Trump dọa đáp trả những nước treo thưởng hạ sát lính Mỹ
Trump hứa sẽ trả đũa mạnh mẽ nếu thông tin tình báo cho rằng nước ngoài treo thưởng hạ sát lính Mỹ ở Afghanistan là chính xác.
“Nếu các báo cáo được xác định là sự thật, chúng tôi sẽ đáp trả mạnh mẽ đến mức khiến họ quay cuồng”, Tổng thống Mỹ Donald Trump phát biểu tại Nhà Trắng hôm 20/8, đề cập thông tin cáo buộc Nga và Iran đã treo thưởng cho phiến quân Taliban để hạ sát lính Mỹ ở Afghanistan.
Trump trong cuộc họp tại Nhà Trắng hôm 20/8. Ảnh: AFP.
Hãng tin CNN hồi đầu tháng 8 cho biết tình báo Mỹ phát hiện dấu hiệu Iran trả tiền để Taliban tấn công binh sĩ nước này. Các quan chức Mỹ cho biết đang điều tra vấn đề, trong khi phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Iran bác bỏ thông tin và cho rằng Washington “đang tìm cách che giấu những toan tính sai lầm ở Afghanistan bằng thông tin tuyên truyền giả mạo”.
Tờ New York Times cuối tháng 6 dẫn thông tin từ các quan chức tình báo Mỹ giấu tên cho hay điệp viên Nga đã treo thưởng cho các tay súng Taliban, nhằm khuyến khích phiến quân tấn công liên quân do Mỹ dẫn đầu tại Afghanistan. Lầu Năm Góc sau đó cho biết sẽ điều tra để xác minh thông tin và cam kết hành động nếu đó là sự thật.
Báo Mỹ cũng khẳng định ông chủ Nhà Trắng đã nhận văn bản báo cáo từ tháng 2 về thông tin này, nhưng Trump phủ nhận và nói rằng ông không nhận được báo cáo nào vì nhiều quan chức tình báo Mỹ nghi ngờ tính xác thực.
Video đang HOT
Điện Kremlin nói thông tin của New York Times hoàn toàn sai trái, trong khi đại sứ quán Nga tại Washington gọi đây là “cáo buộc vô căn cứ và nặc danh”. Phát ngôn viên Điện Kremlin Dmitry Peskov tỏ ý hối tiếc rằng những hãng truyền thông uy tín đã “tung tin giả mạo” trong những năm gần đây và tự làm xấu danh tiếng của họ.
Những chiến dịch tập kích của Nhật ở Thái Bình Dương năm 1941
Ngoài trận tập kích Trân Châu Cảng, Nhật còn tiến hành hàng loạt chiến dịch song song, gây thiệt hại nặng cho quân Đồng minh ở Thái Bình Dương.
Những đòn cấm vận nặng nề của Mỹ nhằm vào Nhật Bản đầu Thế chiến II khiến nước này tìm cách giáng đòn chí mạng vào Washington và đồng minh để trả đũa. Họ đồng loạt tiến hành 5 chiến dịch tấn công khắp Thái Bình Dương cùng thời điểm tập kích hạm đội Mỹ ở Trân Châu Cảng, mở ra một mặt trận mới đầy ác liệt.
Do cách phân chia múi giờ quốc tế, cả 5 chiến dịch đều diễn ra trong ngày 8/12, thay vì 7/12 như trận Trân Châu Cảng. Đảo Guam là một trong những mục tiêu trọng điểm của chiến dịch, khiến nó bị không kích dữ dội cùng thời điểm Nhật tấn công Trân Châu Cảng.
Căn cứ hải quân ở đảo Guam trước Thế chiến II. Ảnh: US Navy.
Quân Nhật đổ bộ lên đảo ngày 10/12 và nhanh chóng đánh bại lực lượng dân quân tự vệ, sau đó tấn công đơn vị thủy quân lục chiến Mỹ đồn trú trên đảo do trung tá William MacNulty chỉ huy. Sau thời gian ngắn kháng cự, thống đốc Guam ra lệnh cho lính Mỹ đầu hàng.
6 lính hải quân Mỹ bỏ trốn vào rừng để tránh rơi vào tay đối phương, 5 người trong số này cuối cùng bị bắt và hành quyết. Chỉ còn một người là George Ray Tweed được bộ lạc Chamorro cưu mang đến khi quân đội Mỹ tái chiếm Guam năm 1944.
Lực lượng Mỹ trên đảo Wake hoàn toàn bất ngờ khi 36 oanh tạc cơ Nhật Bản bắt đầu ném bom sáng 8/12, phá hủy 8 trong 12 tiêm kích F4F-3 Wildcat đỗ trên đường băng. Tuy nhiên, khi quân Nhật tìm cách đổ bộ lên đảo ngày 11/12, lính Mỹ dưới sự yểm trợ của 4 tiêm kích F4F-3 còn lại đã đẩy lùi các cuộc tấn công của đối phương.
Quân Nhật quyết định bao vây đảo Wake. Lính Mỹ trên đảo vẫn trụ vững trước các đợt pháo kích và tấn công dữ dội, trở thành điểm sáng ở Thái Bình Dương trong lúc những khu vực khác liên tục thất thủ.
