Trùm buôn lậu vũ khí khét tiếng thế giới bị bắt tại Bồ Đào Nha
Tên tội phạm bị truy nã gắt gao này được cho là có liên quan đến việc cung cấp vũ khí cho gần như tất cả các cuộc xung đột trên thế giới trong 35 năm qua.
Cơ quan Cảnh sát Liên bang Bỉ hôm 15/8 phát đi thông báo: Jacques Monsieur – một trong những tên trùm buôn lậu vũ khí lớn nhất thế giới nằm trong diện truy nã quốc tế, bị bắt giữ tại Bồ Đào Nha, và chính quyền Bỉ đang có kế hoạch yêu cầu dẫn độ tên này về xét xử. Monsieur được cho là có liên quan đến việc cung cấp vũ khí cho các bên tham chiến trong hầu hết các cuộc xung đợt lớn trong 35 năm qua.
Monsieur, thường được biết đến với biệt danh là “Nguyên soái” hay “Cáo già”, trước đó bị kết án 4 năm tù giam do cung cấp trái phép vũ khí tự động, xe bọc thép, máy bay trực thăng và một số trang bị khác được sử dụng trong các cuộc xung đột, cũng như vận chuyển vũ khí cho Libya, Chad, Pakistan và Iran. Sau khi bản án được đưa ra, hắn ta đã trốn biệt tích từ đó đến nay.
Tên trùm buôn lậu vũ khí này được cho là có liên quan đến việc cung cấp vũ khí cho gần như tất cả các cuộc xung đột trong 35 năm qua. (Ảnh: Pixabay)
Vụ bắt giữ được cảnh sát Bồ Đào Nha thực hiện tại một căn biệt thự ở thành phố Evora. Quá trình truy bắt tên Monsieur diễn ra với sự phối hợp hành động của các cơ quan thực thi pháp luật Pháp, Bỉ và Bồ Đào Nha – Cơ quan Cảnh sát Liên bang Bỉ cho biết.
Tên trùm buôn lậu vũ khí “khét tiếng” thế giới này bị lộ do một hóa đơn chưa thanh toán liên quan đến việc vận chuyển con ngựa từ biệt thự của hắn ta tại Pháp đến Bồ Đào Nha. Manh mối này đã cho phép các nhà điều tra có thể lần theo dấu vết của Monsieur.
Theo giới truyền thông của Bỉ, tên tội phạm bị truy nã gắt gao này được cho là có liên quan đến việc cung cấp vũ khí cho gần như tất cả các cuộc xung đột trong 35 năm qua. Ngay từ những năm 1980, Monsieur đã bị tình nghi là cung cấp vũ khí cho Iran trong cuộc chiến với Iraq.
Video đang HOT
Theo ấn phẩm Soir, tên tội phạm 66 tuổi người Bỉ này sẽ phải đối diện với vành móng ngựa tại Bồ Đào Nhà vào hôm nay, thứ Sáu ngày 16/8.
(Nguồn: RIA)
VĂN ĐỨC
Theo VTC
Những động thái mới trên Bán đảo Triều Tiên
Hơn một tháng kể từ sau cuộc gặp giữa hai nhà lãnh đạo Mỹ - Triều Tiên tại Khu phi quân sự (DMZ) ngày 30-6, nơi Tổng thống Donald Trump và Chủ tịch Kim Jong-un nhất trí nối lại các cuộc đàm phán hạt nhân cấp chuyên viên, Bình Nhưỡng đã tiến hành 5 vụ thử tên lửa.
Cùng với đó, lần đầu tiên trong vòng 10 năm, Ngoại trưởng Triều Tiên không tham dự Diễn đàn khu vực Hiệp hội Các quốc gia Đông Nam Á (ARF).
Câu hỏi mà nhiều người đặt ra là: Cần phải diễn giải những động thái này của Triều Tiên như thế nào bởi nếu nhìn bề ngoài thì chúng dường như mâu thuẫn với nhau - nhà lãnh đạo Kim Jong-un nhất trí nối lại các cuộc đàm phán nhưng ngay sau đó lại tiến hành 5 vụ thử tên lửa chỉ trong vòng 2 tuần. Liệu Triều Tiên có thực sự nghiêm túc và chân thành khi nói về các cuộc đàm phán hạt nhân hay không?
