Trump đổ lỗi cho người Trung Quốc và châu Âu vì mang virus vào Mỹ
Tổng thống Mỹ đổ lỗi cho người dân châu Âu và Trung Quốc đã mang dịch bệnh vào Mỹ, mô tả nó là loại “virus ngoại lai’ đáng ngại.
Ngồi ảm đạm phía sau bàn làm việc trong phòng Tổng thống, lần đầu tiên, vào tối 11/3, Trump thừa nhận sự nghiêm trọng của Covid-19.
Tổng thống Mỹ trước đó so sánh nCoV với bệnh cúm thông thường, và giờ đối mặt với thực tế rằng ông phải đối phó với một đại dịch toàn cầu, đòi hỏi một bộ quy tắc mới. Trump nói virus mới không phải bệnh cảm lạnh thông thường mà là “bệnh truyền nhiễm kinh khủng”, và tuyên bố những hạn chế du lịch nhằm ngăn chặn sự lây lan của Covid-19.
Tuy nhiên, bài phát biểu của ông vẫn chứa ngôn từ buộc tội và giọng điệu phòng thủ quen thuộc. Trump đổ lỗi cho người dân châu Âu và Trung Quốc đã mang dịch bệnh vào Mỹ, mô tả nó là loại “virus ngoại lai” đáng ngại.
Trump tuyên bố dừng tất cả chuyến bay đi từ châu Âu đến Mỹ trong 30 ngày tới, bắt đầu từ 13/3, trừ Anh. Ảnh: New York Times.
Tổng thống Trump dường như cũng đánh giá thấp thiệt hại mà virus gây ra trên khắp nước Mỹ, với hơn 1.200 trường hợp dương tính với nCoV. Thay vào đó, ông dành nhiều lời khen cho phản ứng của chính quyền mình, trong khi trên thực tế, những phát ngôn của Trump nhằm giảm bớt sự nghiêm trọng của cuộc khủng hoảng virus đến sức khỏe người dân từng bị chỉ trích dữ dội trong nhiều tuần.
Trong bài phát biểu, Tổng thống Trump tuyên bố sẽ hoãn tất cả chuyến đi từ châu Âu đến Mỹ, nhưng các quan chức chính quyền của ông phải làm rõ ngay lập tức sau đó, rằng lệnh cấm này áp dụng đối với công dân nước ngoài; và nó chỉ thực hiện với con người, thay vì “áp dụng lên lượng hàng hóa và thương mại khổng lồ” như Trump nói.
Trong suốt 10 phút, tuyên bố chính thức không có gì đặc biệt, Trump phải đấu tranh để tìm một điểm trung gian cân bằng giữa việc thừa nhận cuộc khủng hoảng ngày càng sâu sắc và làm giảm mối đe dọa của Covid-19 đối với tương lai của Mỹ. “Đây không phải một cuộc khủng hoảng tài chính”, Tổng thống nói. “Đây chỉ là một khoảnh khắc tạm thời mà chúng ta sẽ vượt qua”.
Những người dọn dẹp mặc đồ bảo hộ tại viện dưỡng lão Life Care Center ở thành phố Kirkland – nơi ghi nhận nhiều ca nhiễm nCoV. Ảnh: New York Times.
Trước đó, phản ứng công khai đầu tiên của Tổng thống Mỹ đối với cuộc khủng hoảng sức khỏe cộng đồng là vào hôm 31/1, khi chính quyền tuyên bố sẽ cấm nhập cảnh với hầu hết công dân nước ngoài gần đây đến Trung Quốc, và đưa một số du khách người Mỹ đi cách ly sau khi công bố tình trạng khẩn cấp hiếm gặp.
Động thái này được coi là một bước tiến quan trọng vào thời điểm đó và Trump nhận được sự ủng hộ của Đảng Cộng hòa vì đây là hành động chưa từng có nhằm ngăn chặn sự lây lan của virus. Nhưng các quan chức thừa nhận rằng những nỗ lực này không ngăn được nCoV lan rộng trong cộng đồng trên khắp nước Mỹ.
Khi dịch bệnh gia tăng, chính quyền của Trump bị chỉ trích vì việc dỡ bỏ một nhánh của Hội đồng An ninh Quốc gia dành riêng cho đại dịch toàn cầu, và sự thiếu hụt của bộ dụng cụ xét nghiệm Covid-19 đến mức tuần này vẫn không thể xác định được ai bị nhiễm bệnh.
Về phần mình, Tổng thống Trump liên tục đưa ra những tuyên bố và thông tin, theo New York Times, là sai lệch cho công chúng về mức độ nghiêm trọng của loại virus mới khiến ít nhất 38 người ở Mỹ thiệt mạng. Ông sai lầm khi phát biểu rằng số ca nhiễm nCoV ở Mỹ sẽ giảm xuống “gần bằng 0″, và vaccine sẽ có “ngay sau đó”.
