Trump cắt ngắn họp báo Covid-19
Trump có động thái hiếm hoi tại cuộc họp báo hàng ngày ở Nhà Trắng, rời khỏi phòng họp mà không trả lời câu hỏi của phóng viên.
Tổng thống Mỹ Trump đưa ra những nhận xét ngắn gọn tại buổi họp báo với lực lượng đặc biệt chống nCoV ở Nhà Trắng hôm 24/4, sau đó nhường lại hầu hết buổi họp báo cho Ủy viên Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm (FDA) Stephen Hahn và Phó tổng thống Mike Pence. Ông không trả lời bất cứ câu hỏi nào tại họp báo như thường lệ, dù các phóng viên thi nhau chất vấn.
Các buổi họp báo hàng ngày do Trump chủ trì thường kéo dài hai giờ, trong đó ông thường chiếm đa số thời gian buổi họp như tranh luận, trả lời các câu hỏi của phóng viên hay đề cập tới các thành tựu trong nhiệm kỳ của mình.
Tổng thống Mỹ Trump tới họp báo ở Nhà Trắng, Washington D.C, hôm 23/4. Ảnh: Reuters.
Tại họp báo hôm 23/4, Tổng thống Mỹ nói hứng thú muốn tìm hiểu xem có thể tiêm thuốc khử trùng vào cơ thể người bệnh để tiêu diệt nCoV hay không. “Tôi thấy chất khử trùng hạ gục virus trong một phút, một phút thôi. Và có cách nào để chúng ta làm điều tương tự bằng cách tiêm vào bên trong cơ thể hay tẩy sạch chúng không?”, Trump nói.
Các chuyên gia y tế Mỹ, trong đó có Vin Gupta, bác sĩ về phổi, chuyên gia về chính sách y tế toàn cầu, đã nhanh chóng bác bỏ “chỉ thị y tế không phù hợp” của Tổng thống Trump. “Ý tưởng về việc tiêm vào cơ thể hoặc nuốt bất kỳ một sản phẩm khử trùng nào là bất khả thi và nguy hiểm”, Gupta nói. “Đó là phương pháp phổ biến mà mọi người sử dụng khi họ muốn tự sát”.
Video đang HOT
Liên quan tới vấn đề này, tại họp báo hôm 24/4, Trump tuyên bố rằng ông “có ý mỉa mai” và sau đó rời buổi họp. Tổng thống Mỹ trong nhiều ngày qua cũng từ chối trả lời các câu hỏi về tác dụng của thuốc trị sốt rét hydroxychloroquine đối với điều trị Covid-19. Trump hồi tháng ba từng ủng hộ việc sử dụng loại thuốc này.
FDA hôm 24/4 cảnh báo người Mỹ không nên sử dụng các loại thuốc không được bác sĩ chỉ định hoặc chưa qua thử nghiệm lâm sàng để tự điều trị Covid-19 với nguy cơ cao có thể mắc các vấn đề về nhịp tim.
210 quốc gia, vùng lãnh thổ đã xuất hiện nCoV, với hơn 2,8 triệu người nhiễm, hơn 197.000 người chết. Mỹ là vùng dịch lớn nhất thế giới với hơn 890.000 ca nhiễm, hơn 51.000 ca tử vong.
Mai Lâm
Hải quân Mỹ có thể kỷ luật hạm trưởng tàu sân bay
Hải quân Mỹ để ngỏ khả năng phạt hạm trưởng USS Theodore Roosevelt vì bức thư kêu gọi cho sơ tán thủy thủ đoàn nhằm kiểm soát Covid-19.
"Tôi không biết ai đã tuồn bức thư cho truyền thông. Trong trường hợp hạm trưởng là người chịu trách nhiệm, đó có thể coi là hành động vi phạm nguyên tắc kỷ luật và trật tự. Tôi chưa nắm rõ thực hư", Quyền Bộ trưởng Hải quân Mỹ Thomas Modly nói trong cuộc họp báo tại thủ đô Washington DC hôm qua.
