Trump bị tố “trải thảm đỏ” cho Nga tại Syria
Theo Thượng nghị sĩ Bob Menendez, nếu không có quỹ ổn định, Syria sẽ tiếp tục là một mối đe đọa an ninh với Israel.
Các thành viên tổ chức Mũ Bảo hiểm Trắng nghỉ giải lao khi đang hoạt động tại một địa điểm bị không kích tại thị trấn Douma vào ngày 5.10.2016. Ảnh: Sameer Al-Doumy.
Vào hôm nay (18.8), Bộ Ngoại giao Mỹ thông báo cơ quan này sẽ dành gói 230 triệu USD vốn được dùng cho quỹ ổn định Syria sang các chính sách ngoại giao ưu tiên chưa xác định khác. Theo RT, động thái này đã khiến nhiều chính khách tại Thượng viện không hài lòng.
Tệ hơn, Trump đang trải thảm đỏ cho Nga và Iran chiếm lấy khoảng trống mà Mỹ để lại tại Syria, giúp Moscow và Tehran tăng gấp đôi hỗ trợ cho chính quyền Tổng thống Bashar al-Assad, Thượng nghị sĩ Bob Menendez – Thành viên cấp cao của Ủy ban Đối ngoại Thượng Mỹ – tuyên bố.
Bên cạnh đó, ông Menendez cũng bổ sung thêm rằng nếu không có quỹ ổn định, Syria sẽ tiếp tục là một mối đe đọa an ninh với Israel.
Trước đó một ngày (17.8), phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Mỹ Heather Nauert trong một buổi họp báo cho biết chính phủ Mỹ sẽ tiếp tục hỗ trợ cho các hoạt động của tổ chức tình nguyện đầy tranh cãi Mũ Bảo hiểm Trắng tại Syria. Tuy nhiên, việc tài trợ không đồng nghĩa với việc Washington thay đổi sự cam kết với mục tiêu hòa bình và ổn định tại quốc gia Trung Đông.
Video đang HOT
Theo Danviet
Mỹ đau lòng nhưng không đành lòng rời bỏ Syria
Mỹ cáo buộc sự can thiệp của Nga và Iran ở Syria đang vẽ lại bản đồ quyền lực Trung Đông theo cách dẫn đến sự bất ổn dài lâu hơn.
Mỹ đe dọa khéo
Tờ Foreign Affairs của Mỹ cho rằng Tổng thống Bashar al-Assad đã không giành chiến thắng trong cuộc nội chiến ở Syria mà cuộc chiến đang bước vào một giai đoạn nguy hiểm hơn.
Các lực lượng chính phủ Syria đã đạt những kết quả quan trọng trong những năm gần đây, giành lại thành phố thứ hai của Syria, Aleppo, vào năm 2016 và bảo vệ thủ đô Damascus vào năm 2018. Quân chính phủ Syria đang tấn công thành trì của lực lượng chống đối ở các tỉnh Queitra và Daraa ở phía Nam.
Tuy nhiên, tạp chí Mỹ cho rằng những chiến thắng của quân chính phủ Syria chỉ làm thay đổi quỹ đạo cuộc chiến, làm suy yếu phe đối lập mà Mỹ gọi là "ôn hòa" chứ không thể đi đến kết thúc.
Quân đội Syria cắm cở ở Quneitra thuộc vùng đệm ở Cao nguyên Golan
Theo đó, Tổng thống Syria Assad được đánh giá là "yếu hơn người ta nghĩ" vì phụ thuộc vào sự ủng hộ của các bên bảo trợ nước ngoài như Iran và Nga. Một nguy cơ được chỉ ra là việc "quốc tế hóa" cuộc chiến tranh sẽ đặt nền móng cho các cuộc chiến tranh trong tương lai, thúc đẩy một cuộc nổi dậy thánh chiến toàn cầu trong dài hạn mà sẽ duy trì phạm vi cuộc chiến ở Syria trong nhiều năm tới.
