“Trùm cờ bạc” trực tuyến Nguyễn Văn Dương được đề nghị giảm án
Mặc dù không kháng cáo nhưng “trùm cờ bạc” Nguyễn Văn Dương có liên quan đến nội dung kháng nghị của VKSND tỉnh Phú Thọ theo hướng có lợi cho bị cáo.
Cơ quan công tố cấp cao chấp nhận kháng nghị, đồng thời đề nghị giảm nhẹ một phần hình phạt cho bị cáo.
Vụ án đánh bạc nghìn tỷ với sự tiếp tay của hai cựu tướng công an là ông Phan Văn Vĩnh (nguyên Tổng cục trưởng tổng cục Cảnh sát – bộ Công an) và ông Nguyễn Thanh Hóa (nguyên Cục trưởng cục Cảnh sát phòng chống tội phạm công nghệ cao) dần đi đến hồi kết thúc.
Các bị cáo tại phiên xét xử phúc thẩm vụ án đánh bạc nghìn tỷ
Sau phán quyết của TAND tỉnh Phú Thọ, rất nhiều bị cáo đã kháng cáo cũng như được VKSND tỉnh này kháng nghị theo hướng có lợi. Trong đó có cả hai “trùm cờ bạc” là Phan Sào Nam (SN 1979; cựu Chủ tịch HĐQT kiêm Giám đốc Công ty VTC Online) và Nguyễn Văn Dương (SN 1975; Chủ tịch HĐQT Công ty đầu tư phát triển an ninh công nghệ cao – CNC), dù hai bị cáo này cùng ông Vĩnh và ông Hóa không có kháng cáo.
Căn cứ vào tiến trình đưa vụ án ra xét xử theo trình tự phúc thẩm, mới đây, trong bản luận tội của mình, VKSND Cấp cao tại Hà Nội đã chấp nhận toàn bộ nội dung kháng nghị của VKSND tỉnh Phú Thọ. Cụ thể, cơ quan công tố đã đề nghị HĐXX phúc thẩm không áp dụng tình tiết tăng nặng là “phạm tội có tổ chức” với 27 bị cáo phạm tội Tổ chức đánh bạc từ đại lý cấp một trở lên. 43 bị cáo phạm tội Đánh bạc được đề nghị không tịch thu số tiền phạm tội. Các bị cáo đã khắc phục hậu quả được đề nghị áp dụng tình tiết giảm nhẹ “tự nguyện khắc phục hậu quả”.
Bị cáo Nguyễn Văn Dương tại phiên xử sơ thẩm
Theo nội dung này, hai nhân vật “cầm đầu” đường dây đánh bạc trực tuyến trên mạng internet lớn nhất từ trước tới nay là Nguyễn Văn Dương và Phan Sào Nam được đề nghị áp dụng quy định pháp luật theo hướng có lợi. Đó là ghi nhận thêm tình tiết giảm nhẹ bị cáo đã tự nguyện khắc phục hậu quả, tình tiết này chưa được cấp sơ thẩm áp dụng.
Mặc dù bị cáo Nguyễn Văn Dương không kháng cáo nhưng bị cáo này có liên quan tới kháng nghị của VKSND tỉnh Phú Thọ theo hướng có lợi cho bị cáo.
Cụ thể, về tội Tổ chức đánh bạc, VKSND Cấp cao tại Hà Nội nhận định đây là vụ án có đồng phạm, hành vi tổ chức đánh bạc có sử dụng công nghệ cao, có sự câu kết chặt chẽ giữa những người thực hiện hành vi phạm tội, các bị cáo tiếp nhận ý chí, phân công nhiệm vụ cụ thể. Tuy nhiên, “phạm tội có tổ chức” đã được sử dụng để định khung hình phạt nên cấp sơ thẩm áp dụng làm tình tiết tăng nặng là không đúng quy định.
Video đang HOT
Trước đó, bị cáo Nguyễn Văn Dương bị tòa cấp sơ thẩm áp dụng mức án 10 năm tù về hai tội Tổ chức đánh bạc và Rửa tiền.
Đối với các trường hợp còn lại, VKS đã đề nghị HĐXX phúc thẩm giảm án cho hầu hết các bị cáo trong số 92 bị cáo bị đưa ra xét xử trong vụ đánh bạc nghìn tỷ.
HĐXX quyết định nghị án kéo dài và tuyên án vào 13h30 ngày 12/3.
Tư Viễn
Theo nld.com.vn
12 ngày thu 'mỏi tay' nghìn tỷ đồng cất giấu của Phan Sào Nam
Chỉ sau một cuộc gặp với lãnh đạo Công an Phú Thọ, Phan Sào Nam tự nguyện khai và nộp hết tài sản, tổng cộng hơn nghìn tỷ đồng.
Phan Sào Nam là mắt xích quan trọng sáng lập, vận hành đường dây đánh bạc chục nghìn tỷ đồng được hai tướng công an bảo kê. Từ năm 2015 Công ty VTC Online do Nam làm Chủ tịch HĐQT cùng với Công ty CNC của Nguyễn Văn Dương và Hoàng Thành Trung đã hợp tác để phát triển game đánh bạc Rikvip.
