Trực thăng xuyên đêm, cứu bệnh nhân nhồi máu cơ tim trên đảo Trường Sa
Sau chẩn đoán bệnh nhân bị nhồi máu cơ tim, tiên lượng xấu vượt khả năng điều trị của bệnh xá trên đảo, các bác sĩ đã liên hệ nhờ hỗ trợ từ đất liền. Ngay trong đêm, chuyến bay vượt biển đã đưa người bệnh về đất liền cứu chữa.
Bệnh nhân được trực thăng xuyên màn đêm, vượt biển đưa về đất liền
Bệnh nhân vừa gặp tình trạng nguy cấp là anh Nguyễn Công Chính (43 tuổi, quê Thái Bình) hiện đang làm công nhân quản lý hải đăng trên đảo Đá Lát thuộc quần đảo Trường Sa, Việt Nam. Ngày 23/5, anh có biểu hiện đau ngực, khó thở được chuyển tới bệnh xá Trường Sa cấp cứu.
Tại đây, qua thăm khám bác sĩ chẩn đoán bệnh nhân bị nhồi máu cơ tim, tiên lượng xấu. Tình trạng bệnh nặng anh Công Chính phải đối mặt, những điều kiện y tế ở đảo không đủ đáp ứng nên các bác sĩ đã liên hệ vào đất liền nhờ hỗ trợ.
Bệnh viện Quân Y 175 đã tiến hành hội chẩn trực tuyến với Trạm Y tế trên đảo Trường Sa Lớn và chẩn đoán ban đầu nhồi máu cơ tim trước, rộng giai đoạn cấp, tiên lượng nặng, nguy cơ suy tim tiến triển, rối loạn nhịp tim, sốc tim. Bệnh viện đã hỗ trợ chuyên môn, hướng dẫn các y bác sĩ trên đảo bổ sung thêm việc cấp cứu tại chỗ, theo dõi sát và sẵn sàng xử lý các biến chứng.
Ngay trong đêm, bệnh viện đã xin lệnh và được chấp thuận phương án vận chuyển bệnh nhân về Bệnh viện Quân y 175. Sau khi nhận lệnh khẩn cấp lúc 20h20 ngày 23/5, chiếc trực thăng thuộc Tổng công ty trực thăng Việt Nam cất cánh tại Tân Sơn Nhất mang theo dụng cụ y tế cùng 3 bác sĩ Bệnh viện Quân y 175 xuyên màn đêm, vượt biển ra đảo Trường Sa Lớn. Lúc 11h cùng ngày, chuyến bay hạ cánh xuống Trường Sa lớn.
Nhờ được hỗ trợ kịp thời, bệnh nhân đã qua được cơn nguy kịch
Video đang HOT
Sau thăm khám, bác sĩ đã đặt máy monitor, can thiệp kiểm soát tim bệnh nhân. Khi các chỉ số sinh hiệu của người bệnh tạm ổn, trong đêm trực thăng tiếp tục cất cánh trở về đất liền lúc 2h 55 ngày 24/5. Sau khi hạ cánh xuống sân bay Tân Sơn Nhất, người bệnh được xe cấp cứu đưa thẳng về Bệnh viện Quân Y 175.
Sáng 24/5, Đại tá – Tiến sĩ Trương Đình Cẩm, Phó giám đốc bệnh viện cho biết: Khi vào viện, tri giác bệnh nhân khá tốt. Bệnh viện đã hội chẩn liên chuyên khoa ngay trong đêm và xác định, bệnh nhân bị nhồi máu cơ tim vùng trước rộng, bệnh cảnh nặng. Kết quả chụp mạch vành xác định bệnh nhân bị tổn thương tắc hoàn toàn nhánh LAD từ đoạn 1.
Sau hội chẩn, bệnh nhân đã được các bác sĩ can thiệp nong và đặt 2 stent thành công. Sau can thiệp, người bệnh đang được theo dõi, điều trị tại khoa Hồi sức Tích cực. Hiện bệnh nhân đã tỉnh táo, tiếp xúc tốt, hết đau ngực, sinh hiệu ổn, tạm qua được cơn nguy kịch.
Vân Sơn
Theo Dân trí
Tăng phụ nữ trẻ bị u nhầy tim
75% u nhầy nhĩ trái gặp phải ở nữ và ngày càng trẻ hóa. Bệnh dễ gây nhồi máu cơ tim cấp hoặc nhồi máu não do một phần khối u bung ra, trôi theo dòng máu làm tắc mạch máu đến tim và não.
Nội soi 3D lấy u nhầy tim - Ảnh: HÀ LINH
Điều đặc biệt nguy hiểm là bệnh có triệu chứng rất mơ hồ, thậm chí triệu chứng đầu tiên là đột tử nên dễ gây tử vong.
"U nhầy nhĩ trái có một số dấu hiệu như tiếng thổi ở tim có thể nghe thấy khi khám lâm sàng. Một vài trường hợp không có triệu chứng được phát hiện khi kiểm tra X-quang định kỳ thấy bóng tim to. Có thể ghi điện tâm đồ, làm siêu âm tim và thông tim để chẩn đoán xác định"
GS.TS Lê Ngọc Thành
Nguy hiểm
Chị Đỗ Thị H. (32 tuổi, ở Hà Nội) đang khỏe mạnh, sáng dậy chuẩn bị đưa con đi học bỗng nhiên đau ngực, khó thở dữ dội... Người nhà vội vàng đưa chị tới cấp cứu tại Bệnh viện E. Siêu âm cho thấy chị bị u nhầy nhĩ trái kích thước lớn 6cm bịt gần hết lỗ van hai lá, khối u di động cản trở hoàn toàn đường vận chuyển máu từ tĩnh mạch phổi xuống thất trái, khiến máu không về được tim... Đặc biệt nguy hiểm là khối u có nguy cơ vỡ, bệnh nhân có thể đột tử tức thì, hoặc nhẹ hơn là liệt khi tắc mạch não, thiếu máu tạng, chi...
