Trump có thể sắp trục xuất hàng nghìn người nhập cư gốc Việt
Chính quyền Tổng thống Trump được cho là sẽ chấm dứt thỏa thuận bảo hộ những người nhập cư gốc Việt sau hàng chục năm họ sinh sống tại Mỹ.
Tổng thống Mỹ Donald Trump và Bộ trưởng An ninh Nội địa Kirstjen Nielsen (ngoài cùng bên trái) tại một cuộc họp hồi tháng hai. Ảnh: Reuters
Atlantic hôm 12/12 đưa tin chính quyền của ông Trump đang tái nỗ lực trục xuất một lượng người Mỹ gốc Việt, trong đó có nhiều người đến đây từ thời chiến tranh, bất chấp một thỏa thuận giữa hai nước. Mỹ cho hay những người gốc Việt đến nước này trước khi hai bên bình thường hóa quan hệ ngoại giao vào ngày 12/7/1995 đều đủ điều kiện bị trục xuất theo luật nhập cư mở rộng.
Đây là động thái mới nhất trong chính sách thắt chặt luật nhập cư và tị nạn của Nhà Trắng. Hồi tháng 8, chính quyền Mỹ từng rút kế hoạch trên trước khi đơn phương diễn giải lại các quy định một lần nữa.
Washington và Hà Nội đã ký kết thỏa thuận vào năm 2008, trong đó tuyên bố những người Việt đến Mỹ trước thời điểm bình thường hóa quan hệ sẽ không bị trả về nước. Tuy nhiên, từ năm ngoái, Washington bắt đầu bắt giữ và đe dọa trục xuất nhiều người nhập cư lâu năm từ Việt Nam, Campuchia và các nước khác mà chính quyền cáo buộc là “các tội phạm bạo lực nước ngoài”.
“Dù các quy trình liên quan đến thỏa thuận đặc biệt này không áp dụng với các công dân Việt Nam đến Mỹ trước ngày 12/7/1995, nó cũng không loại trừ một cách rõ ràng việc trục xuất các trường hợp trước năm 1995″, một quan chức Bộ Ngoại giao Mỹ nói với Quartz.
Việc diễn giải lại thỏa thuận gây tranh cãi sẽ khiến hàng nghìn người Việt đã sinh sống ở Mỹ nhiều thập kỷ qua bị đưa vào diện trục xuất. Một phát ngôn viên của Bộ Ngoại giao Mỹ xác nhận rằng Bộ An ninh Nội địa đã gặp đại diện của Đại sứ quán Việt Nam ở Washington nhưng từ chối cung cấp chi tiết thời điểm và nội dung cuộc thảo luận.
Khi được hỏi về vấn đề này, phát ngôn viên của Bộ An ninh Nội địa Katie Waldman chỉ đề cập đến những người nhập cư có tiền án tiền sự.
“Chúng tôi có 5.000 tội phạm bị truy tố hình sự đến từ Việt Nam với lệnh trục xuất”, bà cho hay. “Những người này không phải là công dân Mỹ, bị bắt giữ, truy tố từ các chính quyền trước và cuối cùng bị một thẩm phán về luật di trú liên bang ra lệnh trục xuất. Ưu tiên của chính quyền là trục xuất những người nước ngoài phạm tội về quốc gia của họ”. Tuy nhiên, bà Waldman không làm rõ liệu chính sách mới có áp dụng với những người Việt nhập cư tuân thủ pháp luật hay không.
Tania Pham, luật sư gốc Việt chuyên về vấn đề nhập cư ở Mỹ, cho biết có hơn 8.000 người Việt Nam đến Mỹ trước năm 1995 có lệnh trục xuất. Họ vẫn đang ở Mỹ theo thỏa thuận năm 2008. Nhiều người Việt đến Mỹ trước năm 1995 không phản đối lệnh trục xuất của chính quyền vì tin rằng mình không nằm trong diện này nhưng thực tế đầu năm nay, có hơn 10 người đã bị đưa về Việt Nam.
Video đang HOT
Theo Anh Ngọc (VNE)
Mỹ lật ngược chính sách, người Việt lại đối mặt nguy cơ bị trục xuất
Động thái của chính quyền Trump nhằm siết chặt nhập cư diễn ra trong bối cảnh thời điểm gia hạn thỏa thuận về trục xuất người di cư gốc Việt tới gần.