Nhà chức trách cáo buộc, sau hai năm vận hành, bộ ba đã hưởng lợi tới gần 5.000 tỷ đồng. Trong đó, Nam bỏ túi gần 1.500 tỷ đồng. Khi đường dây bị đánh sập, Nam cùng Hoàng Thành Trung và một số "chân rết" trốn ra nước ngoài. Tuy nhiên, hơn hai tháng trốn truy nã, cuối tháng 10.2017, anh ta quay về đầu thú trên chuyến bay từ Singapore đáp xuống Tân Sơn Nhất (TP.HCM).
Thượng tá Nguyễn Đình Thi (Phó phòng An ninh kinh tế, Công an tỉnh Phú Thọ) cho hay Nam được nhận diện qua những bức ảnh đăng trên báo và Facebook với bộ dạng thư sinh, trắng trẻo. Quan sát thấy người giống Nam nhưng đen, gầy bước ra khỏi cửa máy bay, từ vị trí cách khoảng một mét, ông Thi gọi tên và Nam giật mình quay lại. "Tôi nói công an sẽ đảm bảo an toàn nên anh ta tự tin theo về", thượng tá Thi nhớ lại.
Thượng tá Nguyễn Đình Thi. Ảnh: Phạm Dự.
Tại TP.HCM, cảnh sát cho Nam gặp ba con trai chừng 10 phút, trong đó có cậu út mới được một tuần tuổi. Trước khi rời đi, Nam dặn dò các con nghe lời mẹ, nói "bố phải đi xa một thời gian".
Nam khai trốn sang Singapore rồi tới Nepal nhưng trong lòng day dứt nên về đầu thú. Khi bị di lý về Công an Phú Thọ, Nam đề nghị có thêm thời gian suy nghĩ và đúng một tuần sau khai toàn bộ vụ việc.
Một ngày khai ra nơi giấu hơn 1.000 tỷ đồng
Như nhận định của cơ quan điều tra, Nam ban đầu không nhận đã tổ chức đánh bạc mà chỉ lập game online. Các trinh sát mất vài ngày phân tích bằng các quy định pháp luật, Nam mới nhận đã có vi phạm.
Nam muốn "lập công chuộc tội", xin được ra ngoài để kêu gọi anh em hợp tác làm việc với công an, nhưng Ban chuyên án trả lời là "không thể".
Cuộc gặp giữa Nam với một lãnh đạo cơ quan an ninh điều tra được Ban chuyên án gọi là "cuộc gặp nghìn tỷ" vì ngay sau đó anh ta khai ra hết số tiền hưởng lợi đang để ở đâu, tình nguyện nộp.
Nam khai chuyển 236 tỷ đồng cho người thân để gửi tiết kiệm, mua bất động sản; gửi tiền nhiều nơi dưới dạng sổ tiết kiệm, vàng, tiền mặt, ngoại tệ... Trong đó, Nam gửi bạn ở Quảng Ninh cất giữ 147 tỷ đồng; gửi ngoại tệ, vàng trị giá hơn 140 tỷ đồng ở TP.HCM; nhờ người gửi tiết kiệm hơn 100 tỷ đồng, đứng tên mua 11 căn hộ và gửi tại ngân hàng nước ngoài 3,5 triệu USD.
Nam còn khai chuyển cho nhóm Hoàng Thành Trung cất giữ số vàng trị giá 530 tỷ đồng. Do các bị can này đang bỏ trốn, cơ quan điều tra chưa làm rõ được lời khai.
Kiểm sát viên: Chưa vụ án nào thu được tiền nhanh và nhiều đến vậy
Trong một ngày Nam khai hết tiền giấu ở đâu nhưng mất bảy ngày cơ quan điều tra mới xác định điều đó có thật hay không. Tổ được phân công vào TP.HCM thu tiền tiết kiệm; tổ khác gom vàng, ngọai tệ. Một tổ đi Quảng Ninh thu tiền mặt. Trong 12 ngày, nhà chức trách thu gần 800 tỷ đồng gồm tiền, vàng, ngoại tệ.
Ông Lê Xuân Lộc, đại diện VKS trực tiếp tham gia vụ án từ điều tra đến xét xử, cho hay trong lịch sử tố tụng của Phú Thọ chưa bao giờ có vụ án nào thu hồi tiền được nhiều và nhanh đến vậy.
Phan Sào Nam bị cảnh sát áp giải ra phiên tòa sơ thẩm mở tháng 11.2018. Ảnh: Giang Huy
Số tiền lớn Nam khai giấu ở nhà bạn ở Quảng Ninh, ban đầu cơ quan điều tra còn chưa tin vì sao có thể để hớ hênh như thế. Dẫn các trinh sát tới nơi, gia chủ lúc này mới hay hai thùng đồ Nam nhờ gửi chính là thùng tiền. Trong nhà kho không có khóa cửa, ở xó nhà có hai thùng (cao 80cm, dài hơn2 m, rộng 80cm) được che bạt. Cậy nắp thùng, bên trong chất các cọc tiền cao tới 40cm.
