Trump bác tin từng bị đột quỵ
Trump và bác sĩ của ông bác tin đồn rằng một loạt các vụ đột quỵ nhẹ đã khiến ông phải đến bệnh viện đột xuất vào năm ngoái.
Tổng thống Mỹ tháng 11 năm ngoái đến Trung tâm Y tế Walter Reed đột xuất, làm dấy lên đồn đoán ông gặp vấn đề sức khỏe nghiêm trọng, dù Nhà Trắng khẳng định ông chỉ thực hiện sớm bài kiểm tra sức khỏe hàng năm.
Tổng thống Trump tại Maryland ngày 1/9. Ảnh: Reuters.
CNN hôm 1/9 đưa tin một cuốn sách sắp xuất bản của nhà báo New York Times Michael Schmidt nói rằng Phó Tổng thống Mike Pence đã được đặt “trong trạng thái sẵn sàng tiếp quản quyền lực tổng thống tạm thời”, nếu Trump phải gây mê tại bệnh viện.
Thông tin này làm dấy lên những tin đồn trên mạng xã hội, dù không có bằng chứng, rằng Trump đã bị đột quỵ và phải nhập viện gấp.
“Tin đồn thất thiệt không bao giờ kết thúc! Bây giờ họ đang cố gắng nói rằng Tổng thống yêu thích của các bạn, tôi, đã đến Trung tâm Y tế Walter Reed, sau một loạt cơn đột quỵ nhẹ. Điều đó chưa bao giờ xảy ra với ứng viên này, đây là tin giả”, Trump viết trên Twitter ngày 1/9.
“Có lẽ họ đang nói đến một ứng viên khác từ đảng khác”, Trump viết thêm, ám chỉ Biden.
Video đang HOT
Phó tổng thống Mike Pence bác bỏ thông tin trong cuốn sách. “Tôi không nhớ mình từng được yêu cầu sẵn sàng tiếp quản quyền lực. Tôi chỉ được thông báo rằng Tổng thống có một cuộc hẹn với bác sĩ”, Pence nói ngày 1/9 trong cuộc phỏng vấn với Fox News.
Bác sĩ của riêng của Trump Sean Conley cũng khẳng định Trump không gặp vấn đề sức khỏe nghiêm trọng vào năm ngoái. “Tôi có thể xác nhận Tổng thống Trump chưa trải qua hay được chẩn đoán tai biến mạch máu não (đột quỵ), cơn thiếu máu cục bộ thoáng qua (đột quỵ nhẹ) hoặc bất kỳ trường hợp cấp cứu tim mạch cấp tính nào”, Conley viết.
“Tổng thống vẫn khỏe mạnh và tôi không lo ngại về khả năng duy trì lịch trình bận rộn của ông ấy. Như đã nêu trong báo cáo gần đây nhất, tôi đánh giá ông ấy đủ sức khỏe để thực hiện các nhiệm vụ của tổng thống”.
Lý do nữ 'phó tướng' của Biden chọn tên tiếng Trung
Kamala Harris đã chọn cái tên "Hạ Cẩm Ly" thay vì phiên âm tiếng Hoa, như một cách để kết nối với các cử tri nói tiếng Trung ở Mỹ.
Harris, thượng nghị sĩ bang California, ứng viên tranh cử phó tổng thống đảng Dân chủ, người phụ nữ da màu đầu tiên kiêm người Mỹ gốc Á đầu tiên có tên trên lá phiếu bầu cử, là con gái của hai người nhập cư. Cha bà đến từ Jamaica, còn mẹ đến từ Ấn Độ.
Tên do cha mẹ đặt của bà là "Kamala Devi", có nghĩa là "Nữ thần Kamala", một trong nhiều cái tên của nữ thần Lakshmi đại diện cho sự giàu sang trong đạo Hindu. Bản thân từ "Kamala" cũng có nghĩa là "người con gái của hoa sen" trong tiếng Sanskrit, Ấn Độ.
Kamala Harris phát biểu trong lễ nhận vai trò ứng viên đại diện đảng tranh cử phó tổng thống Mỹ tại Đại hội đảng Dân chủ ở Wilmington, Delaware, ngày 19/8. Ảnh: Reuters.
Harris là một trong rất ít chính trị gia Mỹ không có nguồn gốc Trung Quốc nhưng lại chọn một cái tên tiếng Trung chính thức cho riêng mình, thay vì chỉ dịch phiên âm đơn thuần như nhiều người khác. Tên của Harris là Hạ Cẩm Ly (Ũ32;) theo tiếng Quan Thoại và Ho Gam-lai theo tiếng Quảng Đông. Cái tên sau còn có phát âm gần giống với "Kamala".
Để hỗ trợ những cử tri không thạo tiếng Anh, luật của Mỹ yêu cầu tên các ứng viên phải được phiên dịch sang tiếng Trung trên lá phiếu ở những khu vực có đông người gốc Hoa sinh sống. Vậy nên, cái tên Hạ Cẩm Ly sẽ xuất hiện trên lá phiếu ở một số nơi như San Francisco, Los Angeles và thành phố New York.
Tuy nhiên, hầu hết các phương tiện truyền thông bằng tiếng Trung cả ở Mỹ hay những nơi khác đều chỉ sử dụng phiên âm thuần túy cho tên của bà là Ca Mã Lạp Cáp Lý Tư (Õ45; Ù04;).
