Trực thăng vũ trang Trung Quốc bị chê chỉ ‘đẹp mã’
Giới quân sự cho rằng trực thăng vũ trang Z-19E Trung Quốc mới công bố có vẻ ngoài đẹp mắt, nhưng tính năng chiến đấu không thực sự nổi bật.
Trực thăng Z-19E bay thử chuyến đầu tiên. Ảnh: ESCN.
Tập đoàn công nghiệp máy bay AVIC ở Cáp Nhĩ Tân, Trung Quốc hôm 18/5 thực hiện lần bay thử nghiệm đầu tiên đối với trực thăng tấn công Z-19E mới nhất. Truyền thông Trung Quốc cho biết Z-19E là trực thăng dành riêng cho xuất khẩu đầu tiên được chế tạo đặc biệt cho nhiệm vụ tấn công, theo Sputnik.
Trang bị ít nhất 8 tên lửa chống tăng và diệt thiết giáp, Z-19E được cho là có thể lấp chỗ trống về năng lực tấn công mặt đất của nhiều quốc gia. Máy bay cũng được trang bị công nghệ kết nối với lực lượng đặc nhiệm trong các nhiệm vụ trinh sát. Nhà sản xuất khẳng định Z-19E có thể hoạt động cả ngày lẫn đêm, khả năng cơ động và độ an toàn cao, bảo đảm sinh mạng cho tổ lái. Bên cạnh đó, trực thăng này còn được trang bị giao diện tiếng Anh, phù hợp với nhiều quốc gia.
Các nhà phân tích tại kênh truyền hình quốc phòng Nga Zvezda thể hiện sự ấn tượng với vẻ ngoài của mẫu Z-19E, nhưng cũng đặt nhiều dấu hỏi về tính năng của loại trực thăng này. Chuyên gia Dmitri Yurov khẳng định Z-19E trông giống một máy bay không người lái tàng hình hơn là trực thăng tấn công.
“Liệu có chỗ đứng nào cho một cỗ máy đầy vẻ tương lai như vậy ngoài Trung Quốc không? Nhu cầu mua trực thăng vũ trang hiện đại được quyết định bởi ba yếu tố cơ bản, đó là khả năng phòng vệ, vũ khí tấn công và chi phí (PAC)”, ông Yurov cho biết.
Trong điều kiện chiến tranh hiện đại, trực thăng vũ trang cần được bảo vệ ở mức tối đa. Ngay cả những cuộc xung đột nhỏ có thể chứng kiến sự xuất hiện của những vũ khí nguy hiểm, đủ sức tiêu diệt trực thăng hiện đại như pháo phòng không và tên lửa vác vai. Tuy nhiên, nhà sản xuất trực thăng Trung Quốc dường như đã quên bài học này.
Tên lửa chống tăng và ụ pháo trên Z-19E. Ảnh: ESCN.
Z-19E có thiết kế thân dài và hẹp, được cho là chế tạo từ vật liệu composite nhẹ. Điều này khiến nó giống mẫu Eurocopter Tiger do Pháp và Đức hợp tác sản xuất, vốn được quảng cáo là đủ sức chống đạn 23 mm phòng không của Liên Xô. Tuy nhiên, khả năng bảo vệ này chưa bao giờ được kiểm chứng trong chiến đấu thực tế.
Đại tá Yuri Pogrebnyak, cựu phi công Mi-24 từng tham chiến tại Afghanistan, cho rằng cần đặt dấu hỏi về việc sử dụng giáp phòng vệ nhẹ trên trực thăng tấn công. Ông khẳng định công nghệ vật liệu vỏ giáp composite đã tiến bộ rất nhiều, nhưng không có gì bảo đảm việc Z-19E sẽ chịu được các phát đạn bắn thẳng từ pháo 23 mm hoặc 12,7 mm.
Video đang HOT
Các chuyên gia Nga đánh giá hệ thống động cơ, cánh quạt ẩn trong đuôi và vẻ ngoài tàng hình của Z-19E đều giống với dự án Eurocopter Tiger ra đời cách đây gần 30 năm, không còn đáp ứng được nhu cầu của chiến tranh hiện đại.
Họ khẳng định Z-19E có tính năng kém xa WZ-10, trực thăng tấn công chủ lực trong biên chế Trung Quốc. Sự ra đời của Z-19E có thể chỉ là cách Bắc Kinh thăm dò thị trường trực thăng vũ trang trên thế giới, nhưng các khách hàng nhiều khả năng sẽ ít bị hấp dẫn bởi loại máy bay này.