Theo The Atlantic, chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump đang tái khởi động việc trục xuất người nhập cư gốc Việt sinh sống tại Mỹ. Nhiều người trong số này tới Mỹ trong giai đoạn trong và sau Chiến tranh Việt Nam.
Bản tin của Atlantic dẫn lời nguồn tin giấu tên từ Đại sứ quán Mỹ tại Hà Nội, nói hồi tuần trước.
Đây là động thái mới nhất trong chính sách hạn chế tị nạn, thắt chặt nhập cư được Tổng thống Trump ưu tiên. Tuy nhiên, việc này chắc chắn sẽ gây bất ngờ lẫn bất bình bởi Nhà Trắng từng rút lại kế hoạch trục xuất hồi tháng 8, trước khi lật ngược một lần nữa.
Chính quyền Mỹ giờ ra quyết định mọi người gốc Việt nhập cư vào Mỹ trước khi hai nước thiết lập quan hệ ngoại giao sẽ là đối tượng áp dụng luật di trú thông thường, tức đối mặt với nguy cơ bị trục xuất.
Trục xuất người nước ngoài phạm tội là ưu tiên
Quyết định mới nhất quán với những nỗ lực của Nhà Trắng nhằm siết chặt nhập cư. Tổng thống Trump lúc tranh cử từng thường xuyên phàn nàn về vấn đề này và thậm chí cho rằng người nhập cư liên quan đến hàng loạt điều tệ hại khác ở Mỹ.
Năm 2008, Việt Nam và Mỹ đã ký thỏa thuận về việc nhận lại người Việt di cư sang Mỹ. Tuy nhiên, người gốc Việt đến Mỹ trước ngày hai nước chính thức thiết lập quan hệ ngoại giao, 12/7/1995, sẽ không phải đối tượng bị áp dụng thỏa thuận.
Năm 2017, chính quyền Trump bắt đầu theo đuổi chính sách trục xuất nhiều người tị nạn đến từ Việt Nam, Campuchia và một số nước khác. Họ bị cáo buộc là "người nước ngoài phạm tội bạo lực".
Tổng thống Mỹ Donald Trump và Bộ trưởng An ninh Nội địa Kirstjen Nielsen trong một cuộc họp hồi tháng 2. Ảnh: Reuters.
Đầu năm 2017, Washington đơn phương diễn giải lại thỏa thuận theo hướng nhằm tước bỏ sự bảo hộ đối với những người phạm tội, qua đó cho phép chính phủ Mỹ trục xuất một phần những người nhập cư gốc Việt tới nước này trước ngày 12/7/1995.
Đến tháng 8 vừa qua, Mỹ rút lại chính sách đó. Tuy vậy, đến tuần trước, người phát ngôn của Đại sứ quán Mỹ tại Hà Nội cho hay chính quyền Mỹ sẽ một lần nữa đảo ngược tiến trình.
Washington tin rằng thỏa thuận năm 2008 không thể bảo vệ những người gốc Việt nhập cư sau năm 1995 khỏi khả năng bị trục xuất, người phát ngôn giấu tiên nói với Atlantic.
"Năm 2008, Mỹ và Việt Nam ký thỏa thuận song phương về việc nhận lại công dân Việt di cư, thiết lập quy trình trục xuất người gốc Việt tới Mỹ sau năm 12/7/1995 và là đối tượng bị áp lệnh trục xuất", người phát ngôn cho hay. "Tuy quy trình được định trong văn kiện này không áp dụng với công dân Việt di cư trước 12/7/1995, nhưng nó không hoàn toàn loại trừ khả năng trục xuất các trường hợp trước năm 1995".
Sự thay đổi lập trường diễn ra trong bối cảnh người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ xác nhận Bộ An ninh Nội địa đã gặp mặt đại diện Đại sứ quán Việt Nam tại Washington D.C.. Hiện chưa rõ chi tiết nội dung và thời gian diễn ra cuộc gặp.
Katie Waldman, người phát ngôn Bộ An ninh Nội địa, cho biết 5.000 người gốc Việt bị kết án đã được lệnh trục xuất. Họ là những người chưa được công nhận là công dân Mỹ. "Ưu tiên của chính quyền là di dời người nước ngoài phạm tội về đất nước của họ", bà Waldman khẳng định.
