Trump châm ngòi cuộc tấn công Đồi Capitol từ nhiều tháng trước
Người ủng hộ Trump chỉ mất vài giờ để càn quét Đồi Capitol, nhưng Tổng thống và các đồng minh đã kêu gọi họ hành động từ trước đó nhiều tháng.
Trong những tuần sau cuộc bầu cử, Tổng thống Trump và một số đồng minh cấp cao, chủ chốt đã thông qua các cuộc họp báo, các phát biểu và bài đăng trên mạng xã hội để kêu gọi người ủng hộ ông đứng lên chống lại kết quả của một cuộc bỏ phiếu mà ông cáo buộc là gian lận. Đến tháng 12/2020, họ bắt đầu đề cập tới ngày 6/1, ngày được quy định là thời điểm xác nhận phiếu bầu của đại cử tri đoàn tại quốc hội.
Các nghị sĩ từ cả hai đảng đều cho rằng chính những luận điệu của Trump và các đồng minh đã châm ngòi cho cuộc bạo loạn ở Đồi Capitol hôm 6/1, làm 5 người chết.
Tổng thống Donald Trump phát biểu trước đám đông ủng hộ ở thủ đô Washington hôm 6/1. Ảnh: Reuters.
Ngay từ những giờ đầu tiên sau khi các điểm bỏ phiếu đóng cửa ngày 3/11/2020, Trump, gia đình ông và luật sư riêng Rudy Giuliani đã tuyên bố cuộc bầu cử bị gian lận bằng các phiếu giả. Họ được đồng hành bởi các luật sư L. Lin Wood và Sidney Powell, người cáo buộc thất bại của Trump liên quan tới các âm mưu quốc tế.
Tuy nhiên, không có bằng chứng nào về gian lận trên diện rộng được đưa ra. Trong những tuần sau đó, hơn 50 đơn kiện của chiến dịch Trump và người ủng hộ đã bị bác bỏ trước những toà án bang và liên bang, cũng như Toà án Tối cao.
Sau ngày 14/12, khi chiến thắng của Joe Biden được xác nhận qua cuộc họp của đại cử tri các bang, thông điệp của Trump và các đồng minh trở nên khẩn khoản hơn.
“Cuộc bầu cử gian lận này không thể tồn tại”, Trump tuyên bố trên Twitter ngay ngày hôm sau. “Tiến lên những người Cộng hoà”.
Tổng thống Mỹ liên tục quảng bá về một cuộc biểu tình đã được lên kế hoạch của những người ủng hộ ông trên tài khoản Twitter có 88 triệu người theo dõi.”Biểu tình lớn ở Washington ngày 6/1. Hãy đến đó, sẽ rất quyết liệt!”, ông viết hôm 19/12.
Con trai cả của Trump, Donald Trump Jr. , còn cảnh báo những người không ủng hộ nỗ lực của cha mình trong một bài phát biểu tại cuộc mít tinh hôm 6/1: “Chúng tôi đang đến gặp các bạn đây”.
Phân tích cho thấy suốt từ ngày bầu cử đến hôm đó, các thành viên gia đình tổng thống, luật sư và một nhóm đồng minh của ông đã đăng hơn 200 bài về gian lận bầu cử trên Twitter. Những bài đăng này được chia sẻ lại gần 3,5 triệu lần và thu hút hơn 9 triệu lượt thích. Luật sư Powell viết nhiều nhất về gian lận, với 116 tweet, theo sau là ông Giuliani với 32 tweet.
Twitter đã khoá tài khoản của Trump từ hôm 8/1 “do nguy cơ kích động thêm bạo lực”. Công ty này cũng treo tài khoản của các luật sư Wood và Powell và cựu cố vấn an ninh quốc gia Michael Flynn, một phần trong cuộc trấn áp các tài khoản lan truyền thuyết âm mưu cực hữu QAnon.