Nhiều ý kiến cho rằng những sự kiện gần đây rõ ràng cho thấy Triều Tiên vẫn chưa sẵn sàng nối lại các cuộc đàm phán cấp chuyên viên. Việc nước này không cử Ngoại trưởng Ri Yong Ho tới tham dự ARF cho thấy Triều Tiên muốn tránh để ông Ri Yong Ho rơi vào tình thế khó xử ở diễn đàn này, đặc biệt là sau các vụ thử tên lửa gần đây.
Tuy nhiên, giới phân tích cho rằng những động thái này là một phần trong chiến thuật đàm phán, Bình Nhưỡng muốn gia tăng vị thế đàm phán của họ trước khi các cuộc đàm phán được nối lại.
Theo đánh giá, các vụ thử tên lửa gần đây của Triều Tiên nên được nhìn nhận như những tín hiệu phát đi từ Bình Nhưỡng chứ không phải các hành động khiêu khích bởi tên lửa mà Triều Tiên thử rơi xuống vùng lãnh hải của nước này, không đe dọa đến khu vực. Các vụ thử tên lửa tầm ngắn đó cũng không gây ra những phản ứng giận dữ từ Mỹ và Hàn Quốc, hai nước vẫn đang nóng lòng muốn nối lại các cuộc đàm phán với Triều Tiên.
Nếu Triều Tiên quyết định sử dụng quân "át chủ bài" là phóng tên lửa đạn đạo tầm trung, với tính toán rằng điều đó sẽ khiến Mỹ đưa ra lập trường đàm phán mềm mỏng hơn theo hướng có lợi cho Bình Nhưỡng thì có lẽ nước này đã nhầm bởi vụ phóng đó chắc chắn sẽ gây ra những lời chỉ trích mạnh mẽ hơn từ phía Mỹ và Hàn Quốc. Chính vì thế, có lẽ Triều Tiên sẽ vẫn tiếp tục tiến hành các vụ thử tên lửa tầm ngắn mang tính chiến thuật hiện nay để lái các cuộc đàm phán theo hướng họ mong muốn và vào thời điểm họ lựa chọn.
Vụ thử vũ khí thứ tư của Triều Tiên, trùng thời điểm Mỹ và Hàn Quốc bắt đầu cuộc tập trận chung kéo dài đến 20-8.
Tính đến thời điểm này, cả Tổng thống Donald Trump và Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in vẫn giữ được uy tín vì Triều Tiên tiếp tục thực hiện cam kết ngừng thử tên lửa tầm trung. Tuy nhiên, nếu Triều Tiên tiến hành một vụ thử tên lửa đạn đạo tầm trung thì có lẽ hành động đó sẽ đẩy cả Tổng thống Donald Trump lẫn Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in vào tình thế khó xử và Chính phủ Mỹ lẫn Chính phủ Hàn Quốc sẽ phải đối mặt với những lời chỉ trích gay gắt hơn từ phía người dân hai nước bởi họ cho rằng hai nhà lãnh đạo của họ không có khả năng "ghìm cương" Triều Tiên.
Khi đó, cả Mỹ và Hàn Quốc sẽ phải hành động mạnh tay với Triều Tiên hơn, cho dù hai nước này vẫn mong muốn trao cho ông Kim Jong-un mọi cơ hội có thể để ông này thực hiện các kế hoạch phi hạt nhân.
Trong khi đó, nhà lãnh đạo Triều Tiên cũng cần phải tự kiềm chế, tránh làm leo thang căng thẳng bằng việc tiến hành các vụ phóng tên lửa tầm xa hơn bởi bất kỳ hành động nào như vậy, với những tính toán sai lầm, cũng dễ dàng đẩy tình hình quay lại thời kỳ "bão lửa và thịnh nộ" hồi năm 2017, thời điểm trước khi diễn ra các hội nghị thượng đỉnh Mỹ-Triều.
