Trùm mafia khét tiếng “buôn thần chết”, có 60 vận tải cơ chở súng đạn
Lái buôn này bị Mỹ xếp ngay sau trùm khủng bố Osama bin Laden về độ nguy hiểm.
Trùm vũ khí Viktor Bout sau song sắt nhà tù Mỹ.
Nhiều quốc gia tồn tại những thế lực ngầm kiểm soát các hoạt động bất chính như mại dâm, bảo kê, buôn ma túy. Tại Nga, mafia được cho là có rất đông thành viên và được mệnh danh là “chúa tể” của mọi mafia thế giới. Loạt bài này điểm lại những hoạt động tội phạm và sự kiện ghê gớm liên quan đến mafia xứ sở bạch dương.
Trùm buôn vũ khí
Đứng trước vành móng ngựa ở tòa án tối cao bang New York, một người đàn ông Nga trung tuổi nói và được phiên dịch lại: “Tôi không bao giờ có ý định giết hại ai hay bán bất kì thứ vũ khí nào. Chúa biết điều tôi nói là sự thật”. Thẩm phán New York tuyên bố, người đàn ông này phải chịu án 25 năm tù vì gián tiếp gây ra cái chết cho hàng triệu người dân. Đây chính là “chúa tể chiến tranh” hay “ lái buôn thần chết” Viktor Bout, tên tội phạm khét tiếng của thế giới ngầm mafia.
Sau khi Liên Xô sụp đổ những năm 1990, buôn vũ khí trở thành một lĩnh vực kiếm bộn tiền cho những kẻ mafia. Chúng chiếm được số lượng lớn vũ khí và bán ra nước ngoài kiếm lời. Việc sở hữu số tiền lớn trong tay giúp mafia Nga thâm nhập sâu hơn vào mạng lưới kinh tế ở quốc gia này và thế lực ngày một mạnh hơn.
Viktor bị kết án 25 năm tù ở Mỹ.
Trong số những trùm mafia buôn vũ khí khét tiếng nhất thế giới, Viktor Bout là cái tên không thể bỏ qua. Sinh năm 1967 tại Tajikistan thuộc Liên Xô cũ, Bout là một người có trí tuệ siêu việt khi tốt nghiệp Học viện Ngoại ngữ Quân sự Moscow và có thể nói thông thạo 6 thứ tiếng. Bout phục vụ trong quân đội Liên Xô với hàm trung úy.
Trong thời gian Liên Xô tham chiến ở Angola thời điểm năm 1987, Bout giữ vai trò trung tá, điều hành các chuyến bay vận chuyển nhiên liệu tới quốc gia châu Phi. Sau khi Liên Xô tan rã, Bout cũng giải ngũ. Ban đầu, Bout chuyên buôn bán các mặt hàng gia dụng như quần áo, nước ngọt nhưng số tiền kiếm được quá ít ỏi. Bout nghĩ ra một cách khác khi nhìn thấy cơ hội từ số vũ khí vô chủ. Ông ta bỏ tiền ra mua lại vũ khí của những sĩ quan muốn bán lại súng ống. Số vũ khí này sau đó được Bout bán lại.
Bout mua hẳn một chiếc vận tải cơ Ilyushin 76 rồi làm mới, chuyển hẳn sang buôn vũ khí, từ súng ống, xe bọc thép, xe tăng tới tên lửa đất đối không. Bout làm ăn với nhiều lãnh đạo khác nhau, trong đó có nhà độc tài Charles Taylor ở Liberia để đổi lấy đá quý, cho cố lãnh đạo Gaddafi ở Libya để lấy dầu lửa. Trong cuộc nội chiến ở Sierra Leone, vũ khí của Bout khiến 15 vạn người thiệt mạng.