Chỉ trong vòng chưa đến 1 giờ người bệnh đã được chuyển đến phòng mổ. Các bác sĩ nội soi toàn bộ có sự hỗ trợ của kỹ thuật 3D lấy hết toàn bộ khối u nhầy.
Tương tự, chị Nguyễn Thị Đ. (39 tuổi, ở Vĩnh Phúc) đang đi khám phụ khoa tại Bệnh viện E thì có biểu hiện đau ngực, khó thở dữ dội... Ngay lập tức chị được chuyển sang cấp cứu tại Trung tâm tim mạch của bệnh viện. Kết quả siêu âm chị bị u nhầy nhĩ trái kích thước lớn bịt hết van tim và được phẫu thuật cấp cứu thành công.
GS.TS Lê Ngọc Thành, giám đốc Bệnh viện E, cho biết cả hai trường hợp trên rất may mắn vì nhà gần và đang ở trong bệnh viện nên được phẫu thuật kịp thời. Trước đó, ông có gặp một bệnh nhân còn rất trẻ thường xuyên đi kiểm tra sức khỏe định kỳ nhưng không siêu âm tim và trong một lần đang giảng bài chị gục ngã. Khi vào viện cấp cứu thì nửa thân người chị đã tím đen. Kết quả xét nghiệm, chiếu chụp cho thấy chị bị u nhầy ở tim, một phần khối u ở tim bung ra làm tắc mạch máu. Do nhập viện quá muộn nên chị đã tử vong.
Ngày càng nhiều người trẻ mắc bệnh
Ông Thành phân tích u nhầy nhĩ trái là loại u không ung thư nằm trong buồng nhĩ trái. Khối u phát triển từ vách ngăn của hai tâm nhĩ (vách liên nhĩ). Đây là loại u xuất phát tại tim (u nguyên phát) hay gặp nhất, trong đó 75% u nhầy nằm ở tâm nhĩ trái, 25% nằm ở tâm nhĩ phải. Bệnh có thể gặp ở mọi lứa tuổi cả nam và nữ nhưng có tới 75% bệnh nhân u nhầy nhĩ trái là nữ, tuổi phát hiện bệnh từ 3 đến 83 tuổi, tuổi trung bình là 37 và ngày càng nhiều người trẻ mắc bệnh.
Triệu chứng thường gặp là khó thở khi gắng sức (75%). Nếu nặng hơn, bệnh nhân có thể khó thở phải nằm đầu cao, những cơn khó thở kịch phát về đêm và nặng nhất là phù phổi cấp, một tình trạng cấp cứu đòi hỏi phải điều trị khẩn. Đặc biệt, 20% trường hợp có thể xảy ra ngất, nguyên nhân là u tạm thời làm bít tắc lỗ van 2 lá. Yếu liệt nửa người hoặc các dấu hiệu thần kinh khác do một phần khối u bung ra, theo dòng máu làm tắc các mạch máu nuôi não.
Nên chữa tận gốc
Siêu âm tim là phương tiện chẩn đoán hiệu quả, không xâm lấn với độ chính xác cao bệnh u nhầy nhĩ trái. Bên cạnh đó, bệnh nhân cần được thực hiện những xét nghiệm thường quy khác để đánh giá nguy cơ khi phẫu thuật.
Ông Thành cho hay khi được chẩn đoán u nhầy nhĩ trái, bệnh nhân cần phẫu thuật để lấy sạch u nhằm tránh những biến chứng nguy hiểm mà u có thể gây ra. Trước đây, để phẫu thuật u nhầy, các bác sĩ phải tiến hành biện pháp mổ mở với vết mổ rất dài từ 20-25cm và phải cưa xương ức, sau đó xương ức của bệnh nhân được khâu lại bằng chỉ thép. Cách thức này không chỉ gây sẹo xấu, đau nhiều sau mổ mà còn có nguy cơ viêm xương ức.
Hiện nay đã có nội soi công nghệ 3D trong mổ lấy u, các dấu vết để lại chỉ là các vết sẹo nhỏ 1-1,5cm ở các góc khuất cơ thể.
Đột tử vì không biết bệnh
GS.TS Lê Ngọc Thành cho biết rất nhiều trường hợp đột tử đáng tiếc do không biết mình có bệnh lý ở tim. Nhiều người rất chăm đi khám sức khỏe định kỳ mà bỏ qua siêu âm tim vì không thấy có biểu hiện bệnh lý ở tim. Họ không biết rằng rất nhiều bệnh tim không có biểu hiện hoặc khi có biểu hiện thì bệnh đã ở giai đoạn nặng.
U nhầy nhĩ trái là một bệnh lý rất nguy hiểm với những biến chứng nặng nề nhưng triệu chứng bệnh lại rất mơ hồ, có trường hợp không có triệu chứng cho đến biểu hiện đầu tiên là đột tử.
HÀ LINH
Theo tuoitre.vn
Ai cũng thích hợp với đi bộ, vận động? Sai rồi! Đi bộ là một bài thể dục phổ biến với nhiều người ở mọi lứa tuổi. Tuy nhiên, không phải ai cũng nắm rõ những điều dưới đây. Hãy nghiên cứu kỹ bài viết này để đảm bảo sức khỏe cho bản thân và gia đình. 4 dạng người cần lưu ý trước khi đi bộ thể dục: 1. Người mắc bệnh mạch...