Trump bị kiện vì cảnh sát giải tán người biểu tình
Các nhóm dân quyền kiện Trump sau khi lực lượng an ninh dùng đạn hơi cay và lựu đạn khói để giải tán người biểu tình bên ngoài Nhà Trắng.
Liên minh Tự do Dân sự Mỹ (ACLU) và các nhóm nhân quyền khác đệ đơn kiện hôm 4/6, cáo buộc Tổng thống Donald Trump và các quan chức chính quyền vi phạm quyền hiến pháp của những nhà vận động phong trào “Mạng sống Người da màu cũng quan trọng” (Black Lives Matters) và người biểu tình cá nhân.
“C ảnh sát đã tiến hành cuộc tấn công hiệp đồng và vô cớ nhằm vào đám đông người biểu tình, triển khai nhiều lần chất kích thích hóa học, đạn cao su và thiết bị tạo âm thanh”, ACLU cho biết.
Video đang HOT
Tổng thống Trump cầm kinh thánh đứng ngoài nhà thờ St. John gần Nhà Trắng hôm 1/6. Ảnh: Reuters.
Các lực lượng an ninh Mỹ hôm 1/6 sử dụng đạn hơi cay, lựu đạn khói để giải tán người biểu tình bên ngoài Nhà Trắng, trước khi Tổng thống Trump cùng nhóm quan chức đi bộ đến nhà thờ St. John ở gần đó. Nhà thờ là tâm điểm các cuộc biểu tình ở thủ đô Washington và đã bị hư hại một phần do các vụ hỏa hoạn trong cuộc biểu tình tối 31/5.
Scott Michelman, giám đốc pháp lý của ACLU, nói rằng “cuộc tấn công phạm pháp của Tổng thống vào những người biểu tình chỉ vì không đồng tình với quan điểm của họ đã làm lung lay nền tảng trật tự hiến pháp của đất nước”.
Bộ trưởng Tư pháp Mỹ William Barr hôm 4/6 bảo vệ hành động của lực lượng an ninh, nói rằng giải tán người biểu tình không liên quan đến việc Trump đi bộ tới nhà thờ.
Biểu tình nổ ra tại ít nhất 140 thành phố của Mỹ sau cái chết của người đàn ông da màu George Floyd ở bang Minnesota đầu tuần trước. Người dân một số nước như Anh, Đức, Canada và Brazil, Australia cũng tuần hành đòi công lý cho người da màu, lên án hành vi bạo lực quá mức của cảnh sát đối với cộng đồng này.
Biểu tình Mỹ lan tới Anh
Đám đông tập trung ở London biểu tình sau cái chết ở người da màu George Floyd ở bang Minnestota, Mỹ, buộc cảnh sát bắt 23 người.
Bất chấp các lệnh cấm tụ tập đông người nhằm ngăn Covid-19 lây lan, những người biểu tình tập trung tại quảng trường Trafalgar ở trung tâm London, Anh, từ 8h sáng 31/5, thể hiện sự ủng hộ đối với người biểu tình Mỹ trước cái chết của Floyd, người đàn ông da màu 46 tuổi bị cảnh sát ghì chết hôm 25/5 trên đường phố Minneapolis, bang Minnestota, Mỹ.
Sở cảnh sát London, Anh, cuối ngày 31/5 cho hay tổng cộng 23 người biểu tình đã bị bắt trong ngày với nhiều tội danh khác nhau, trong đó có vi phạm lệnh phong tỏa. Cảnh sát cho hay phần lớn những người tham gia biểu tình đã giải tán, nhưng nhiều cuộc biểu tình dự kiến diễn ra ở thủ đô Anh trong những tuần tới.
Cảnh sát giám sát biểu tình bên ngoài tòa nhà quốc hội Anh hôm 31/5. Ảnh: AP.
Người đàn ông da màu Floyd, ở Minnesota, Mỹ, tử vong tại bệnh viện hôm 25/5, sau khi bị sĩ quan cảnh sát Derek Chauvin ghì chặt đầu gối lên gáy trong hơn 9 phút. Anh này đã liên tục cầu xin và nói "Tôi không thể thở".
Các cuộc biểu tình "Tôi không thể thở" khởi phát từ thành phố Minneapolis hiện lan rộng khắp nước Mỹ, buộc nhiều thành phố phải ban lệnh giới nghiêm và triển khai lực lượng Vệ binh Quốc gia để đảm bảo an ninh. Hàng trăm người đã bị bắt, nhiều tài sản, nhà cửa bị phá hoại. Cảnh sát Chauvin đã bị truy tố tội giết người cấp độ ba và ngộ sát do bất cẩn. Ba cảnh sát liên quan cũng đang bị điều tra và có khả năng sẽ bị truy tố.
Tổng thống Mỹ Donald Trump gọi cái chết của Floyd là một "thảm kịch", nhưng cho rằng các hành vi biểu tình bạo lực là hành động của "những kẻ cướp bóc, vô chính phủ". "Chúng ta không thể và không được cho phép một nhóm nhỏ tội phạm cùng những kẻ phá hoại tàn phá các thành phố và cộng đồng dân cư của chúng ta", ông nói. Ông còn cảnh báo những người biểu tình vì Floyd sẽ gặp "những con chó dữ tợn nhất" nếu tấn công hàng rào bảo vệ Nhà Trắng.
Nhà Trắng hôm 29/5 từng bị phong tỏa theo lệnh của cơ quan Mật vụ Mỹ, nhưng trạng thái này được gỡ bỏ tối cùng ngày do người biểu tình tuần hành sang những khu vực khác của thủ đô Washington. Tổng thống Trump phải rút xuống hầm ngầm trong khoảng một tiếng, cho hay ông vẫn an toàn trong Nhà Trắng và ca ngợi lực lượng mật vụ "đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ".
Nỗi dằn vặt của cảnh sát Mỹ trong biểu tình Có những cảnh sát được ca ngợi vì cùng quỳ gối với người biểu tình, nhưng cũng có nhiều người bị sa thải vì một phút sai lầm. Tại trung tâm thành phố Dallas, một người biểu tình la hét vào mặt những sĩ quan cảnh sát mặc đồng phục: "Tại sao các anh sống được như thế? Tại sao các anh lại...