“Trùm lừa” bị lừa “chạy án”
Nhóm làm giả chứng thư bảo lãnh ngân hàng để lừa đảo bị một chủ tịch HĐQT lừa lấy hàng trăm triệu đồng khi “chạy án”.
Ngày 11-4, Cơ quan An ninh điều tra -Bộ Công an đã kết luận điều tra và đề nghị VKS Tối cao truy tố Hà Đức Dũng, nguyên chủ tịch HĐQT Công ty Cổ phần Khai thác khoáng sản Đất Việt (trụ sở tại phường 5, quận Phú Nhuận), về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Trước đó, trong quá trình điều tra vụ làm giả tài liệu của cơ quan, tổ chức do Trương Công Dũng cùng đồng bọn thực hiện, hành vi phạm tội của ông Hà Đức Dũng đã bị phát hiện. Trong vụ án này còn liên quan đến ông Nguyễn Minh Tuấn, nguyên giám đốc Công ty Cổ phần Du lịch Lộc Bình Phú (trụ sở tại xã Xuân Thới Đông, Hóc Môn, TP.HCM).
Chiêu lừa “mượn đầu heo nấu cháo”
Báo Pháp Luật TP.HCM số ra ngày 20-4-2010 có bài “Bán 23 ha cao su bị lừa mất 8 tỉ đồng” phản ánh việc ông Tuấn, giám đốc Công ty Lộc Bình Phú, lừa đảo chiếm đoạt 1 tỉ đồng qua “phi vụ” mua bán 23 ha đất trồng cao su. Nạn nhân là bà NTTT (Mỹ Phước, Bến Cát, Bình Dương) khi bà rao bán 23 ha đất trồng cao su tại Dầu Tiếng với giá 12,5 tỉ đồng được ông Tuấn đồng ý mua. Tháng 6-2009, ông Tuấn giao trước 4,5 tỉ đồng và hai bên ra phòng công chứng ký kết hợp đồng chuyển nhượng. Sau đó, ông Tuấn viện cớ công ty đang gặp khó khăn để năn nỉ bà T. cho mượn sổ đỏ 23 ha đất nhằm lập kế hoạch vay vốn trả nốt 8 tỉ đồng còn lại.
Có sổ đỏ trong tay, ông Tuấn âm thầm ký giả chữ ký bà T. sang tên qua mình rồi mang đi thế chấp bên ngoài vay 5,5 tỉ đồng. Đến hạn trả nợ, ông Tuấn “xù” nên bên cho vay khởi kiện đòi nợ. Sau khi bản án có hiệu lực, cơ quan thi hành án tiến hành phát mại 23 ha đất trồng cao su (lúc này ông Tuấn đã đứng tên) để thu hồi nợ.
Video đang HOT
Văn phòng Công ty Lộc Bình Phú sơ sài nhưng giám đốc Tuấn thực hiện trót lọt nhiều cú lừa bạc tỉ. Ảnh: TR.NGỌC
Trong khi Cơ quan CSĐT Công an TP.HCM đang xác minh vụ lừa đảo chiếm đoạt tiền tỉ này thì ông Tuấn tiếp tục ra tay hàng loạt vụ lừa đảo khác và dính líu đến vụ làm giả chứng thư bảo lãnh trị giá hàng chục tỉ đồng.
Chạy chứng thư bảo lãnh giả
Cuối tháng 7-2010, Công ty Lộc Bình Phú của ông Tuấn ký hợp đồng mua bán sắt thép xây dựng với Công ty Cổ phần C&T. Trong quá trình thực hiện hợp đồng, đối tác yêu cầu Công ty Lộc Bình Phú phải có chứng thư bảo lãnh thanh toán của ngân hàng có giá trị tương ứng. Do không khả năng tài chính, ông Tuấn liền nhờ Nguyễn Thanh Tú (ngụ Đồng Nai) chạy chứng thư bảo lãnh. Tú móc nối Trương Công Dũng (nhân viên phòng chuyển tiền của Ngân hàng HSBC) làm giúp. Dũng thảo chứng thư bảo lãnh giả trị giá 15 tỉ đồng rồi lợi dụng sơ hở của ngân hàng để lấy con dấu đóng vào. Tuy nhiên, Công ty C&T phát hiện chứng thư là giả nên không thực hiện hợp đồng với Lộc Bình Phú.
Tương tự, thông qua Nguyễn Thị Kim Bình, ông Tuấn nhờ Lê Thanh Phong (trưởng phòng giao dịch Tân Bình, Chi nhánh Bạch Đằng – Ngân hàng TMCP Gia Định) làm giả chứng thư bảo lãnh thanh toán trị giá 18 tỉ đồng để mua sắt thép của Công ty Ngôi Sao Lam Sơn. Qua vụ này, Tuấn chiếm đoạt trên 14 tỉ đồng của Ngôi Sao Lam Sơn. Qua tố cáo của nạn nhân về một nhóm lừa đảo làm giả các chứng thư bảo lãnh thanh toán hợp đồng kinh tế, Cơ quan An ninh điều tra đã vào cuộc. Đoán trước thế nào cũng bị công an sờ gáy nên ông Tuấn tìm đường “chạy án”.