"Phải 10 người mới khiêng nổi hai thùng đó ra xe, chở đến ngân hàng", một điều tra viên kể. Phan Sào Nam ngay sau đó được đưa ra ngân hàng để chứng kiến kiểm đếm. Từ 17h30 đến 22h30, 7 máy đếm tiền hoạt động hết công suất mới kiểm đếm xong, tổng cộng 147 tỷ đồng.
Nam khai gửi khoảng 300 tỷ đồng tại nhà một người bạn ở TP.HCM, nhưng khi cơ quan tố tụng xác minh thì số tiền lên tới 375 tỷ đồng.
Theo một cán bộ an ninh điều tra, Nam đã khai là không thay đổi. Chính Nam cung cấp thông tin về tổng doanh thu của game do lưu lại trên máy tính riêng nhưng khi nhà chức trách đến nơi thì mọi hạch toán bằng tiền mặt, giao dịch đều đã bị "bàn tay vô hình" xóa trước.
Trước phiên tòa sơ thẩm diễn ra hồi cuối năm 2018, khi luật sư hỏi có đồng tình các cơ quan tố tụng bán thu hồi tài sản kê biên nộp vào ngân sách nhà nước không, Nam nhất trí. Nam còn đồng ý bán nốt căn nhà duy nhất gia đình đang ở (mua bằng tiền tiết kiệm từ năm 2013 - trước thời điểm tổ chức game bài) để khắc phục thi hành án.
Chủ tọa phiên tòa sơ thẩm còn cho hay trước phiên xét xử, Nam đã gửi HĐXX bản trình bày nói về những suy nghĩ, phân vân khi khai báo với cơ quan điều tra về tài sản hơn 1.300 tỷ đồng đã nộp. Bị cáo phân tích nếu gửi ngân hàng mỗi ngày sẽ có 200 triệu đồng lãi nhưng nhận thức đã phạm tội nên đồng ý nộp lại tiền.
Tính đến khi xét xử sơ thẩm (tháng 11.2018) cơ quan điều tra đang tạm giữ của Nam hơn 800 tỷ đồng, phong tỏa 77 tỷ đồng trong các tài khoản ngân hàng, kê biên hai nhà, trị giá theo hợp đồng 12,4 tỷ đồng; phong tỏa 13 hợp đồng mua căn hộ, trị giá 139 tỷ đồng, tạm giữ 5 ôtô. Tổng tiền, tài sản Nam đã nộp là hơn 1.300 tỷ đồng.
Tại phiên tòa, Nam bị tuyên phạt 5 năm tù về hai tội: Tổ chức đánh bạc và Rửa tiền. Bị cáo không chống án. Trong phiên phúc thẩm khai mạc ngày 5.2, Nam bị TAND cấp cao tại Hà Nội triệu tập tới phiên xử để làm rõ hành vi của những người khác song bị cáo xin được vắng mặt.
Cáo trạng xác định, Phan Sào Nam làm Chủ tịch HĐQT kiêm Giám đốc công ty VTC Online, có trình độ và am hiểu về công nghệ thông tin, nhưng vì mục đích cá nhân đã tiếp nhận đề nghị của Hoàng Thành Trung (Giám đốc trung tâm phần mềm công ty VTC Intecom) về việc tìm đối tác phát hành phần mềm tổ chức đánh bạc bằng hình thức game bài Rikvip/Tip.Club.
Biết công ty CNC của Dương là công ty bình phong của Cục cảnh sát phòng chống tội phạm Công nghệ cao (C50, Bộ Công an), Nam đã hợp tác làm ăn. Sau 27 tháng vận hành, đường dây đã liên kết với nhiều công ty cung cấp dịch vụ và xây dựng hệ thống gồm 25 đại lý cấp I và gần 6.000 đại lý cấp II để cung cấp dịch vụ chuyển đổi điểm ảo trong game ra tiền thật và ngược lại.
Các bị cáo trong đường dây đã lôi kéo được gần 43.000 tài khoản đăng ký tham gia đánh bạc trực tuyến, tổng thu lời bất chính hơn 9.850 tỷ đồng. Sau khi trừ đi các chi phí đầu tư, vận hành, đường dây thu về 4.700 tỷ đồng.
Theo Bảo Hà - Phạm Dự (VNE)
Xét xử phúc thẩm đường dây đánh bạc liên quan 2 cựu tướng công an TAND cấp cao tại Hà Nội xét xử phúc thẩm đường dây đánh bạc liên quan 2 cựu tướng công an. Dự kiến, hôm nay (5.3) tại trụ sở TAND tỉnh Phú Thọ, TAND cấp cao tại Hà Nội sẽ mở phiên tòa xét xử phúc thẩm đối với 83 bị cáo trong vụ án "tổ chức đánh bạc", "đánh bạc" và "rửa...