Trong một cuộc phỏng vấn năm 1996 với Johnson Thomas, thanh tra vũ khí của Liên Hiệp Quốc, Bout thản nhiên nói: “Nhiều người nghĩ tôi là “lái buôn thần chết”, tuy nhiên tôi không làm thì người khác cũng làm thôi. Mà thực ra, tôi chỉ đang hỗ trợ hậu cần thôi mà”.
Tung hoành khắp nơi
Trùm mafia này được cho là gián tiếp gây ra cái chết cho hàng triệu người.
Năm 1995, Viktor Bout nhận được điện thoại từ một giáo sĩ Hồi giáo dòng Sunni cư trú ở khu vực Pakistan và Afghanistan. Trong cuộc nói chuyện, thủ lĩnh Mullah Omar của tổ chức khủng bố Taliban nói rằng muốn gặp Bout. Trùm vũ khí kể lại: “Tôi biết Taliban không ưa gì tôi vì chính phủ Afghanistan được tôi cấp vũ khí. Nhưng Mullah có lời mời thì tôi sẽ nhận”.
Video đang HOT
Mullah yêu cầu Bout cung cấp cho phiến quân Taliban 30 tấn vũ khí và lời đề nghị này nhanh chóng được thực hiện. Trong 2 tháng với 45 chuyến bay vận tải ngày đêm, Bout đã đưa tới Afghanistan rất nhiều súng đạn. Đây là nguyên nhân chính giúp Taliban chiếm được thủ đô Kabul. Khi liên minh phương Bắc do Massoud lãnh đạo tìm cách lật đổ Taliban, Bout cũng bán luôn vũ khí cho lực lượng này.
Viktor được thả tự do sau 1 năm ngồi tù.
Vào tuổi 30, Bout trở thành tỉ phú đô-la khi có trong tay phi đội vận tải hơn 60 chiếc. Công ty của ông ta đăng ký trụ sở ở Trung Phi với tên gọi “công ty vận tải hàng không dân sự Viktor Bout”. Ít người biết rằng công ty “dân sự” này chuyên cung cấp vũ khí quân dụng cho nhiều quốc gia châu Phi. Năm 2000, Bout từng nhận được lời mời và đã tới Rwanda ở châu Phi để hướng dẫn binh sĩ ở đây sử dụng vũ khí, kể cả vũ khí hóa học do Bout cung cấp.
Cũng chính vì các hoạt động tội phạm ở cấp độ quốc tế này, Bout trở thành mục tiêu bị nhiều quốc gia truy bắt. Tuy nhiên, việc bắt giữ và thu thập chứng cứ chống lại Bout không hề đơn giản. Một nhà báo Bỉ là Dirk Draulans từng bám theo Bout tới Congo khi “lái buôn thần chết” định bán 16.000 khẩu súng AK-47 và 2 triệu viên đạn cho quốc gia này. Khi Dirk cùng đồng nghiệp định chụp ảnh Bout thì một vệ sĩ của ông ta xuất hiện, làm động tác lưỡi dao chém qua cổ để nói rằng nếu Dirk ghi hình, ông sẽ bị giết.
Vây bắt tử thần
Bí ẩn về cuộc đời của Viktor vẫn còn quá lớn.
Điều quan trọng nhất khi bắt Bout là chứng minh ông ta là lái buôn vũ khí chứ không phải môi giới hay vận chuyển thuê. Năm 2007, một điệp viên thuộc Cơ quan Bài trừ Ma túy Mỹ (DEA) và luật sư Andew Smulian, tự nhận mình là người của lực lượng vũ trang Colombia (FARC) rồi liên lạc với Bout. Trong cuộc nói chuyện, họ đề nghị Bout cung cấp lượng lớn vũ khí và đổi lại là số cocaine lên tới hàng tấn. Bout ngay lập tức đồng ý và cả hai hẹn nhau ở Thái Lan để thực hiện phi vụ này.
