Trump chặn hàng loạt ứng dụng Trung Quốc
Tổng thống Trump ngày 5/1 ký sắc lệnh cấm giao dịch với 8 ứng dụng Trung Quốc, làm tăng thêm căng thẳng với Bắc Kinh trước khi chuyển giao quyền lực.
Sắc lệnh, do Nhà Trắng công bố, có tiêu đề “Alipay, CamScanner, QQ Wallet, SHAREit, Tencent QQ, VMate, WeChat Pay và WPS Office”, giao cho Bộ Thương mại xác định giao dịch nào sẽ bị cấm theo chỉ thị.
Tổng thống Mỹ Donald Trump tại Bãi cỏ phía Nam của Nhà Trắng, ngày 12/12. Ảnh: Reuters .
Video đang HOT
Động thái trên được thực hiện nhằm han chế những mối đe dọa đối với người dân Mỹ xuất phát từ các ứng dụng Trung Quốc, vốn có lượng ngươi dùng lớn và quyền truy cập vào những dữ liệu nhạy cảm, một quan chức Mỹ giấu tên am hiểu vấn đề cho biết.
Theo nguồn tin, sắc lệnh cho Bộ Thương mại 45 ngày để thực hiện chỉ thị nhưng Bộ có kế hoạch hành động trước ngày 20/1, thời điểm Tổng thống Trump rời Nhà Trắng.
Một quan chức khác cho hay sắc lệnh mới nhất này tương tự lệnh cấm các ứng dụng WeChat và TikTok mà chính quyền Trump đưa ra trước đây song đã bị tòa án chặn lại. Bộ trưởng Thương mại Mỹ Wilbur Ross tuyên bố ông ủng hộ “quyết tâm bảo vệ quyền riêng tư và an ninh của người Mỹ trước những mối đe dọa từ Trung Quốc”.
Thẩm phán Mỹ chặn lệnh của Bộ Thương mại liên quan TikTok
Thẩm phán tại tòa án bang Pennsylvania của Mỹ nêu rõ lệnh cấm của Bộ Thương mại Mỹ sẽ dẫn đến việc đóng ứng dụng TikTok đang có hơn 100 triệu người Mỹ dùng mà một nửa trong số này sử dụng hằng ngày.
Ngày 30/10, một thẩm phán tại tòa án bang Pennsylvania của Mỹ đã ra phán quyết chặn lệnh của Bộ Thương mại nước này cấm ứng dụng chia sẻ video TikTok do công ty ByteDance của Trung Quốc sở hữu hoạt động tại Mỹ từ ngày 12/11 tới.
Theo phóng viên TTXVN tại Washington, Thẩm phán Wendy Beetlestone ngăn chặn Bộ Thương mại Mỹ cấm TikTok có các hoạt động tại Mỹ như lưu trữ dữ liệu, dịch vụ nội dung và các giao dịch kỹ thuật khác.
Trong phán quyết, bà Beetlestone nêu rõ lệnh cấm của Bộ Thương mại Mỹ sẽ dẫn đến việc đóng một ứng dụng hiện có khoảng 700.000 triệu người sử dụng trên toàn thế giới, trong đó hơn 100 triệu người ở Mỹ và ít nhất 50 triệu người trong số này sử dụng hằng ngày.
Hiện, Bộ Thương mại Mỹ chưa đưa ra phản ứng trước phán quyết trên. Tuy nhiên, trước đó bộ này thừa nhận các hạn chế sẽ làm giảm đáng kể chức năng và khả năng sử dụng của ứng dụng này tại Mỹ và có thể cuối cùng sẽ khiến ứng dụng này kém hiệu quả hơn.
Ngoài ra, Thẩm phán Beetlestone cũng ngăn chặn lệnh của Bộ Thương mại Mỹ cấm các kho ứng dụng của Apple và Google cho phép người dùng tải TikTok.
Ngày 27/9, thẩm phán Carlo Nichols của bang Washington cũng có phán quyết tương tự, ngăn chặn lệnh của Bộ Thương mại Mỹ buộc các kho ứng dụng nêu trên gỡ bỏ TikTok để người dùng mới không tải về.
TikTok đang hoạt động ở khoảng 150 nước trên thế giới. Ứng dụng này đặc biệt phổ biến với người dùng smartphone trẻ tuổi. Nền tảng này cho phép người dùng tạo các video ngắn từ 15 giây đến 1 phút. Kể từ khi ra mắt năm 2016, ứng dụng đã được tải xuống hơn 2 tỷ lần, trở thành nền tảng truyền thông xã hội phổ biến nhất thế giới.
Chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump lo ngại ứng dụng này tiềm ẩn mối đe dọa an ninh quốc gia từ các hoạt động thu thập dữ liệu cá nhân của 100 triệu người dùng ở Mỹ, mặc dù TikTok đã bác bỏ điều này.
Hiện, TikTok vẫn đang trong quá trình đàm phán với Walmart Inc và Oracle Corp về thỏa thuận phân chia cổ phần trong công ty mới TikTok Global có nhiệm vụ giám sát hoạt động của TikTok tại Mỹ để đảm bảo ứng dụng này tiếp tục được sử dụng tại thị trường lớn này.
Việt Nam ủng hộ khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương hòa bình, phát triển Việt Nam ủng hộ một khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương hòa bình, phát triển và phồn vinh trên cơ sở hợp tác, hội nhập và liên kết chặt chẽ, đồng thời coi trọng vai trò của Hoa Kỳ với sự phát triển kinh tế của khu vực. Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh nhấn mạnh khu vực châu Á-Thái Bình Dương...