Harris là người khởi đầu một xu hướng chính trị ở San Francisco, khi bà trở thành ứng viên đầu tiên không có nguồn gốc Trung Quốc nhưng lại vẫn đặt tên Trung Quốc để tranh cử vào vị trí công tố viên quận San Francisco hồi đầu những năm 2000.
Harris làm điều này theo lời khuyên từ một người bạn gốc Hoa lâu năm là Julie D. Soo. Harris và Soo gặp nhau từ 20 năm trước khi cả hai còn là luật sư ở San Francisco Bay Area. Soo tin rằng một cái tên Trung Quốc sẽ mang lại rất nhiều lợi thế cho Harris.
"Vì phiếu bầu ở San Francisco lúc bấy giờ được ghi bằng tiếng Anh, tiếng Tây Ban Nha và tiếng Trung Quốc nên tôi bảo Kamala rằng 'bạn nên chọn một cái tên tiếng Trung thật đẹp bởi cơ quan đăng ký thường chỉ đưa ra những cái tên vô nghĩa dựa trên phiên âm trên lá phiếu'", Soo cho biết trong một cuộc phỏng vấn với SCMP.
Theo Soo, một cái tên tốt có thể giúp Harris được các cơ quan truyền thông tiếng Trung chú ý và tránh khả năng một cái tên được chuyển ngữ ngẫu nhiên có thể mang ý nghĩa không may mắn nào đó trong tiếng Trung.
Một luật được ban hành ở San Francisco hồi năm ngoái cho phép các ứng viên giờ đây có thể tự chọn tên bằng tiếng Trung cho mình để in lên lá phiếu. Nếu không, họ phải sử dụng một cái tên đơn giản được phiên âm từ tên trong tiếng Anh.
Soo cho rằng một cái tên được lựa chọn cẩn thận sẽ là cách để các ứng viên tạo ra sự kết nối với những người nói tiếng Trung.
Điều này chắc chắn đã giúp Harris rất nhiều khi bà tranh cử chức công tố viên quận San Francisco. Tại các sự kiện tổ chức ở Chinatown, bà nhận được không ít sự tán thưởng mỗi khi bắt đầu lời giới thiệu bản thân bằng tiếng Quan Thoại: "Xin chào các bạn, tên tôi là Kamala Harris".
Tất nhiên, phải cần nhiều thứ hơn là một cái tên Trung Quốc hay Ấn Độ để giành được phiếu bầu từ cử tri gốc Á, nhưng nghiên cứu cho thấy sự hiện diện của cái tên Harris trên lá phiếu cũng có thể thúc đẩy cử tri đi bỏ phiếu, đặc biệt là trong cộng đồng người Mỹ gốc Ấn.
Phân tích các cuộc bầu cử vào quốc hội Mỹ từ năm 2012 đến 2018 tại bang California, Sara Sadhwani, phó giáo sư khoa học chính trị tại Đại học Pomona, nhận thấy cử tri Mỹ gốc Á có xu hướng đi bỏ phiếu nhiều hơn nếu quận của họ có ứng viên là người Mỹ gốc Á.
Hiệu ứng này đặc biệt rõ ràng ở những người Mỹ gốc Ấn khi có một ứng viên có nguồn gốc Ấn Độ và nó xảy ra bất kể là ứng viên gốc Á đó thuộc về đảng nào.
Là người Mỹ gốc Á đầu tiên có tên trên phiếu bầu cử tổng thống và phó tổng thống đại diện một đảng lớn, thành công hay thất bại của Harris sẽ trở thành bài kiểm tra đầu tiên cho xu hướng trên ở quy mô quốc gia.
Nhưng cuộc chạy đua vào Thượng viện của Harris ở California năm 2016, khi bà giành được hầu hết phiếu bầu của người Mỹ gốc Ấn, dường như là một điềm lành. Và trong cuộc bầu cử tổng thống năm 2016, chiếc vé của đảng Dân chủ đã giành được sự ủng hộ từ 2/3 cử tri Mỹ gốc Á.
Vì Harris từ lâu đã định vị mình là người da màu và người châu Á, bà có thể khuyến khích cử tri từ cả hai nhóm, Sadhwani nhận xét và thêm rằng tại những quận có tỷ lệ người Mỹ gốc Phi lớn, tỷ lệ cử tri da màu đi bỏ phiếu cũng có xu hướng tăng lên khi có ứng viên là người da màu.
"Tôi nghĩ Harris là điểm giao thoa tinh túy của bản sắc: Bà ấy không chỉ là người da màu mà còn là người gốc Ấn Độ và là một phụ nữ", phó giáo sư Sadhwani nói. "Bà ấy đang đảm nhận rất nhiều vai trò và tôi tin rằng rất nhiều người Mỹ có thể nhìn thấy câu chuyện của chính họ được phản ánh ở Harris".
Mỹ chi 1,95 tỷ USD đặt mua 100 triệu liều vaccine phòng COVID-19 Chính phủ Mỹ đã nhất trí trả 1,95 tỷ USD để đảm bảo được mua 100 triệu liều vaccine có khả năng phòng virus SARS-CoV-2, do công ty dược phẩm Mỹ Pfizer phối hợp với công ty công nghệ sinh học BioNTech của Đức bào chế. Nghiên cứu vaccine phòng dịch COVID-19 tại phòng thí nghiệm ở Rockville, Maryland (Mỹ). Ảnh: AFP/TTXVN Thông...