Giấy chứng nhận quyền sử dụng 23 ha đất trồng cao su do Nguyễn Minh Tuấn đứng tên được thế chấp vay 5,5 tỉ đồng. Ảnh: NG.DŨNG
Qua trung gian giới thiệu, ông Tuấn tìm gặp Hà Đức Dũng, Chủ tịch HĐQT Công ty Đất Việt. Dũng bịa rằng có quen biết nhiều quan chức trong cơ quan pháp luật và hứa sẽ “chạy” cho ông Tuấn không bị khởi tố, bắt giam. Dũng đã hai lần nhận tiền của ông Tuấn gần 500 triệu đồng vào tháng 10-2010.
Cuối tháng 12-2010, Cơ quan An ninh điều tra – Bộ Công an đã khởi tố 16 bị can làm giả chứng thư bảo lãnh về các tội làm giả tài liệu của cơ quan, tổ chức và lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Ngoài giám đốc lừa Nguyễn Minh Tuấn và hai nhân viên ngân hàng còn có Nguyễn Thị Kim Bình (giám đốc Công ty TNHH Hoàn Thành), Lê Ngọc Quý (giám đốc Công ty TNHH Thương mại dịch vụ Quý Trường An).
Từ lời khai của ông Tuấn, Hà Đức Dũng bị bắt giam. Quá trình điều tra còn xác định Dũng từng lừa “chạy án” cho người thân của chị TTKT (phường 10, quận Phú Nhuận) trong một vụ đánh bạc được tại ngoại nhằm chiếm đoạt 30.000 USD.
Theo Pháp Luật Tp
Viết thư giả để lừa người phụ nữ si tình
Thắm thừa nhận mình chỉ mạo danh ông L. viết thư tình cho chị C. 11 lần chiếm đoạt của chị C. với số tiền tổng cộng 37.800.000 đồng.
Lý Thị Thắm.
Theo kết luận điều tra của Công an huyện Bến Lức (tỉnh Long An) thì: Do quen biết nên chị C. thường đến chơi nhà Lý Thị Thắm (ở ấp 1, xã Lương Bình, huyện Bến Lức). Qua những lần trò chuyện, Thắm khéo léo "khai thác" và biết được chị C. thương thầm người đàn ông tên L., chuyên làm nghề bốc thuốc nam trị bệnh cho dân nghèo ở xã Hựu Thạnh, huyện Đức Hòa. Vì biết chị C. là người khá giả, khi đã yêu, có thể làm tất cả cho tình yêu nên Thắm chớp ngay thời cơ để thực hiện "phi vụ" lừa đảo tinh vi...
Thắm mạo danh ông L. để viết một lá thư tỏ tình thật mùi mẫn rồi trực tiếp đến trao cho chị C., bảo đó là thư của ông L. nhờ chuyển giùm. Tiếp theo sau đó, thị Thắm mạo danh ông L. gửi cho chị C. lá thư với nội dung rất yêu thương chị, và hy vọng trong tương lai 2 người sẽ được mãi mãi chung sống hạnh phúc bên nhau. Tuy nhiên thư cũng bày tỏ chuyện ông L. đang gặp một số khó khăn về kinh tế, không có tiền để mua thuốc và mua xe môtô đi trị bệnh giúp đỡ cho dân nghèo, cần chị C. giúp đỡ cho mượn ít tiền. Cảm kích trước tấm lòng yêu thương giúp đỡ người nghèo của ông L., chị C. đã viết thư hồi âm kèm theo tiền để đưa cho Thắm chuyển đến cho ông L..
Thực chất ông L. không hề biết gì về chuyện chị C thương thầm và gửi tiền cho mình. Tất cả đều do Thắm dàn dựng lên để gạt chị C.. Theo trình bày của chị C. thì, với 11 lần thư qua, thư lại và hàng chục lần nói miệng, Thắm đã chiếm đoạt của chị C. gần 61.380.000 đồng, 4 chỉ vàng 24k, 1 đôi bông tai vàng 18k nặng 5 phân...
Tuy nhiên, tại cơ quan điều tra, Thắm thừa nhận mình chỉ mạo danh ông L. viết thư tình cho chị C. 11 lần chiếm đoạt của chị C. với số tiền tổng cộng 37.800.000 đồng. Đây là số tiền có ghi lại trong những lá thư mà chị C. nhận do Thắm trao. Số còn lại không thể hiện trên giấy tờ, Thắm chối phăng...
Theo CAND
Bài 1: "Đá xế"- hung thần Sài Gòn: Những phi vụ khó tin của 'đá xế' Sài thành Từ lóng "đá xế" (trộm xe- PV) đã xuất hiện từ hàng chục năm nay nhưng tên gọi này đang ngày càng trở nên thông dụng khi tính chất chuyên nghiệp của các băng trộm xe máy gia tăng từng ngày. Quái chiêu "đá xế" LTS: Trộm cắp tài sản là hành vi xảy ra nhiều nhất trong tỷ lệ phạm pháp hình...