Trong gần 1 năm sau đó, toàn bộ các cuộc gặp của Bout và hai điệp viên kia đều được ghi lại. Địa điểm gặp gỡ thay đổi liên tục từ Thái Lan, Đan Mạch, Hungary… Bout cam kết giao cho FARC 6.000 khẩu súng, hàng triệu viên đạn, vài chục nghìn lựu đạn và 100 tên lửa Igla chống máy bay. Số vũ khí này sẽ được thả dù vào khu vực do FARC kiểm soát. Khi có đủ thông tin trong tay, chính phủ Mỹ đã nhờ cảnh sát Thái Lan bắt khẩn cấp Viktor Bout và dẫn độ ông ta về Mỹ.
Viktor hôn vợ tại Mỹ.
Năm 2010, tòa án liên bang Manhattan đã mở phiên tòa xét xử Viktor Bout vì tội buôn lậu vũ khí cho lực lượng FARC. Sau đó 2 năm, thẩm phán đưa ra phán quyết 25 năm tù cho Bout. Tại tòa, Bout nói: “Nếu tôi bị bỏ tù theo lí do này thì làm ơn tống giam tất cả những công ty buôn vũ khí của Mỹ”.
Sau đó, Viktor Bout bị chuyển tới nhà tù thành phố bang Marion, bang Illinois. Một năm sau, ông ta được dẫn độ về Nga dù 2 bên không có hiệp ước dẫn độ. Do bị đóng băng toàn bộ tài sản, Bout sống trong cảnh cơ cực. Ông trùm một thời kiếm ăn bằng nghề bán tuần lộc và bếp gạch.
Trong cuộc phỏng vấn với tờ Thời báo New York, Bout nói: “Thật lạ là sau khi thức dậy vào chiều ngày 11.9.2001, tên tôi chỉ xếp sau Osama bin Laden trong danh sách những trùm khủng bố khét tiếng, trong khi tôi chỉ buôn bán rất bình thường…”. Hoạt động buôn bán vũ khí của Bout thập niên 1990 dẫn đến việc ông ta bị chính phủ Mỹ xếp vào danh sách truy nã gắt gao nhất trên thế giới, bên cạnh trùm khủng bố bin Laden và các thủ lĩnh phiến quân khác.
_________
Cái chết của trùm mafia Nga khét tiếng bậc nhất đã khiến toàn bộ xứ sở bạch dương rúng động. Đón đọc kì tới xuất bản ngày 16.1.
Theo Danviet
Điều khiến mafia Nga trở thành "chúa tể", ghê gớm hơn cả mafia Ý, Nhật
Mafia Nga hiện nay được cho là có hơn 300.000 thành viên, vươn "vòi bạch tuộc" tới hơn 50 quốc gia trên thế giới.
Nhiều quốc gia tồn tại những thế lực ngầm kiểm soát các hoạt động bất chính như mại dâm, bảo kê, buôn ma túy. Tại Nga, mafia được cho là có rất đông thành viên và được mệnh danh là "chúa tể" của mọi mafia thế giới. Loạt bài này điểm lại những hoạt động tội phạm và sự kiện ghê gớm liên quan đến mafia xứ ở bạch dương.
Hình ảnh thường thấy của một bố già mafia Nga cùng đàn em.
Những kẻ máu lạnh nhất thế giới
Stewart Boyd cùng 3 người bạn khác của mình đang dạo chơi bằng xe hơi quanh thành phố Madrid (Tây Ban Nha) thì bất ngờ đụng xe với một phương tiện khác cùng chiều. 4 người trên xe chưa hiểu chuyện gì xảy ra thì bất ngờ chiếc xe hơi nổ tung. 4 người từ Glasgow (Anh) chết thảm theo kịch bản không thể tin nổi. Boyd là mafia từ Anh và vụ việc xảy ra năm 2003 làm cả Tây Ban Nha choáng váng.