“Tôi chưa bao giờ ủng hộ bạo lực hay nội chiến”, ông Wood nói hôm 8/1.
“Khuyến khích những người yêu nước đứng lên vì sự thật, công lý, tự do ngôn luận và để tiếng nói của họ được lắng nghe là lý do chúng ta có Tu chính án số một”, bà Powell giải thích.
Ông Flynn cũng đưa ra lời giải thích tương tự trên.
Trong một video hôm 7/1, Tổng thống Mỹ lên án bạo lực nhưng không quy cho ai là người chịu trách nhiệm. Trong một tweet sáng 8/1, ông cam kết những người ủng hộ mình “sẽ không bị đối xử bất công dưới bất kỳ hình thức nào!”.
Video đang HOT
Người ủng hộ Trump tràn vào bên trong tòa nhà quốc hội Mỹ ngày 6/1. Ảnh: AFP .
Trump đã bắt đầu đặt nền tảng cho các cáo buộc gian lận bầu cử từ cách đây nhiều tháng trước. Tháng 7/2020, khi các cuộc thăm dò cho thấy Biden đang dẫn trước, Tổng thống đã viết: “Cuộc bầu cử 2020 sẽ hoàn toàn bị gian lận nếu việc bỏ phiếu qua thư được cho phép diễn ra và mọi ngươi đều biết điều đó”.
Một ngày sau cuộc bầu cử, luật sư Wood, đẩy căng tình hình. “Đất nước này đang ở bên bờ vực chiến tranh. Không phải giữa miền Bắc và miền Nam mà là giữa Sự thật và Dối trá”, ông viết. “Những người Mỹ yêu tự do đang đứng về phía Sự thật”.
Khi một số hãng truyền thông xướng tên Biden là người chiến thắng ngày 7/11, luật sư Giuliani cáo buộc gian lận cử tri đã giúp ứng viên đảng Dân chủ chiến thắng ở bang Pennsylvania.
Trong những tuần sau đó, ông Wood tiếp tục giọng điệu kích động chiến tranh, nói những người ủng hộ Trump đang chống lại chính quyền địa phương, bang và liên bang, cũng như các đảng chính trị bị Trung Quốc thâm nhập.
“Các bạn có nghĩ rằng đất nước của chúng ta đang ở bên bờ vực của một cuộc đảo chính/cách mạng được nguỵ trang dưới dạng một cuộc nội chiến, hay chỉ có tôi nghĩ thế?”, ông Wood viết. “Đừng nhầm lẫn một cuộc đảo chính/cách mạng với một cuộc nội chiến”.
Ông Flynn kêu gọi những người theo dõi mình bảo vệ nước Mỹ, sử dụng các hashtag như “chiến đấu như Flynn” hay “chiến đấu vì Trump”.
“Đây là một cuộc khủng hoảng hiến pháp nghiêm trọng mà quốc gia của chúng tôi từng phải đối mặt. Chúng ta sẽ là tia sáng hy vọng cho thế giới nếu chúng ta sẵn sàng đứng lên với lòng dũng cảm và sự chính trực để bảo vệ nền cộng hòa của chúng ta”, ông viết trên Twitter vào ngày 13/11.
Cùng ngày, bà Powell nói trong một cuộc phỏng vấn với Fox Business Network rằng “đây thực chất là một cuộc cách mạng mới của Mỹ và bất kỳ ai muốn đất nước này duy trì tự do cần phải đứng lên ngay bây giờ”.
Ngày 19/11, ông Giuliani kêu gọi Bộ Tư pháp vào cuộc. “Chúng ta phải làm gì để FBI thức tỉnh?”, ông nói trong một cuộc họp báo tại trụ sở Ủy ban Quốc gia Đảng Cộng hòa.
Trong một cuộc phỏng vấn vào ngày 9/12 trên một đài truyền hình ủng hộ Trump có tên là New Tang Dynasty Television, ông Wood nói: “Tôi tin rằng sẽ sớm có bạo lực trên đường phố của chúng ta”.