Trong lúc đó, Trung tâm hành động Southeast Asia Resource, trụ sở tại Washington D.C., cho rằng mục đích của cuộc gặp nói trên là thay đổi thỏa thuận 2008. Văn kiện này có thời hạn 5 năm và tự động gia hạn 3 năm một lần trừ khi một trong hai bên ngừng tham gia, tức tháng 1/2019 sẽ là thời điểm gia hạn thỏa thuận. Tính từ năm 1998 tới nay, lệnh trục xuất đã được phát đối với hơn 9.000 người gốc Việt.
Người phát ngôn Bộ An ninh Nội địa Mỹ Katie Waldman cho biết 5.000 người gốc Việt bị tuyên có tội đã được lệnh trục xuất. Ảnh: AP.
Diễn giải lại thỏa thuận 2008, đảo ngược chính sách
Theo cựu đại sứ Mỹ tại Việt Nam Ted Osius (nhiệm kỳ từ tháng 12/2014-10/2017), động thái của chính quyền Trump dựa trên cách diễn giải mới hoàn toàn đối với bản thỏa thuận. Osius cho hay khi ông còn giữ chức đại sứ, văn kiện này được mọi bên liên quan chấp nhận, đồng tình rằng việc trục xuất công dân Việt di cư tới Mỹ trước năm 1995 là bị cấm.
"Chúng tôi hiểu rằng thỏa thuận nghiêm cấm trục xuất người Việt tị nạn trước năm 1995. Cả hai chính phủ và cộng đồng người Mỹ gốc Việt đều diễn giải như vậy", Atlantic trích email của ông Osius. Cựu đại sứ cho biết thêm Bộ Ngoại giao Mỹ từng giải thích điều này với cả Nhà Trắng lẫn Cục Kiểm Soát Di Trú Và Hải Quan Mỹ.
Diễn biến mới về việc chính quyền Trump tái áp dụng chính sách cứng rắn xuất hiện vài tuần sau khi rộ lên thông tin Mỹ quyết định tạm dừng trục xuất người gốc Việt. Ngày 22/11, New York Times có bài viết về việc chính phủ Mỹ ra quyết định dừng trục xuất khoảng 7.700-8.000 người gốc Việt đang sinh sống tại nước này. Thông tin đã được quan chức Bộ An ninh Nội địa Mỹ xác nhận.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Thị Thu Hằng. Ảnh: Bộ Ngoại giao Việt Nam.
Tại buổi họp báo ngày 6/12, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Thị Thu Hằng cho hay việc tiếp nhận trở lại người gốc Việt được thực hiện trên cơ sở thỏa thuận giữa hai bên, luật pháp và thông lệ quốc tế, trong đó có hiệp định ký năm 2008 giữa chính phủ Việt Nam và chính phủ Mỹ về việc nhận trở lại người gốc Việt, và đảm bảo các quyền và lợi ích của công dân phù hợp với quy định, luật pháp của mỗi nước.
"Việt Nam mong muốn Mỹ tạo điều kiện thuận lợi cho cộng đồng người gốc Việt Nam tại Mỹ hội nhập và đóng góp vào sự phát triển thịnh vượng của Mỹ, đồng thời góp phần thúc đẩy quan hệ giữa hai nước", người phát ngôn nêu rõ.
Tin tức ban đầu về động thái trái ngược của Mỹ cũng gây xôn xao trên mạng xã hội. Nhiều tổ chức cảnh báo người di cư gốc Việt về nguy cơ bị trục xuất gia tăng.
"Cách đây 43 năm, nhiều cộng đồng Đông Nam Á và người gốc Việt di cư khỏi quê hương để tìm kiếm sự an toàn cho họ và gia đình trong cuộc chiến mà Mỹ có liên quan", Kevin Lam, giám đốc tổ chức Asian American Resource Workshop, nói. "Mỹ cần nhớ lấy điều đó".
Ngọc Hà
Theo Zing.vn
Sao khiêu dâm phải bồi thường cho Trump 7 tỷ vì thua kiện Ngôi sao khiêu dâm Stormy Daniels bị yêu cầu phải thanh toán gần 300.000 USD (tương đương 7 tỷ đồng) chi phí pháp lý cho Tổng thống Mỹ Donald Trump sau khi đơn kiện ông chủ Nhà Trắng của cô bị tòa án bác bỏ. Theo Mirror, sao khiêu dâm Stormy Daniels, tên thật là Stephanie Clifford đã thất bại trong việc đệ...