Để "tránh" kịnh bản trên, giới phân tích Mỹ đưa ra lời khuyên Mỹ nên đầu tư vào việc xây dựng đòn bẩy cho hành động quyết định trong tương lai bằng việc củng cố các khả năng quân sự và quản trị của các đối tác của mình trên địa bàn, giành lại niềm tin của những người nổi dậy Syria, tái xây dựng các lực lượng nổi dậy và phủ nhận tính hợp pháp quốc tế của Tổng thống Assad.
Đáng chú ý, tạp chí Mỹ cáo buộc sự can thiệp của Nga và Iran ở Syria dù giúp ổn định trong ngắn hạn, nhưng lại đang vẽ lại bản đồ quyền lực ở Trung Đông theo cách mà sẽ dẫn đến sự bất ổn dài lâu hơn.
Tờ Foreign Affairs nêu ra "kịch bản" đầu tiên là việc Iran và Nga có thể sẽ sử dụng Syria như là bàn đạp cho hành động "xâm lược quốc tế". Dẫn chứng được nêu ra là thông tin Nga bắt đầu sử dụng các căn cứ không quân của Syria để hỗ trợ cho các chiến dịch của lực lượng được Kremlin hỗ trợ ở Cộng hòa Trung Phi và Sudan.
Nga có khả năng triển khai lực lượng từ Syria được giới phân tích Mỹ nhìn nhận là hỗ trợ các nỗ lực làm xói mòn liên minh NATO và phá hoại trật tự thế giới do Mỹ lãnh đạo.
Lực lượng Nga đang có chỗ đứng vững chắc tại Syria
Trong khi đó, Iran bị cáo buộc đang thiết lập các căn cứ và tạo ra những sự ủy nhiệm ở Syria để mở ra một mặt trận thứ hai chống lại Israel trong một cuộc chiến tranh tương lai.
Những người tị nạn Syria cũng đang phải sống trong những tình cảnh khó khăn mà giới phân tích Mỹ nhận định là môi trường chín muồi cho những kẻ khủng bố lợi dụng.
Làn sóng người tị nạn cũng đang khuyến khích hành động leo thang ở Thổ Nhĩ Kỳ. Cuộc xâm lược của Ankara năm 2016 vào Bắc Syria có ý nghĩa một phần là để ngăn chặn người Kurd nhưng đã có thêm mục tiêu là để giảm gánh nặng người tị nạn của Thổ Nhĩ Kỳ bằng quân sự. Thổ Nhĩ Kỳ hiện nay đang tái định cư cho người tị nạn ở Bắc Syria và xây dựng một lực lượng ủy nhiệm nổi dậy để quản lý họ.
Một "mối đe dọa" khác được Mỹ kể ra là lực lượng cực đoan như al-Qaeda và IS. Al-Qaeda đã hoạt động ở khắp Đông Syria trước khi IS nổi dậy vào năm 2014 và có thể vẫn có các mạng lưới ở đây. IS dù bị suy yếu nhưng vẫn không bị đánh bại ở Syria.
Foreign Affairs đặc biệt "đánh giá cao" al-Qaeda ở Syria vì cho rằng nhóm này có thể sử dụng Syria như một bệ phóng cho các cuộc tấn công toàn cầu trong tương lai. Bằng chứng là các cuộc tấn công định kỳ chống lại các mục tiêu chính quyền ở các tỉnh Aleppo, Hama, Homs và Latakia trong toàn bộ năm 2017 và đầu năm 2018.
Theo baodatviet
Giải mã sự tham chiến muộn màng của quân đội Trung Quốc ở Syria Đại sứ Trung Quốc tại Syria ông Qi Qianjin tuyên bố, Bắc Kinh có thể sử dụng quân đội để tham gia cuộc chiến tại Syria và đứng về phía chính quyền hợp pháp của Tổng thống Bashar al-Assad. Tại sao Trung Quốc cần phải tham gia vào cuộc xung đột này, hãng Politexpert đã có thông tin như sau. Trước đó hãng...