/12 đưa tin.
Theo đó, chiến lược của nhóm đảng viên Cộng hòa trung thành với Tổng thống Donald Trump này là không chấp thuận phiếu đại cử tri của Arizona, Pennsylvania, Nevada, Georgia và Wisconsin, các bang chiến trường đã chứng nhận Joe Biden chiến thắng phiếu phổ thông. Đây cũng là những bang chiến dịch cùng đồng minh của Trump liên tục tố gian lận bầu cử.
"Theo Hiến pháp, chúng tôi có vai trò cao hơn Tòa án Tối cao hay bất kỳ thẩm phán bang hoặc liên bang nào. Những điều chúng tôi nói chính là phán quyết cuối cùng", Brooks nói trong cuộc phỏng vấn với NYTimes.
Hạ nghị sĩ Cộng hòa Mo Brooks (trái) và Tổng thống Mỹ Donald Trump tại Nhà Trắng năm 2017. Ảnh: Nhà Trắng.
Đại cử tri đoàn, với tổng cộng 538 đại cử tri, từ 50 bang và thủ đô Washington hôm nay sẽ bỏ phiếu trực tiếp bầu tổng thống. Kết quả bỏ phiếu của đại cử tri sẽ được gửi tới quốc hội, nơi Phó tổng thống kiêm Chủ tịch Thượng viện Mike Pence sẽ chủ trì phiên kiểm phiếu vào trưa 6/1/2021.
NYTimes nhận định nỗ lực đảo ngược kết quả bầu cử của các thành viên đảng Cộng hòa sẽ đặt Phó tổng thống Pence, theo hiến pháp có nhiệm vụ tuyên bố người giành chiến thắng, vào tình thế khó khăn.
"Vai trò của Phó tổng thống trong quá trình chuyển giao quyền lực là điều mà mọi người chưa bao giờ chú trọng và cũng không nghĩ đến. Tuy nhiên, với Tổng thống Donald Trump, có lẽ mọi người phải tính tới mọi khả năng", Gregory Craig, luật sư Nhà Trắng dưới thời cựu tổng thống Barack Obama, nhận định.
Trong phiên họp toàn thể quốc hội ngày 6/1, Phó tổng thống Pence có thể không muốn tuyên bố Biden là người chiến thắng, nhưng nếu đưa ra quyết định trái ngược với kết quả bỏ phiếu của đại cử tri, tương lai chính trị của ông hậu Nhà Trắng sẽ bị đe dọa.
Theo Đạo luật Kiểm phiếu Đại cử tri năm 1887, các nghị sĩ quốc hội có thể nộp đơn thách thức kết quả bỏ phiếu của đại cử tri. Thách thức này phải được trình bày bằng văn bản, có chữ ký của ít nhất một hạ nghị sĩ và một thượng nghị sĩ.
Đến nay vẫn chưa có thượng nghị sĩ Cộng hòa nào tuyên bố sẽ ủng hộ kế hoạch đảo ngược kết quả bầu cử của Brooks. Hai thượng nghị sĩ Ron Johnson và Rand Paul chỉ thông báo họ "cởi mở" với nỗ lực này.
Tuy nhiên, ngay cả khi nỗ lực thách thức kết quả của nhóm nghị sĩ Cộng hòa thành công, nó vẫn cần được Hạ viện do đảng Dân chủ kiểm soát và Thượng viện do đảng Cộng hòa kiểm soát chấp thuận. Đây được coi là một kịch bản gần như không thể xảy ra.
Toàn bộ 50 bang và thủ đô Washington hôm 9/12 đã chứng nhận kết quả bầu cử, trong đó Joe Biden được dự đoán giành 306 phiếu đại cử tri và Tổng thống Donald Trump chỉ giành 232 phiếu. Các lá phiếu đại cử tri đoàn hôm nay sẽ vô hiệu hóa mọi nỗ lực pháp lý thách thức kết quả bầu cử.
Hillary Clinton chê nghị sĩ Cộng hòa 'yếu đuối' Bà Clinton cho rằng những nghị sĩ Cộng hòa "hùa theo" cáo buộc gian lận bầu cử thiếu căn cứ của Trump là "yếu đuối". "Kết quả cuộc bầu cử không quá sít sao. Không có bằng chứng gian lận. Các bang đều công nhận kết quả", bà Hillary Clinton viết trên Twitter ngày 10/12. "Dù vậy Trump vẫn nỗ lực đảo ngược...