Những khách hàng lớn muốn nâng cấp không quân thường tập trung vào trực thăng vũ trang được trang bị vỏ giáp và vũ khí hạng nặng, có khả năng tiêu diệt tăng thiết giáp và chống chịu được khí tài phòng không đối phương. Z-19E tập trung vào khả năng tàng hình có thể sẽ không gây ấn tượng với họ.
Trực thăng thân dài hẹp chế tạo từ vật liệu composite, trang bị giáp Kevlar chịu được đạn 12,7 mm như Z-19E sẽ chỉ phù hợp với các cuộc đột kích nhỏ, chứ không dành cho những chiến dịch quân sự có quy mô, chuyên gia Yurov kết luận.
Theo Tử Quỳnh (VnExpress)
Súng chống người nhái của Trung Quốc hiệu quả cỡ nào?
Các tờ báo chuyên về vũ khí cho rằng sản phẩm súng chống người nhái của Bắc Kinh, một lần nữa, lại là hàng sao chép của nước khác.
Ngày 17-5, xuất hiện thông tin Trung Quốc đưa súng chống người nhái trái phép đến đá Chữ Thập thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam. Vậy loại vũ khí này hoạt động ra sao và Trung Quốc có ý đồ gì khi đưa nó tới Trường Sa?
Sản phẩm sao chép từ Nga
Hệ thống CS/AR-1 của Trung Quốc (trái) là một bản sao hoàn hảo của hệ thống DP-65 của Nga (phải) - Ảnh: IHS Jane's
Theo Thời báo Quốc phòng của Trung Quốc, loại súng chống người nhái nói trên được xác định là CS/AR-1 do Tập đoàn công nghiệp phương bắc (Norinco) của Trung Quốc sản xuất. Nó được trình làng lần đầu tiên tại Triển lãm hàng không Chu Hải (Trung Quốc) năm 2014.
Thời báo Hoàn Cầu của Trung Quốc khi đó đã lên tiếng dọa dẫm, nhấn mạnh CS/AR-1 sẽ là thứ vũ khí làm khiếp sợ những nước có ý đồ gây rắc rối với Bắc Kinh trên Biển Đông.
Theo nhà sản xuất Norinco, CS/AR-1 có thể được lắp đặt trên hầu hết các tàu chiến của hải quân Trung Quốc. Một hệ thống CS/AR-1 hoàn chỉnh gồm 10 ống phóng và thiết bị điều khiển.
Tra cứu trang web của Norinco cả bản tiếng Anh lẫn tiếng Trung, không thấy có dòng nào nhắc đến hay mô tả chi tiết tính năng kỹ chiến thuật của CS/AR-1.
Nhưng theo thông tin được nhà sản xuất cung cấp tại triển lãm năm 2014, hệ thống CS/AR-1 có khả năng xoay vòng 360 độ, góc bắn từ -30 đến 70 độ. Hệ thống này được thiết kế theo dạng mô-đun, tức là có thể tháo lắp và thay thế từng thành phần riêng biệt trong trường hợp cần di tản hoặc bảo trì, sửa chữa.
Phía Norinco quảng cáo toàn bộ hệ thống CS/AR-1 được điều khiển thông qua bảng điều khiển kỹ thuật số nhằm tăng tính chính xác và tốc độ phản ứng. Không rõ hệ thống này có được tích hợp trang bị cảm biến hay hệ thống quản lý chiến đấu (CMS) hay không.
CS/AR-1 có thể bắn được loại đạn mang đầu nổ mạnh (HE) cỡ 55 ly, tầm bắn tối đa khoảng 500m. Loại đầu đạn này khi được bắn xuống nước có thể tạo ra một vụ nổ, có thể làm bị thương thậm chí giết chết người nhái nằm trong bán kính nổ của nó.
Hệ thống phóng lựu chống người nhái DP-65 do Nga chế tạo, nhìn từ phía sau. DP-65 chủ yếu được lắp trên các tàu chống biệt kích phá hoại lớp Grachonok - Ảnh: Bộ Quốc phòng Nga
Nhà sản xuất từ chối cho biết quá trình phát triển CS/AR-1, chỉ nói nó đã được thiết kế trong một vài năm gần đây. Tuy nhiên, dựa theo hình dáng bên ngoài và cơ chế hoạt động, CS/AR-1 là một bản sao "hoàn hảo" của hệ thống phóng lựu chống người nhái DP-65 do Nga chế tạo.