Bà Powell cũng đề nghị người ủng hộ “xâm chiếm thủ đô, quốc hội”.
Bốn ngày sau khi chiến thắng của Biden được Đại cử tri đoàn xác nhận, ông Wood khuyến cáo người Mỹ nên có thêm các khoản dự phòng trong trường hợp xảy ra bất ổn. Cùng ngày, ông Flynn, trong một cuộc phỏng vấn trên Newsmax, cho rằng Trump có thể triển khai quân đội để xoay chuyển các bang và “về cơ bản tổ chức lại một cuộc bầu cử ở từng bang đó”.
Tháng trước, Tổng thống Mỹ bắt đầu quảng bá về cuộc biểu tình vào ngày 6/1. “Không bao giờ từ bỏ. Hẹn gặp mọi người ở Washington ngày 6/1″, ông viết sau ngày Giáng sinh.
Ngày 30/12, ông Wood kêu gọi: “Mỗi công dân bây giờ phải đưa ra quyết định. Bạn có đứng lên và chiến đấu cho tự do? Sự lựa chọn là của bạn. Hãy lựa chọn một cách khôn ngoan”.
Ngày 2/1, ông Flynn lại thúc giục người ủng hộ trên Twitter: “Chúng ta sẽ không ra đi và người dân chúng ta sẽ tiếp tục chiến đấu cho Trump”.
Trước thềm cuộc bầu cử Thượng viện tại Georgia hôm 5/1, Trump đã tổ chức một cuộc mít tinh ở bang này. Mở màn thay cha mình, Trump Jr nói với những người ủng hộ “Chúng ta cần chiến đấu”.
Trong một bài phát biểu sau đó, Tổng thống nhắc lại cáo buộc gian lận.
“Khi bạn giành chiến thắng trong một trận đấu long trời lở đất và họ đánh cắp nó, nó bị gian lận, điều đó là không thể chấp nhận được. Không thể chấp nhận được”, ông nói còn đám đông hô vang “Chiến đấu cho Trump!”.
“Họ sẽ không chiếm được Nhà Trắng. Chúng ta sẽ chiến đấu đến cùng”, Trump nói thêm.
Luật sư Rudy Giuliani kêu gọi người ủng hộ Trump chiến đấu tại cuộc mít tinh ở Washington hôm 6/1. Ảnh: Reuters .
Vào ngày xảy ra cuộc bỏ phiếu ở Georgia, Eric Trump, con trai thứ của Tổng thống, tweet: “Những người yêu nước, ai sẽ đến Washington vào ngày mai!!! Hãy #StopTheSteal”, nhắc tới cuộc biểu tình “Ngừng đánh cắp”.
Sáng 6/1, Trump tiếp tục cáo buộc cuộc bỏ phiếu ở Georgia đã bị gian lận. “Các cơ quan lập pháp chưa bao giờ chấp chận. Hãy để họ làm điều đó. Hãy mạnh mẽ!”.
Ông Wood cũng tham gia kêu gọi hành động. “Đã đến thời khắc của những người yêu nước. Đây là thời điểm của chúng ta. Đã đến lúc giành lại đất nước. Đã đến lúc chiến đấu cho tự do của chúng ta. Hãy dành cả mạng sống, vận may và danh dự thiêng liêng của bạn. Hôm nay là ngày của chúng ta”.
Phát biểu với những người ủng hộ ở công viên quốc gia National Mall, Trump Jr nói rằng cuộc biểu tình nên “là một thông điệp cho tất cả những người Cộng hòa đã không sẵn sàng chiến đấu thực sự.”
Ông Giuliani cũng cầm micro và đẩy mọi thứ đi xa hơn. “Nếu chúng ta sai, chúng ta sẽ bị coi là những kẻ ngu ngốc. Nhưng nếu chúng ta đúng, rất nhiều người trong số họ sẽ phải ngồi tù. Vì vậy, chúng ta hãy xét xử bằng chiến đấu”, ông nói với đám đông.
