Trùm băng nhóm Haiti ra tuyên bố mới
Sau 3 ngày tạm yên ắng khi giới chức Haiti thúc đẩy đàm phán để thành lập chính quyền chuyển tiếp lâm thời trước cuộc tổng tuyển cử chính thức, tiếng súng đã vang lên khắp thủ đô Port-au-Prince.
AFP hôm 15.3 đưa tin các băng nhóm tội phạm đã đốt nhà cảnh sát trưởng quốc gia Frantz Elbe, xả súng và tấn công học viện cảnh sát. Các vụ xả súng cũng nổ ra gần sân bay Toussaint Louverture, nơi đang tạm đóng cửa để sửa chữa.
Thủ lĩnh Jimmy “Barbecue” Cherizier. Ảnh REUTERS
Chiều tối 14.3 (giờ địa phương), một vụ hỏa hoạn khác đã bùng phát tại nhà tù chính, nơi những người có vũ trang đã phóng thích một số tù nhân hồi đầu tháng này, theo Reuters. Đám cháy được dập tắt, song vẫn chưa rõ số người đã trốn thoát cũng như nguyên nhân dẫn đến vụ việc.
Tình trạng chính trị bất ổn khiến sự hiện diện của quốc tế vốn đã thưa thớt lại càng thêm giảm sút ở quốc gia vùng Caribe. Mặc dù Tổng thống William Ruto của Kenya cam kết cử cảnh sát đến Haiti để giúp ngăn chặn bạo lực, song các sứ mệnh an ninh vẫn chưa được ấn định thời điểm bắt đầu, theo báo The Star. Sau hàng loạt vấn đề, quyền Thủ tướng Haiti Michel Boisvert gia hạn lệnh giới nghiêm vào ban đêm đến hết ngày 17.3.
Video đang HOT
Trong khi đó, ông Jimmy “Barbecue” Cherizier, người đứng đầu liên minh băng nhóm ở Haiti, đã tuyên bố sẽ tiếp tục chiến đấu, bất chấp việc Thủ tướng Ariel Henry đã đồng ý từ chức theo yêu cầu của các nhóm vũ trang. Theo thủ lĩnh này, quyết định của ông Henry chỉ là “bước đầu tiên trong trận chiến” ở quốc đảo 11 triệu dân. Ông Cherizier cũng ra thông điệp đe dọa nhằm vào các nhà lãnh đạo chính trị sẽ tham gia hội đồng chuyển tiếp, nói rằng nếu những người này muốn điều hành Haiti thì gia đình của họ phải ở lại đây.
Cơ quan chuyển tiếp sẽ có 7 thành viên đến từ các đảng chính trị và các nhóm tư nhân. Những người này có nhiệm vụ nhanh chóng bổ nhiệm một thủ tướng lâm thời. Một số nguồn tin tiết lộ với AFP rằng 6 trong số các tổ chức được chọn làm cơ quan quản lý lâm thời đã chọn ra đại diện của họ và thông báo cho Cộng đồng Caribe, cơ quan tham gia bàn thảo về khủng hoảng.
Tuy nhiên, đảng cánh tả nhỏ Pitit Desalin đã từ chối tham gia và các cuộc đàm phán đang được tiến hành để tìm đại diện khác thay thế. Trong khi đó, một nhóm trung thành với ông Henry không thể thống nhất chọn 1 đại biểu duy nhất và muốn nêu tên 3 người vào cơ quan chuyển tiếp.
Vũ khí băng nhóm bạo lực dùng ở Haiti đến từ Mỹ?
Các chuyên gia cho biết hầu hết súng ở Haiti được nhập lậu từ các bang có luật sử dụng súng lỏng lẻo ở Mỹ như Florida, Arizona và Georgia, theo The Guardian ngày 14.3.
Theo các chuyên gia, tình trạng bạo lực đang diễn ra ở Haiti được thúc đẩy bởi làn sóng nhập lậu súng và vũ khí từ Mỹ.
Bất chấp việc Haiti thiếu khả năng sản xuất súng, các băng nhóm vẫn sử dụng các loại súng trường, súng ngắn và vũ khí tự động công suất lớn trên đường phố ở thủ đô Port-au-Prince (Haiti). Theo các chuyên gia, phần lớn các loại khí tài này có nguồn gốc trực tiếp từ Mỹ. Điển hình là các bang có luật sử dụng súng lỏng lẻo như Florida, Arizona và Georgia.