DP-65A được phát triển và sản xuất bởi nhà máy V.A. Degtyarev của Nga kể từ năm 1991. Hệ thống này được triển khai trên tàu chiến và các công trình phòng thủ ven biển, chống lại sự xâm nhập của người nhái.
Điểm khác biệt duy nhất giữa DP-65 và CS/AR-1, theo tạp chí quốc phòng IHS Jane's, có lẽ là góc xoay và loại đạn được sử dụng. Trung Quốc đã sao chép và cải tiến để CS/AR-1 có góc xoay rộng hơn so với phiên bản gốc.
Cũng theo IHS Jane's, Trung Quốc đã mua các hệ thống DP-65A từ Nga và lắp đặt nó trên một số tàu chiến. Năm 2012, DP-65 được nhìn thấy trên một tàu chiến của Trung Quốc gần khu vực đá Chữ Thập của Việt Nam.
Súng của Trung Quốc chỉ hiệu quả ở vùng nước nông
Hệ thống DP-65 trên tàu chống biệt kích phá hoại lớp Grachonok của Nga - Ảnh: Bộ Quốc phòng Nga
Trao đổi với Tuổi Trẻ, một nhà nghiên cứu vũ khí nhận định bất kỳ loại vũ khí nào, dù hiện đại đến đâu cũng có điểm yếu và cách khắc chế. Cho đến bây giờ, vẫn chưa có bất kỳ chi tiết nào về hệ thống CS/AR-1 của Trung Quốc, nhưng có thể suy đoán dựa trên bản gốc của nó là DP-65.
Cần hiểu là góc bắn sẽ ảnh hưởng đến tầm xa của đạn. CS/AR-1 và DP-65 có góc bắn tương tự nhau (DP-65A: -38 đến 48 độ; CS/AR-1: -30 đến 70 độ) nên tầm bắn tối đa và tối thiểu sẽ khá tương đương nhau.
Với giới hạn góc bắn như vậy, phiên bản gốc DP-65 có tầm bắn từ 50 - 500m, nên có thể suy đoán giới hạn tầm bắn của bản sao chép CS/AR-1 cũng nằm trong phạm vi tương tự.
Điều đó cũng có nghĩa, nếu người nhái vượt qua an toàn khỏi tầm bắn tối thiếu của CS/AR-1 (tức dưới 50m), hệ thống này sẽ không phát huy tác dụng.
Tạp chí IHS Jane's bình luận: hiệu quả tác chiến của CS/AR-1 vẫn còn là một dấu chấm hỏi và phụ thuộc vào nhiều yếu tố như độ sâu và điều kiện mặt nước. CS/AR-1 sẽ chỉ hữu dụng tại các vùng nước nông, nơi môi trường hoạt động của người nhái bị hạn chế đáng kể và đầu đạn HE có thể phát huy tối đa sức công phá.
Tuy nhiên, đây chỉ là đánh giá khách quan, bởi cho đến bây giờ vẫn chưa biết chính xác Trung Quốc sử dụng đầu đạn HE loại gì cho CS/AR-1. Điều này là quan trọng, bởi loại đạn được sử dụng sẽ quyết định độ sâu và phạm vi sát thương.
Lấy DP-65 của Nga làm ví dụ. Hệ thống này có thể bắn được các loại đạn RG-55M và RGS-55. Riêng đối với đạn RG-55M, nó có thể tiêu diệt người nhái lặn ở độ sâu 40m, bán kính sát thương 16m.
Hệ thống DP-65 của Nga sử dụng thiết bị định vị âm thanh dưới nước (sonar) ANAPA-ME để tự động phát hiện mục tiêu là các người nhái hay thiết bị phá hoại của kẻ thù. Loại sonar này sẽ chỉ đường cho hệ thống khai hỏa vào khu vực có mục tiêu. Không có thông tin về loại sonar được Trung Quốc sử dụng hay cách thức CS/AR-1 phát hiện mục tiêu.
DP-65 của Nga thực hành bắn tiêu diệt mục tiêu trên biển - Nguồn: Youtube
(Theo Tuổi Trẻ)
Trung Quốc có vũ khí bí mật chống hệ thống phòng không Hàn Quốc Công ty an ninh mạng Mỹ FireEye mới đây tuyên bố đã thu thập được bằng chứng cho thấy chính phủ Trung Quốc sử dụng tin tặc tấn công hệ thống phòng không giai đoạn cuối (THAAD) của Hàn Quốc. Theo thông tin được Wall Street Journal (WSJ) đăng tải ngày 21-4, FireEye có bằng chứng cho thấy các cơ quan tình báo...