Khi Tổng thống Trump kết thúc bài phát biểu tại cuộc mít tinh, ông kêu gọi Phó Tổng thống Mike Pence mạnh mẽ, ông kêu gọi đám đông hãy tuần hành đến Đồi Capitol.
“Tôi sẽ ở đó với các bạn”, Trump nói, nhưng thay vào đó, ông trở lại Nhà Trắng.
Người ủng hộ Trump cố kéo đổ hàng rào an ninh của cảnh sát trước tòa quốc hội hôm 6/1. Ảnh: AP .
Ngay sau khi những người biểu tình tràn vào Đồi Capitol, Trump chỉ trích Pence vì đã từ chối phản đối chứng nhận kết quả bầu cử. “Mike Pence không có đủ can đảm để làm những gì đáng lẽ phải làm để bảo vệ đất nước và hiến pháp của chúng ta”, Trump tweet lúc 14h24.
Tuy nhiên, đến lúc 14h38, Trump tweet “Hãy hoà bình!”.
Đến 15h13 ông lên tiếng phản đối bạo lực: “Tôi yêu cầu tất cả mọi người ở Đồi Capitol giữ hòa bình. Không bạo lực! Hãy nhớ rằng, chúng ta là đảng của pháp luật và trật tự, hãy tôn trọng luật pháp”.
Cuối đêm đó, Trump thể hiện giọng điệu đồng cảm với những người biểu tình.
“Đây là những sự kiện xảy ra khi một chiến thắng bầu cử long trời lở đất thiêng liêng bị tước đi một cách bất chính & tàn nhẫn khỏi những người yêu nước vĩ đại, những người đã bị đối xử tồi tệ và bất công trong suốt thời gian dài”, ông viết. “Hãy về nhà cùng tình yêu và trong hoà bình. Nhớ mãi ngày hôm nay!”.
Trong phát biểu công khai đầu tiên sau khi hàng trăm người ủng hộ ông tràn vào quốc hội tối 7/1, Trump đã lên án bạo loạn và cam kết chuyển giao suôn sẻ cho chính quyền Biden.
“Những người biểu tình xâm nhập Đồi Capitol đã làm ô uế nơi ngự trị của nền dân chủ Mỹ”, ông nói. “Hỡi những người tham gia vào các hành động bạo lực và phá hoại, bạn không đại diện cho đất nước chúng ta. Hỡi những người vi phạm pháp luật, các người sẽ phải trả giá”.
Trump cũng tuyên bố rằng ông “ngay lập tức triển khai Vệ binh Quốc gia” để giải quyết hỗn loạn, đảm bảo an ninh, dù nhiều hãng truyền thông đưa tin chính Phó tổng thống Pence là người đã liên hệ với Vệ binh Quốc gia để thúc giục họ điều binh sĩ “dẹp loạn”.
Trump cũng lần đầu thừa nhận về thất bại trong bầu cử và cam kết đảm bảo một quá trình chuyển giao quyền lực có trật tự và liền mạch. “Đây là thời điểm để kêu gọi hàn gắn và hòa giải”, Trump nói thêm.
Theo truyền thông Mỹ, giọng điệu của Tổng thống đã thay đổi rõ rệt trong 24 giờ.
Cuộc bạo loạn ở Điện Capitol được cho là bắt nguồn từ mạng xã hội
Ngay sau khi Tổng thống Donald Trump kết thúc bài phát biểu trước những người biểu tình tại thủ đô Washington vào lúc 1 giờ chiều hôm 6/1, hàng trăm người đã ủng hộ ông đăng tải bài viết kêu gọi xông vào tòa nhà Quốc hội Mỹ.
