Trump công khai chỉ trích Lầu Năm Góc
Trump cho rằng lãnh đạo quân đội không ưa ông vì họ “chỉ muốn tham chiến”, đánh dấu lần công kích chưa từng có nhằm vào Lầu Năm Góc.
“Tôi không nói là quân đội thích tôi. Chỉ có binh sĩ yêu quý tôi, còn những lãnh đạo hàng đầu ở Lầu Năm Góc có thể không ưa tôi, vì họ chỉ muốn gây chiến tranh và giúp những công ty tuyệt vời đang chế tạo bom, máy bay và mọi thứ khác cảm thấy hạnh phúc”, Tổng thống Mỹ Donald Trump nói trong cuộc họp báo tại Nhà Trắng hôm 7/9.
Trump họp báo tại Nhà Trắng hôm 7/9. Ảnh: AFP.
Đây là phát biểu mang tính công kích chưa từng có vào những quan chức quốc phòng được chính ông chủ Nhà Trắng bổ nhiệm, được đưa ra trong bối cảnh quan hệ giữa Trump và giới lãnh đạo Lầu Năm Góc ngày càng căng thẳng. Tổng thống Mỹ gần đây cũng liên tục bác bỏ thông tin cho rằng ông xúc phạm những lính Mỹ tử trận tại châu Âu trong Thế chiến I.
Video đang HOT
Bộ Quốc phòng Mỹ chưa bình luận về thông tin này. Nhiều người tỏ ý lo ngại rằng những phát biểu của Trump nhằm vào lãnh đạo quân đội có thể gây tác động xấu, làm xói mòn niềm tin giữa Nhà Trắng và Lầu Năm Góc.
“Bình luận của Tổng thống về tôn chỉ của các lãnh đạo quân đội không chỉ xúc phạm sự phục vụ của họ và những binh sĩ dưới quyền, mà còn cho thấy sự khinh thường và thiếu suy nghĩ mà ông ấy đang tìm cách chối bỏ”, chuẩn đô đốc về hưu John Kirby nói.
Trump từng khẳng định tăng cường ngân sách quốc phòng là một trong những thành tựu lớn nhất trong nhiệm kỳ của ông, cho rằng đây là bằng chứng thể hiện sự ủng hộ của ông chủ Nhà Trắng với quân đội và các tập đoàn quốc phòng.
Lầu Năm Góc: Không quân Trung Quốc sẽ trở thành mối đe dọa lớn với Mỹ
Báo cáo của Lầu Năm Góc cho rằng, sự gia tăng về số lượng và cải tiến kỹ thuật khí tài của Không quân Trung Quốc là mối đe dọa lớn với Mỹ.
Theo báo cáo của Lầu Năm Góc về "Sức mạnh Quân sự Trung Quốc năm 2020", quy mô của Lực lượng Không quân Giải phóng Quân Nhân dân Trung Quốc (PLA) gồm tổng cộng 2.500 máy bay. Với số máy bay này, Trung Quốc trở thành nước có lực lượng không quân lớn thứ ba trên thế giới.
Khi đánh giá về mối đe dọa của Bắc Kinh, giới hoạch định chiến tranh của Mỹ không chỉ quan tâm đến quy mô của Lực lượng Không quân Trung Quốc mà còn chú ý đến sự tinh vi ngày càng tăng về kỹ thuật các khí tài mà Bắc Kinh sở hữu, cũng như các chiến thuật đa nhiệm vụ mà Không quân Trung Quốc vận hành.
Máy bay không người lái thế hệ mới, máy bay chiến đấu tàng hình thế hệ thứ 5, máy bay vận tải được cái tiến và hệ thống phòng không do Nga chế tạo đang khiến Không quân Trung Quốc ngày càng trở nên nguy hiểm hơn. Trên thực tế, tất cả những tiến bộ này của Bắc Kinh đều khiến Washington lo ngại.
Mỹ lo ngại trước sức mạnh của Không quân Trung Quốc. (Ảnh: FOX News)
Theo báo cáo của Lầu Năm Góc, Trung Quốc hiện đang vận hành hệ thống phòng không S-400 và S-500 tiên tiến do Nga chế tạo. Các hệ thống này là những hệ thống phòng không tốt nhất trên thế giới, sử dụng các bộ xử lý kỹ thuật số kết nối mạng, tốc độ máy tính nhanh hơn và dải tần số rộng hơn để phát hiện máy bay, thậm chí có thể theo dõi máy bay tàng hình.
Tuy nhiên, mối quan tâm khác đối với sức mạnh không quân của Trung Quốc là phạm vi năng lực hoạt động ngày càng được mở rộng của lực lượng không quân nước này. Trong đó, Trung Quốc đang cải tiến máy bay vận tải Y-20 thành máy bay tiếp dầu để tăng gấp đôi phạm vi hoạt động.
Việc vận hành máy bay vận tải, tiếp nhiên liệu mới cũng có thể giúp cải thiện đáng kể năng lực sức mạnh cho hàng không mẫu hạm của nước này, bằng cách tạo ra khả năng thực hiện các nhiệm vụ phối hợp tác chiến tầm xa, phạm vi mở rộng hơn ở đại dương.
Khả năng này được củng cố bởi những nỗ lực không ngừng của Trung Quốc nhằm chế tạo biến thể máy bay chiến đấu phóng từ tàu sân bay, trong đó có máy bay chiến đấu tàng hình J-31. Báo chí Trung Quốc mô tả, J-31B mang đến năng lực tấn công tàng hình cho các chiến dịch trên biển, tương tự F-35B và F-35C của Mỹ.
Tuy vậy, những yếu tố nêu trên có thể là một trong nhiều lý do để Không quân Mỹ tiếp tục tìm cách hiện đại hóa nhanh khí tài quân sự.
Nhiều lãnh đạo cấp cao của Không quân Mỹ bày tỏ lo ngại và cho rằng lực lượng không quân nước này cần những nỗ lực cải tiến, để đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ của chiến dịch toàn cầu. Năm 2019, lần đầu tiên, lãnh đạo Không quân Mỹ ra yêu cầu tăng quy mô lên tới 386 phi đội máy bay.
Mỹ phát triển tên lửa tầm trung: Chính thức khai tử INF Vì sao Mỹ công bố rùm beng vê việc phát triển vũ khí "uy lực khủng khiếp" là tên lửa đạn đạo tầm trung? Điều đó có liên quan gì tới INF? Mỹ nỗ lực phát triển tên lửa tầm trung Từ đầu năm đến nay, các phương tiện truyền thông Mỹ đưa tin rằng, Nhà Trắng và Lầu Năm Góc co kê...