Trong bài phát biểu vào tối 11/3, Trump tiếp tục lặp lại chủ đề – rằng ông xem virus như một thứ gì đó gây ra cho mình từ nước ngoài. Ông muốn thảo luận về “phản ứng chưa từng có đối với sự bùng phát của Covid-19 bắt nguồn ở Trung Quốc và đang lan rộng khắp thế giới”.
Không chỉ riêng Trump, Cố vấn an ninh quốc gia Mỹ Robert O’Brien cùng ngày cũng cho rằng Trung Quốc phản ứng chậm trong những ngày đầu dịch, khiến thế giới mất đi hai tháng để chuẩn bị đối phó với nCoV.
Đáp lại, Trung Quốc chỉ trích quan chức Mỹ “vô trách nhiệm và vô đạo đức” khi đổ lỗi cho nước này. “Mỹ hãy tập trung vào việc đối phó với virus và thúc đẩy hợp tác, đừng đổ lỗi cho Trung Quốc”, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Cảnh Sảng nói, theo Reuters.
Hiện, Mỹ ghi nhận 1.364 người nhiễm và 38 trường hợp tử vong vì nCoV, theo Worldometers. Nhiều trường học tại nước này tuyên bố sẽ đóng cửa vô thời hạn, một số viện dưỡng lão cấm người đến thăm và nhiều văn phòng trên khắp đất nước kêu gọi nhân viên của họ làm việc tại nhà.
Huyền Vũ (Theo New York Times)
Theo ione.net
Đại dịch Covid-19: Italy đóng cửa toàn bộ trừ hiệu thuốc và hàng thực phẩm
Italy cho biết tất cả các cửa hàng trừ hiệu thuốc và cửa hàng thực phẩm sẽ đóng cửa để đối phó với sự bùng phát Covid-19.
Thủ tướng Italy Giuseppe Conte tuyên bố các biện pháp hạn chế mới nhất trong nỗ lực chiến đấu với đại dịch Covid-19. Theo đó, toàn bộ các cửa hàng trừ hiệu thuốc và cửa hàng thực phẩm sẽ đóng cửa để đối phó với sự bùng phát Covid-19. Lệnh cấm sẽ có hiệu lực trong 14 ngày.
Ông Conte nói: "Cảm ơn tất cả những người Italy đã hy sinh. Chúng ta đang chứng tỏ mình là một quốc gia tuyệt vời."
Italy phong toả toàn quốc từ 9/3, dừng việc đi lại không thiết yếu giữa các thành phố, cấm các cuộc tụ họp công cộng.
Video: Người dân châu Âu xếp hàng mua sắm trong dịch Covid-19
Một bác sĩ hàng đầu Italy còn cho rằng nên chuyển bệnh viện sang tình trạng thời chiến, thay vì chữa trị cho bệnh nhân theo dạng "vào trước, ưu tiên trước", thuốc sẽ chỉ được phân phối dựa trên nguồn lực y tế thực tế lẫn tính chất nghiêm trọng của tình trạng bệnh nhân.
Số người chết vì virus corona chủng mới ở Italy đã tăng vọt trong 24 giờ qua lên 827 ca. Số ca nhiễm bệnh tại Italy đã tăng lên 12.149 trong khi số ca tại châu Âu là 23.339.
Một điểm kiểm tra khẩn cấp tại Bệnh viện Dân sự ở Brescia, Italy.
Maria Teresa Baldini, quan chức Rome đeo khẩu trang và găng tay y tế trong quốc hội.
Một trong những điểm tụ họp truyền thống về đêm của người Milan bị bỏ hoang.
Các điểm đánh dấu trên sàn cho thấy khoảng cách an toàn giữa những người mua tại quầy hàng ở chợ.
Mọi người đeo khẩu trang khi họ xếp hàng bên ngoài một siêu thị ở Casalpusterlengo, miền bắc Italy.
Con đường vắng vẻ ở Milan.
Đài phun nước Trevi trong lệnh phong tỏa khẩn cấp ở Rome.
Phố đi bộ vắng lặng ở Rome.
Trạm tàu vắng vẻ trong lệnh phong tỏa.
PHƯƠNG ANH (Nguồn: Daily Mail)
Theo vtc.vn
Các băng nhóm tội phạm 'bỏ túi' 13 tỷ USD nhờ buôn bán ma túy tại EU Năm 2017, người dân châu Âu chi ít nhất 11,6 tỷ euro (12,7 tỷ USD) để mua cần sa, theo đó loại ma túy này chiếm phần lớn nhất trên thị trường buôn bán chất cấm tại Liên minh châu Âu (EU). Đây là nội dung báo cáo hàng năm do Trung tâm giám sát ma túy và nghiện ma túy châu Âu...