Những người ủng hộ Tổng thống Trump quay phim, chụp ảnh trong Điện Capitol. Ảnh: Getty Images
Theo trang New York Times, trên các trang mạng xã hội của phe cực hữu như Gab và Parler, nhóm người ủng hộ Tổng thống Donald Trump đã chỉ dẫn và bàn bạc về việc người biểu tình nên đi đường nào để tránh cảnh sát, nên mang theo những dụng cụ nào để cạy cửa dưới phần bình luận của các bài đăng. Ngoài ra, có ít nhất hàng chục người đã đăng tải các bài viết về việc mang theo súng vào hội trường của tòa nhà Quốc hội.
Những lời kêu gọi dùng bạo lực chống lại các nghị sĩ Quốc hội, ủng hộ Tổng thống Trump và giành lại Điện Capitol đã lan truyền trên mạng trong nhiều tháng qua. Với sự ủng hộ của Tổng thống Trump, các nhóm này đã công khai tổ chức trên mạng xã hội và kêu gọi nhiều người khác tham gia để thực hiện mục đích bạo loạn.
Vào ngày 6/1, những lời kêu gọi trong thế giới ảo đã trở thành làn sóng bạo loạn trong thế giới thực, dẫn đến cảnh tượng chưa từng thấy. Trên mạng xã hội, nhiều người biểu tình quay cảnh họ tự do đi dạo qua các sảnh của tòa nhà Quốc hội, đăng tải các bức ảnh ăn mừng và kêu gọi những người khác tham gia.
Trên trang Gab, những bức ảnh cho thấy người biểu tình còn đi cả vào văn phòng của các nghị sĩ Quốc hội, bao gồm cả văn phòng của Chủ tịch Hạ viện Nancy Pelosi. Hàng chục người đã đăng tải cảnh tìm kiếm Phó Tổng thống Mike Pence.
Vào lúc 2h24 chiều, sau khi ông Trump đăng lên Twitter rằng ông Pence "không có đủ can đảm để làm những gì đáng lẽ phải làm", hàng chục thông điệp trên trang này lại kêu gọi những người bên trong Điện Capitol săn lùng Phó Tổng thống. Trong các video tải lên trang Gab, có thể nghe thấy nhiều người biểu tình hô vang: "Ông Pence ở đâu?".
Khi mạng xã hội Facebook và Twitter bắt đầu đàn áp các nhóm kêu gọi bạo loạn, những người này dần chuyển sang các trang khác cho phép công khai kêu gọi dùng bạo lực.
Bà Renee DiResta, nhà nghiên cứu các phong trào trực tuyến tại tại Stanford Internet Observatory, nhận định rằng vụ bạo loạn hôm 6/1 là kết quả của các phong trào trực tuyến trên mạng truyền thông xã hội. Những người tham gia phong trào này tin vào tuyên bố tình trạng gian lận cử tri và phiếu bầu bị đánh cắp của Tổng thống Trump.
"Những người này đang hành động vì họ tin rằng cuộc bầu cử đã bị đánh cắp. Đây là một minh chứng về tác động thực tế của 'buồng dội âm' - tình huống tạo ra niềm tin của người dùng Internet bằng cách lặp lại liên tục một thông tin nào đó", chuyên gia DiResta nói. "Điều này cũng phủ nhận ý kiến cho rằng thế giới trực tuyến và ngoại tuyến tồn tại tách biệt, hay những cuộc thảo luận trên mạng chỉ có ở trên mạng", bà nói thêm.
Nhiệm kỳ của Trump dần khép trong hỗn loạn Ba năm, 11 tháng, 17 ngày sau khi Trump tuyên bố ở Đồi Capitol rằng "sự tàn phá nước Mỹ phải được chấm dứt", bạo loạn nhấn chìm nơi đây. Cảnh tượng khiến mọi người choáng váng hôm 6/1 tại Đồi Capitol ở thủ đô Washington là kết quả sau những lời hô hào, kích động đám đông biểu tình ủng hộ của...