Ngày 23/12, quân Nhật tiếp tục phát động một đợt tấn công lên đảo. Dù kháng cự quyết liệt, tình trạng thiếu khí tài và không được chi viện khiến quân Mỹ phòng thủ trên đảo phải đầu hàng. Lực lượng Mỹ mất tổng cộng 12 tiêm kích, 52 binh sĩ thiệt mạng, 49 người bị thương và 433 lính bị bắt. Tuy nhiên, quân Nhật cũng phải trả giá đắt khi hai tàu khu trục bị chìm, 30 máy bay bị phá hủy hoặc hư hại, 549 binh sĩ thiệt mạng hoặc bị thương.
Khi Nhật tấn công các hòn đảo ở phía bắc Philippines, tướng Douglas MacArthur được lệnh tái ngũ để chỉ huy hơn 31.000 binh sĩ Mỹ và Philippines. Lực lượng này cầm cự ở vùng Luzon suốt ba tuần đầu tháng 12/1941, nhưng MacArthur quyết định rút về bán đảo Bataan để phòng thủ từ ngày 24/12.
Những tháng tiếp theo, liên quân Mỹ - Philippines cố thủ suốt nhiều tháng cho đến khi cạn kiệt nhu yếu phẩm và phải đầu hàng. Những người sống sót được tập hợp và trải qua cuộc "hành quân chết chóc" đến trại tù binh, phần lớn đều thiệt mạng do sự khắc nghiệt của khí hậu và dịch bệnh trong chuyến đi.
Một số ít binh sĩ thoát được khỏi Bataan và rút về Corregidor. Lực lượng phòng thủ tại đây có hạt nhân là Trung đoàn 4 thủy quân lục chiến Mỹ, được tăng cường thêm các đơn vị pháo binh với tổng quân số 11.000 người. Ngày 5/5/1942, quân Nhật tấn công cứ điểm này. Chỉ một ngày sau, tướng Jonathan Wainwright, chỉ huy các lực lượng Mỹ tại Philippines, ra lệnh đầu hàng sau khi nhận ra họ không có hy vọng được chi viện trước sức mạnh áp đảo của đối phương.
Xác máy bay Mỹ sau khi Nhật chiếm được đảo Wake. Ảnh: US Navy.
Quân đội Mỹ không phải mục tiêu tấn công duy nhất của Nhật Bản trong loạt chiến dịch này. 8h ngày 8/12, quân Nhật từ Trung Quốc đại lục mở cuộc tấn công lực lượng Khối Thịnh vượng chung Anh đóng tại Hong Kong. Binh sĩ Anh, Canada và Ấn Độ phân chia đến các điểm phòng ngự nhưng không đủ quân số.
Nỗ lực ban đầu nhằm chặn đà tiến công của Nhật Bản ở tuyến phòng ngự phía bắc Hong Kong không thành công do lực lượng tại đây thiếu nhân lực và kinh nghiệm. Sau ba ngày, binh sĩ Khối Thịnh vượng chung Anh phải rút về co cụm phòng ngự ở Hong Kong.
Sau khi Anh từ chối đầu hàng, quân Nhật tấn công cảng Victoria ngày 19/12 và buộc lực lượng phòng thủ đầu hàng sau chưa đầy một tuần.
Một mục tiêu tấn công khác của Nhật là Singapore, do hòn đảo này có vị trí chiến lược quan trọng và là cứ điểm kiên cố của Anh. Quân đội Nhật Bản tiến hành chiến dịch tấn công Malaysia và oanh tạc Singapore ngày 8/12.
Thiết giáp hạm HMS Prince of Wales và tàu tuần dương HMS Repulse của Anh bị đánh chìm khi cố ngăn cuộc xâm lược của Nhật Bản, khiến lực lượng hải quân Anh ở Singapore gần như không còn sức chiến đấu. Trên bộ, quân Nhật nhanh chóng tràn vào Malaysia và liên tục đẩy lùi phòng tuyến đối phương. Đến cuối tháng 1/1942, Malaysia thất thủ và lực lượng Anh tiếp tục phải lùi về phòng ngự ở Singapore.
Ngày 8/2/1942, Nhật Bản bắt đầu tấn công Singapore. 85.000 binh sĩ Khối Thịnh vượng chung Anh chỉ cầm cự được trong vòng một tuần trước khi đầu hàng, chấm dứt nỗ lực kháng cự của Anh ở Thái Bình Dương.
Lầu Năm Góc tiết lộ kế hoạch điều quân đến gần biên giới Nga Việc rút nhóm quân Mỹ khỏi nước Đức nằm trong chiến lược kiềm chế Nga, như chủ nhân Lầu Năm Góc Mark Esper tuyên bố. Quân Mỹ ở Đức. "Chúng tôi chuyển thêm quân về phía đông, gần với biên giới Nga hơn chính là để kiềm chế họ", ông Mark Esper nói trong cuộc phỏng vấn của Fox News. Theo lời Bộ...