Theo Guardian, đây là sự trả thù của một băng nhóm xã hội đen Nga làm ăn với những tên tội phạm từ Anh. Nguyên nhân của vụ tấn công dã man này là do băng nhóm của Anh từ chối trả tiền vận chuyển ma túy. Chiếc xe Audi chở 4 người gồm người đàn ông tên Boyd và con gái cùng bạn bè của cô bốc cháy dữ dội sau khi bị tấn công. 2 người Tây Ban Nha khác đứng gần đó cũng thiệt mạng.
Sau khi điều tra, cảnh sát địa phương cho biết Boyd nợ băng nhóm mafia số tiền hơn 2,5 triệu USD (khoảng 55 tỉ đồng). Số tiền này được dùng để vận chuyển lượng lớn cocaine tới Scotland. Boyd là một kẻ có máu mặt tại Scotland và nhiều lần giết người vì dám cản đường làm ăn. Dù vậy, sự tàn ác của Boyd cũng không thể giúp tên này sống sót vì dám "lật lọng" với mafia Nga.
Năm 2001, một trùm mafia khác là Rodden từ Anh cũng bị bắn chết khi đang du ngoạn tại Amsterdam, Hà Lan cùng bạn bè. Tên này có làm ăn với mafia Nga và xích mích xảy ra khiến Rodden phải trả giá bằng chính mạng sống của mình.
Một nhóm mafia Nga hiếm hoi xuất hiện vào ban ngày.
Tờ Daily Mail của Anh viết: "Mafia Nga là những kẻ làm ăn "rất cứng" - họ biết rõ mình đang làm gì. Họ không bao giờ cho phép bản thân bị mất mặt bởi những kẻ dám trở mặt không trả tiền. Trả thù là biện pháp duy nhất nếu họ cảm thấy bản thân đang bị lừa".
Tờ báo Anh cho biết mafia Nga sử dụng nhiều biện pháp khác nhau để giết người, trong đó đặt bom xe là một cách thức "yêu thích". "Chúng sẽ chọn thời gian, địa điểm phù hợp và gắn bom và xe của nạn nhân. Nếu có người dân vô tội gần đó, chúng cũng không quan tâm vì mafia Nga chỉ cần tiền". Sự máu lạnh của mafia Nga khiến nhiều người cảm thấy khiếp đảm với tổ chức xã hội đen này. Nhưng đó chưa phải là tất cả những gì thế giới biết về mạng lưới ngầm của mafia Nga.
"Chúa tể" giới xã hội đen
Ông trùm mafia khét tiếng bậc nhất nước Nga Aslan Usoyan.
Sau khi Liên Xô tan rã, mafia của Nga vẫn liên tục hoành hành và nhanh chóng vươn lên thành một thế lực trên toàn cầu. Chúng vượt qua những "tên tuổi có số má" như mafia Sicily của Italia, yakuza của Nhật bản hay Hội Tam hoàng của Trung Quốc để trở thành băng đảng khét tiếng nhất thế giới.
Sau khi Liên Xô sụp đổ, lượng lớn vũ khí của quân đội bị mất kiểm soát và lọt vào tay các tổ chức xã hội đen. Ngay sau đó, mafia Nga nắm lấy cơ hội này để kiếm tiền nhờ buôn vũ khí. Chúng dùng tiền kiếm được một cách bất chính để hối lộ các quan chức trong bộ máy nhà nước. Ngoài ra, chúng mua các doanh nghiệp cổ phần hóa và thâm nhập sâu hơn vào đời sống kinh tế các nước này.
Sự máu lạnh, tàn ác, đầu óc làm ăn nhanh nhạy biến mafia Nga thành nỗi khiếp sợ của nhiều quốc gia. Tờ Daily Star tính toán rằng 70% lượng ma túy bất hợp pháp ở Anh là do mafia Nga kiểm soát. Kênh BBC của Anh cách đây ít tuần cũng đăng phim tài liệu mang tên "McMafia" để ám chỉ thế giới của tội phạm Nga hoành hành tại London.