1 băng nhóm tại thủ đô Port-au-Prince (Haiti). ẢNH REUTERS
Hoạt động buôn bán bí mật này đã cung cấp cho các băng nhóm Haiti 1 kho vũ khí đa dạng và vượt trội hơn nhiều hơn so với lực lượng cảnh sát của đất nước.
Với ước tính khoảng 500.000 vũ khí loại nhỏ đang được lưu hành, chỉ một phần nhỏ trong số đó được đăng ký hợp pháp, theo một báo cáo của Ủy ban giải trừ quân bị của Haiti công bố vào năm 2020. Hiện nay, con số này có thể cao hơn do hoạt động buôn lậu gia tăng trong những năm gần đây.
Chuyên gia an ninh của Viện Igarapé Robert Muggah (Brazil) nhấn mạnh vai trò của "người mua trung gian" trong việc giao dịch súng từ Mỹ, đặc biệt là ở các bang có quy định súng yếu kém.
Ông Muggah nói: "Vũ khí dễ dàng tiếp cận từ Mỹ là một trong nhiều yếu tố khiến tình hình bất ổn ở Haiti trở nên sâu sắc hơn".
Theo ông, kho vũ khí này, từ súng ngắn đến súng trường cấp quân sự góp phần làm gia tăng tội phạm bạo lực, bắt cóc và di tản trong nước.
Các vụ bắt giữ gần đây đã cho thấy những kẻ buôn lậu hoạt động dễ dàng, thu thập vũ khí bằng nhiều cách khác nhau và buôn lậu chúng vào Haiti.
Điển hình, vào tháng 2, các công tố viên Mỹ đã buộc tội 2 thành viên cấp cao của 400 Mawozo - băng nhóm chuyên bắt bóc, cướp của và có địa bàn hoạt động riêng tại Haiti. Các nhà điều tra đã phát hiện ra 1 kho vũ khí gồm ít nhất 24 khẩu súng, sau khi lần theo dấu vết giao dịch tại một số cửa hàng ở các thành phố Miami, Orlando và Pompano Beach của Florida (Mỹ), theo một bản cáo trạng chưa được niêm phong.
Hình ảnh minh họa kho vũ khí nhập lậu bị phát hiện. ẢNH REUTERS
Chính quyền Mỹ đã nỗ lực ngăn chặn hoạt động buôn lậu này, nhưng thách thức vẫn tồn tại do khối lượng hàng hóa qua biên giới quá lớn và thiếu nguồn lực để kiểm tra các chuyến hàng. Bên cạnh đó, lực lượng hải quan và biên giới của chính phủ Haiti cũng thiếu nguồn lực, càng làm vấn đề trở nên trầm trọng hơn.
Ngoài ra, các đường băng bí mật rải rác khắp Haiti cũng tiếp tay cho hoạt động buôn lậu vũ khí. Trong khi đó, Liên Hiệp Quốc cũng cảnh báo rằng có tới 30 máy bay tư nhân được đăng ký ở Mỹ đang hoạt động tại Haiti, càng làm phức tạp thêm nỗ lực theo dõi, vì Cục Hàng không Liên bang Mỹ không bắt buộc phải nộp kế hoạch bay chính thức khi bay ở độ cao dưới 18.000 feet (5.486 m).
Theo ông Muggah, khi nào nhu cầu mua súng ống và đạn dược vẫn còn thì hoạt động buôn lậu từ Mỹ sang các nước láng giềng, kể cả Haiti sẽ vẫn tiếp diễn.
Thủ lĩnh băng nhóm đe dọa các chính trị gia Haiti giữa làn sóng bạo lực mới Một thủ lĩnh băng nhóm khét tiếng ở Haiti đã có những lời lẽ đe dọa các quan chức dự kiến tham gia một hội đồng chuyển giao quyền lực, trong bối cảnh bạo lực leo thang trở lại ở thủ đô quốc gia Caribe. Sau khi Thủ tướng Ariel Henry công bố ý định từ chức hôm 11.3, thủ đô Port-au-Prince của...