Trục vớt báu vật của đế chế Hy Lạp lộ bí mật bất ngờ
Các chuyên gia mới trục vớt được một mỏ neo có niên đại vào thế kỷ 3 hoặc 4 trước Công nguyên ở Địa Trung Hải, gần Sicily. Báu vật của đế chế Hy Lạp có một biểu tượng hình cá heo hé lộ bí mật lớn.
Mới đây, các chuyên gia tiến hành trục vớt một báu vật của đế chế Hy Lạp có niên đại vào thế kỷ 3 hoặc 4 trước Công nguyên ở Địa Trung Hải, gần Sicily. Đó là một mỏ neo khoảng 2.300 tuổi.
Theo các chuyên gia, chiếc mỏ neo làm bằng chì có một biểu tượng hình cá heo ở trên bề mặt.
Biểu tượng cá heo này được người Hy Lạp dùng để tôn vinh nữ thần Aphrodite.
Video đang HOT
Trong thần thoại Hy Lạp, nữ thần Aphrodite được ca ngợi với vai trò bảo vệ những người đi biển.
Chính vì vậy, những người đi biển thường chạm khắc biểu tượng cá heo với hy vọng nữ thần Aphrodite sẽ bảo vệ họ an toàn trong những chuyến đi biển.
Dưới sự che chở của nữ thần Aphrodite, tàu thuyền đi biển sẽ tránh được những tai ương, thảm kịch đắm tàu kinh hoàng.
Niên đại của chiếc mỏ neo trên cũng hé lộ một sự thật bất ngờ. Cụ thể, vào thế kỷ 3 hoặc 4 trước Công nguyên, các quốc gia ở khu vực Địa Trung Hải ở trong giai đoạn chuyển giao quyền lực với nhiều biến động lớn.
Vào thời điểm ấy, Alexander Đại đế băng hà vào năm 323 trước Công nguyên. Sau đó là sự xuất hiện của đế chế La Mã vào khoảng năm 31 trước Công nguyên.
Những sự kiện lớn này đã ảnh hưởng không nhỏ đến tình hình kinh tế – chính trị – văn hóa tại khu vực Địa Trung Hải.
Mỏ neo 2.300 năm tuổi khắc biểu tượng nữ thần tình yêu
Mỏ neo cổ xưa khắc hình cá heo nhằm triệu hồi sức mạnh của nữ thần Hy Lạp Aphrodite, giúp thủy thủ vượt qua vùng biển dữ.
Thợ lặn trục vớt mỏ neo 2.300 năm tuổi. Ảnh: Soprintendenza del Mare.
Marcello Basile, quản lý một trung tâm lặn, phát hiện mỏ neo ở độ sâu khoảng 19 mét trong vùng biển Địa Trung Hải gần Sicily, Italy, Ancient Origins hôm 31/5 đưa tin. Trước đó, các nhà khoa học cũng từng phát hiện nhiều vật dụng và di tích thời cổ đại ở khu vực này. Sau khi nhận được thông báo từ Basile, nhà chức trách phối hợp với tổ chức môi trường và di sản Soprintendenza del Mare tiến hành trục vớt.
Mỏ neo mới phát hiện khả năng cao thuộc về một con tàu Hy Lạp. Nó khắc hình cá heo tượng trưng cho Aphrodite, nữ thần tình yêu và sắc đẹp của Hy Lạp, cũng được coi là thần bảo vệ người đi biển. Một số biểu tượng khác của Aphrodite là thiên nga và hoa hồng.
Hình khắc cá heo trên mỏ neo nhằm giúp các thủy thủ xua tan vận rủi. Ảnh: Soprintendenza del Mare.
Các chuyên gia ước tính mỏ neo tồn tại từ thế kỷ 3 hoặc 4 trước Công nguyên, trong thời kỳ Hy Lạp Hóa (Hellenistic). Thời kỳ này kéo dài từ khi Alexander Đại Đế qua đời (năm 323 trước Công nguyên) cho đến lúc Đế quốc La Mã xuất hiện (khoảng năm 31 trước Công nguyên). Hiện mỏ neo đã được đưa tới thành phố Palermo để nghiên cứu.
Trong thế giới cổ đại, người đi biển phải đối mặt với rất nhiều nguy hiểm, trong đó có bão và hải tặc. Hình khắc cá heo nhằm triệu hồi sức mạnh của Aphrodite, dẫn dắt họ vượt qua vùng nước dữ và các xác tàu đắm, theo hai nhà khảo cổ Roberto La Rocca và Francesca Oliveri. Những mỏ neo khắc biểu tượng xua tan vận rủi thường nhỏ nhất và ở lại lâu nhất trên thuyền, chỉ được thả xuống như một tia hy vọng cuối cùng.
Những phát minh cổ đại vẫn được sử dụng đến... ngày nay Những phát minh cổ đại này vẫn giữ nguyên được hình dạng cũng như chức năng nguyên bản từ lúc được phát minh ra hàng nghìn năm trước. Khoảng năm 300 trước Công nguyên, người Hy Lạp đã tạo ra vòi hoa sen. Những hình ảnh trên các lọ hoa đã khắc họa hình ảnh vận động viên nữ sử dụng vòi hoa...