Nếu kịch bản này diễn ra, chính sách "bên miệng hố chiến tranh" mà Triều Tiên đang vận dụng sẽ bị đẩy đi quá xa và trở nên cực kỳ nguy hiểm, điều đó sẽ không mang lại lợi ích cho bất kỳ nước nào chứ không chỉ riêng Bình Nhưỡng.
Tuy nhiên, có một thực tế là Tổng thống Trump đã tỏ ra coi nhẹ các vụ thử vũ khí gần đây của Bình Nhưỡng, gọi chúng là "những vụ thử nhỏ hơn" không liên quan đến chất nổ hạt nhân hay tên lửa đạn đạo liên lục địa. Giới phân tích cho rằng, chính thái độ này của ông Donald Trump đã giúp Triều Tiên rảnh tay phát triển và thử tên lửa tầm ngắn.
Theo Chính phủ Hàn Quốc, đến nay ông Kim Jong-un đã gửi khoảng 12 lá thư cho ông Donald Trump và trong lá thư mới nhất, nhà lãnh đạo Triều Tiên đã xin lỗi Tổng thống Mỹ về các vụ thử tên lửa gần đây. Giáo sư Leif-Eric Easley, làm việc tại Đại học Ewha, cho rằng khi ưu tiên trao đổi trực tiếp với ông Donald Trump, ông Kim Jong-un dường như muốn "đào sâu hố ngăn cách giữa Washington và Seoul" nhằm làm suy yếu liên minh lịch sử Mỹ-Hàn.
Trong khi đó, ông Shin Beom-chul - nhà phân tích làm việc tại Viện Nghiên cứu chính sách Asan ở Seoul - cho rằng việc Tổng thống Donald Trump coi nhẹ các vụ thử tên lửa gần đây của Triều Tiên chẳng khác nào việc ông ta tán thành các vụ thử tên lửa này. Ông Shin nói: "Nếu ông Kim Jong-un nghĩ rằng các vụ thử tên lửa này có thể làm phương hại đến động lực của các cuộc đối thoại Mỹ-Triều thì hẳn ông ta sẽ kiềm chế. Tuy nhiên, hiện giờ mọi việc diễn ra như thể Triều Tiên đã được cấp phép thử tên lửa tầm ngắn".
Và, cho dù với bất kỳ lý do nào, các vũ khí mới được phô bày trong các đợt thử nghiệm mới nhất cho thấy Bình Nhưỡng dường như vẫn quyết tâm mở rộng kho vũ khí hạt nhân của mình bằng một chương trình dự phòng và bí mật. Vụ phóng tên lửa cho thấy Triều Tiên đang cố gắng đa dạng hóa phạm vi và quỹ đạo của tên lửa để "áp đảo" và "trốn tránh" hệ thống phòng thủ tên lửa của Hàn Quốc, trong khi loại tàu ngầm mới (được cho là trang bị tên lửa hạt nhân) mang lại cho Bình Nhưỡng một khả năng răn đe khó phát hiện dưới biển, điều này sẽ làm phức tạp hóa các kế hoạch chiến tranh của Mỹ và Hàn Quốc.
Một diễn biến đáng chú ý khác là sự vắng mặt bất thường của Ngoại trưởng Triều Tiên Ri Yong-ho tại diễn đàn ARF. Các nhà phân tích đã hy vọng ông Ri sẽ có cuộc gặp bên lề với Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo. Tuy nhiên, khi Triều Tiên tiếp tục thử nhiều tên lửa hơn và chỉ trích cuộc tập trận quân sự chung Mỹ-Hàn, mối quan tâm của họ đối với các cuộc đàm phán cấp chuyên viên trong tương lai sẽ bị đặt dấu hỏi.
Quang Nguyễn
Lộ diện hệ thống phun lửa hạng nặng trên khung gầm Armata của Nga Trên các trang mạng và diễn đàn quân sự nước Nga đã xuất hiện hình ảnh đầu tiên của hệ thống phun lửa hạng nặng (hay còn gọi là pháo phản lực nhiệt áp) TOS-2 Armata. Trong biên chế trang bị của Quân đội Nga có một thứ vũ khí đặc biệt với sức mạnh vô cùng khủng khiếp, đó là pháo phản...