Hiện nay, mafia Nga đã vươn "vòi bạch tuộc" tới châu Âu, châu Á, châu Mỹ và cả châu Phi. Thời điểm hiện tại, con số ước tính mafia Nga lên tới 300.000 thành viên, bao gồm từ cả "cùng đinh" của xã hội tới thương gia giàu có.
Số liệu của tờ báo Anh cung cấp năm 2010, mafia Nga kiểm soát ít nhất 21% nền kinh tế Nga, nắm trong tay hàng loạt ngành công nghiệp bất hợp pháp ở Macau, Trung Quốc và Đức. Thậm chí, chúng buôn bán ma túy ở Tajikistan hay Uzbekistan và kiếm bộn nhờ rửa tiền tại châu Âu.
Hình xăm chằng chịt trên cơ thể là chỉ dấu của một mafia Nga.
Mafia Nga nổi tiếng nhất về các hoạt động kinh tế, buôn bán ma túy, mại dâm, buôn vũ khí quy mô lớn trên thế giới. Thậm chí, chúng buôn bán nguyên liệu sản xuất vũ khí hạt nhân tới mọi nơi có nhu cầu.
Địa điểm giúp mafia Nga kiếm tiền nhiều nhất chính là các nước châu Phi luôn chìm trong nội chiến và loạn lạc. Một trong những kẻ buôn vũ khí khét tiếng nhất là Viktor Bout. Tên này từng bị kết án 25 năm tù ở Mỹ vì tiếp tay cho các phần tử khủng bố giết hại người Mỹ. Tên này được đặt biệt danh "lái buôn thần chết" vì gián tiếp gây ra cái chết của hàng triệu người châu Phi.
Các loại khí tài quân sự cũng được mafia Nga cung cấp khi khách hàng có nhu cầu. Đó có thể là súng bộ binh, vũ khí cá nhân cho tới cả xe tăng, tên lửa, máy bay chiến đấu, máy bay vận tải. Với "chân rết" ở hơn 50 quốc gia, mafia Nga dễ dàng nắm vị trí bá chủ toàn cầu lĩnh vực chục tỉ đô-la này.
Một điểm khác biệt của mafia Nga trên thế giới là chúng rất công khai. Các ông trùm nổi tiếng sẵn sàng lên báo chia sẻ và kể về đời tư. Trùm mafia khét tiếng Aslan Usoyan từng lên báo "thanh minh" về các hoạt động bất hợp pháp ở thành phố Sochi.
Những người đến dự đám tang của trùm mafia Vyacheslav Ivankov.
Tổ chức xã hội đen Solntsevskaya Bratva của Nga được xem là sở hữu khối tài sản bất minh lớn nhất thế giới hiện nay. Chúng có trong tay hơn 8,5 tỉ USD và hệ thống quyền lực được phân cấp thành 10 nhóm khác nhau. Các nhánh nhỏ này hoạt động độc lập và sẽ họp thường niên để bàn về các địa bàn cai quản. Giáo sư Frederico Varese, chuyên ngành tội phạm học đại học Oxford nói: "Hội đồng 12 thủ lĩnh mafia sẽ họp mặt mỗi năm và đây chẳng khác gì ngày hội với chúng".
_________
Một trùm mafia Nga được mệnh danh là "lái buôn thần chết" vì gián tiếp làm thiệt mạng hàng triệu người. Đón đọc kì tới xuất bản ngày 14.1.
Theo Danviet
Moscow lên tiếng về bộ phim mafia Nga đen tối ở Anh Đại sứ quán Nga chỉ trích bộ phim tài liệu làm lệch lạc suy nghĩ về người Nga ở Anh. Hình ảnh trong bộ phim McMafia. Vào dịp Giáng sinh 2017, hãng tin BBC của Anh công chiếu bộ phim tài liệu dài tập mang tên McMafia. Bộ phim được cho là mô tả lại cuộc sống của những người được cho là...