Phát biểu được đưa ra sau khi các phóng viên nhiều lần hỏi về khả năng đại tá hải quân Brett E. Crozier, chỉ huy tàu sân bay USS Theodore Roosevelt, bị kỷ luật vì gửi "thư cầu cứu" kêu gọi Lầu Năm Góc cho sơ tán hơn 4.000 người trên chiến hạm này.
Tuy nhiên, Quyền Bộ trưởng Modly khẳng định hạm trưởng Crozier sẽ không bị trừng phạt vì "gửi thư tới cấp trên để nêu quan điểm cá nhân".
Hạm trưởng Crozier hồi năm 2019. Ảnh: US Navy.
"Chúng ta không trong tình trạng chiến tranh. Thủy thủ không nhất thiết phải chết. Nếu không hành động ngay bây giờ, chúng ta đã thất bại trong việc chăm lo cho tài sản đáng tin cậy nhất - các thủy thủ của mình", đại tá Crozier viết trong bức thư dài 4 trang.
Nội dung thư được tiết lộ hôm 31/3 khiến nhiều thủy thủ và thân nhân của họ cảm thấy lo lắng, trong khi Lầu Năm Góc bị nghi ngờ là chưa hành động đủ quyết liệt để ngăn Covid-19 lây lan trên tàu sân bay USS Theodore Roosevelt. Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Mark Esper hôm qua bác bỏ đề xuất, khẳng định "chưa tới lúc phải thực hiện biện pháp đó".
"Thật thất vọng khi được biết ông ấy nghĩ như vậy. Tuy nhiên, tôi biết rằng đây không phải sự thật", Quyền Bộ trưởng Modly nói, thêm rằng ông không đồng tình với nhận định của hạm trưởng Crozier rằng 90% thủy thủ đoàn có thể sơ tán khỏi USS Theodore Roosevelt.
Ba ca nhiễm nCoV đầu tiên trên USS Theodore Roosevelt được ghi nhận hôm 24/3. Đây là lần đầu hải quân Mỹ phát hiện ca người mắc Covid-19 trên chiến hạm được triển khai làm nhiệm vụ.
USS Theodore Roosevelt di chuyển trên Thái Bình Dương hồi tháng 2. Ảnh: US Navy.
Nguy cơ bùng phát Covid-19 buộc chiến hạm Mỹ đình chỉ nhiệm vụ và cập cảng Guam hôm 26/3 để xét nghiệm cho thủy thủ đoàn hơn 5.000 người. Trong thời gian này, thủy thủ đoàn không được rời bến đỗ, lực lượng tại căn cứ Guam cũng không được tiếp cận tàu.
93 thành viên thủy thủ đoàn tàu sân bay USS Theodore Roosevelt đã được xét nghiệm dương tính với nCoV. Khoảng 1.000 binh sĩ đã rời tàu, con số này sẽ tăng lên 2.700 trong vài ngày tới.
Mỹ hôm nay ghi nhận 213.372 người mắc Covid-19, gần bằng số ca nhiễm của Italy và Tây Ban Nha cộng lại, trong đó hơn 4.700 người đã chết. Mỹ vẫn là vùng dịch lớn nhất thế giới với số ca mắc Covid-19 gần bằng Italy và Tây Ban Nha, hai vùng dịch lớn tiếp theo, cộng lại.
Vũ Anh
Phong tỏa Nhà Trắng, sơ tán tòa nhà chính phủ vì máy bay 'vi phạm không phận' Nhà Trắng bị phong tỏa và không phận Washington D.C. bị đóng sau khi có máy bay lạ xâm nhập trái phép. Một máy bay nhỏ đã vi phạm các quy tắc không phận trong khu vực hạn chế, các quan chức nói với hãng tin AP. Đặc vụ chặn các tuyến đường chính xung quanh Nhà Trắng và Capitol Hill. (Ảnh: Mirror)...