Trump chỉ có 10 phút ra quyết định nếu Triều Tiên phóng tên lửa
Tên lửa đạn đạo Triều Tiên mất khoảng nửa giờ để bay tới Mỹ, nhưng Tổng thống Trump có ít thời gian để ra quyết định đối phó hơn rất nhiều.
Tên lửa tầm trung Hwasong-12 của Triều Tiên rời bệ phóng. Ảnh: KCNA.
Triều Tiên mới đây phóng thành công tên lửa Hwasong-12, giúp nước này tiến gần hơn tới tham vọng sở hữu tên lửa đạn đạo xuyên lục địa (ICBM) có thể mang đầu đạn hạt nhân bắn tới Mỹ, đồng thời khiến tổng thống Mỹ có ít thời gian để ra quyết định đối phó hơn nhiều, theo Independent.
“Mọi chuyện sẽ diễn ra rất nhanh. Ngay cả đối với tên lửa tầm xa, chúng ta cũng phải thực hiện nhiều giai đoạn để có thể phát hiện và xác định đó là tên lửa gì. Tổng thống Trump có lẽ chỉ có khoảng 10 phút để quyết định có nên tấn công trả đũa hay không”, chuyên gia David Wright thuộc Chương trình An ninh Toàn cầu UCS nhận định.
Giới quan sát quốc tế cho rằng tên lửa Hwasong-12 có thể đạt tầm bắn 4.500 km, thừa sức bắn tới căn cứ quân sự Mỹ ở Guam. Triều Tiên vào năm sau có thể chế tạo thành công ICBM dựa trên công nghệ của tên lửa đạn đạo tầm trung này.
Video đang HOT
ICBM Triều Tiên có thể phóng tới Mỹ trong vòng nửa giờ. Đồ họa: IISS
Nhà phân tích Markus Schiller thuộc tổ chức ST Analytics ở Đức cho rằng một khi sở hữu ICBM mang đầu đạn hạt nhân, Triều Tiên sẽ mất chưa đến nửa tiếng để tấn công các thành phố thuộc Bờ Tây của Mỹ như Seatle, Los Angeles và khoảng 33-34 phút để giáng đòn tấn công hạt nhân vào San Francisco.
Các siêu đô thị ở xa hơn như New York và thủ đô Washington, cách Triều Tiên khoảng 11.000 km, có thể hứng đòn tấn công hạt nhân sau 38-39 phút từ khi Bình Nhưỡng khai hỏa tên lửa.
Các đồng minh của Mỹ ở Đông Bắc Á sẽ có ít thời gian hơn. Tên lửa Triều Tiên có thể bay tới Seoul trong 6 phút và Tokyo trong 10-11 phút, khiến thời gian ra quyết định ứng phó của lãnh đạo các quốc gia này còn rất ít.
Theo các chuyên gia, việc thời gian ra quyết định ứng phó rất ngắn có thể dẫn đến những quyết định sai lầm của các nhà lãnh đạo. Khu vực Đông Bắc Á cũng như cả thế giới có thể rơi vào thảm họa hạt nhân nếu lãnh đạo nước Mỹ nhận định sai về tên lửa Triều Tiên và tung ra đòn tấn công phủ đầu, khiến Bình Nhưỡng đáp trả bằng các vũ khí uy lực nhất.
Ngay cả khi kho vũ khí hạt nhân bị vô hiệu hóa, Triều Tiên vẫn có thể gây thiệt hại nặng cho Mỹ và Hàn Quốc bằng các cuộc tấn công sinh hóa nhắm vào các căn cứ quân sự của liên quân trong khu vực.
Mỹ đã triển khai nhiều hệ thống đánh chặn trên đất liền và trên biển ở Đông Bắc Á để đề phòng tên lửa đạn đạo Triều Tiên, nhưng không ai có thể đảm bảo rằng những hệ thống này có thể bắn hạ các tên lửa được Bình Nhưỡng phóng lên, đặc biệt là khi nhiều ICBM được khai hỏa cùng lúc.
Nguyễn Hoàng
Theo VNE
Hai tàu sân bay Mỹ sắp diễn tập chung gần Triều Tiên
Tàu sân bay USS Ronald Reagan đang trên đường tới bán đảo Triều Tiên tham gia cuộc diễn tập cùng hàng không mẫu hạm USS Carl Vinson.
Tàu sân bay USS Ronald Reagan (CVN-76) của hải quân Mỹ vừa rời quân cảng Yokosuka, Nhật Bản tới vùng biển gần Triều Tiên để tham gia diễn tập tác chiến cùng tàu sân bay USS Carl Vinson, giữa lúc căng thẳng trong khu vực gia tăng, CNN ngày 18/5 đưa tin.
Động thái này diễn ra chỉ vài ngày sau khi Triều Tiên phóng thành công tên lửa Hwasong-12, đánh dấu bước tiến lớn trong chương trình tên lửa đạn đạo của quốc gia này.
USS Ronald Reagan đáng lẽ đã rời quân cảng Yokosuka từ hôm 16/5, nhưng một lỗi kỹ thuật khiến cụm tàu sân bay chiến đấu này phải nằm lại cảng trong vài ngày để khắc phục sự cố.
"Sau thời gian dài bảo dưỡng trong cảng, chúng tôi phải bảo đảm tàu Ronald Reagan và cụm tàu sân bay chiến đấu hoạt động hiệu quả", Chuẩn đô đốc Charles Williams tuyên bố.
Sau khi tới khu vực bán đảo Triều Tiên, USS Ronald Reagan sẽ tiến hành nhiều bài diễn tập, chủ yếu để đánh giá khả năng phóng và thu hồi máy bay trên hạm. Hải quân Mỹ không cho biết thời gian hai tàu sân bay này cùng triển khai và diễn tập gần Triều Tiên.
USS Ronald Reagan ngoài khơi quân cảng Yokosuka. Ảnh: Naval Today.
USS Carl Vinson được điều tới khu vực gần Triều Tiên vào cuối tháng trước, trong một nỗ lực thể hiện sức mạnh của Washington trước khả năng Bình Nhưỡng chuẩn bị vụ thử hạt nhân thứ 6.
Tử Quỳnh
Theo VNE
Mỹ có thể bất lực trước tên lửa đạn đạo xuyên lục địa Triều Tiên Mỹ và các đồng minh hiện không có phương pháp nào hiệu quả 100% để chống lại tên lửa đạn đạo xuyên lục địa Triều Tiên. Việc Triều Tiên gần đây phóng thử thành công tên lửa Hwasong-12 đưa nước này tiến gần hơn bao giờ hết tới tham vọng sở hữu tên lửa đạn đạo xuyên lục địa (ICBM), nhưng cũng đặt...