Trực thăng tấn công Mi-28N, Ka-52: “kẻ tám lạng, người nửa cân”
Nga là quốc gia duy nhất đưa vào trang bị chính thức hai mẫu trực thăng tấn công Mi-28N, Ka-52 vì không thể lựa chọn được một trong hai.
Nga là quốc gia duy nhất đưa vào trang bị chính thức hai mẫu trực thăng tấn công Mi-28N, Ka-52 vì không thể lựa chọn được một trong hai.
Các cuộc xung đột và chiến tranh quy mô lớn trong thế kỷ 20 luôn ghi dấu sự xuất hiện của các dòng trực thăng khác nhau, mặc dù chúng không sở hữu tốc độ hay khả năng tấn công nhanh nhưng lại sở hữu các lợi thế mà máy bay chiến đấu phản lực không có được trong hỗ trợ tác chiến trên chiến trường.
Việc Quân đội Liên Xô phát triển song song cả hai mẫu trực thăng tấn công Mi-28 và Ka-52 đều nhằm phục vụ cho mục đích đó. Mặc dù việc phải lựa chọn giữa hai mẫu trực thăng tấn công này là điều không hề dễ dàng.
Việc Quân đội Nga đưa vào trang bị song song cả hai mẫu trực thăng tấn công Mi-28N và Ka-52 có thể làm thay đổi cán cân bất cứ cuộc chiến nào.
Cái nhìn sâu sắc từ lịch sử
Quân đội Liên Xô tiến hành phát triển cả hai mẫu trực thăng tấn công Mi-28 và Ka-50 – phiên bản trước đó của Ka-52 từ những năm 1980. Cả hai công ty chế tạo trực thăng nổi tiến nhất của Liên Xô lúc bấy giờ là Mil và Kamov đều muốn sỡ hữu một mẫu trực thăng tấn công có sức mạnh vượt trội hơn AH-64 của Quân đội Mỹ.
Kết quả thử nghiệm vào cuối những năm 1980 cho thấy, Ka-50 biến thể một chỗ ngồi vượt trội hơn hẳn Mi-28. Tuy nhiên sau khi Liên Xô sụp đổ, Quân đội Nga một lần nữa kiểm lại cả hai mẫu trực thăng tấn công, ngay lập tức Mil đã biết tận dụng cơ hội của mình khi cho ra biến thể nâng cấp trực thăng tấn công Mi-28N. Ngay sau đó, Bộ quốc phòng Nga tuyên bố sẽ mua cả hai mẫu trực thăng tấn công này.
Cặp song sinh
Mặc dù có thiết kế khác nhau nhưng giữa Ka-52 và Mi-28N có khá nhiều điểm chung, chúng đều có thể được tích hợp các loại vũ khí tấn công đang được Quân đội Nga sử dụng.
Cả hai đều được trang bị một pháo tự động 2A42 30mm và chỉ khác nhau số lượng đạn mang theo với Ka-52 là 460 viên và Mi-28N là 300 viên. Trong khi đó chúng đều được trang bị các mẫu tên lửa không đối không hoặc không đối đất giống nhau như tên lửa chống tăng 9M120 Ataka-V hoặc tên lửa không đối không Igla. Ngoài ra, Mi-28N còn có thể mang theo tên lửa chống tăng 9K114 Shturm-V với Ka-52 là 9K114 Shturm-VU được tích hợp hệ thống dẫn đường đa kênh bằng laser và tên lửa chống tăng 9K121 Vikhr-M.
Video đang HOT
Hệ thống vũ khí của Mi-28N và Ka-52 gần như tương đồng.
Lợi thế của Vikhr-M là việc nó có thể tấn công mục tiêu ở khoảng cách lên tới 10km, giúp K-52 có thể hoạt động bên ngoài tầm bắn của các tổ hợp tên lửa – pháo phòng không tự hành như Roland, Gepard và tên lửa vác vai Stinger, Mistral của Phương Tây. Một lợi thế khác nữa của Ka-52 là nó được trang bị tới 6 giá treo vũ khí thay vì 4 và có thể mang theo thêm 500kg vũ khí nữa.
Sự khác biệt dễ dàng nhận thấy nhất giữa Mi-28N và Ka-52 là hệ thống radar, khi radar N025E của Mi-28N được đặt phía trên cánh quạt tương tự như của trực thăng tấn công Apache AH-64 của Mỹ, trong khi đó radar của Ka-52 được đặt trong mũi máy bay giúp nó hoạt động tốt tại các khu vực có địa hình phức tạp.
Khả năng tác chiến trên không
Mi-28N sở hữu thiết kế của các mẫu trực thăng tấn công kiểu cũ với một cánh quạt chính và một cánh quạt phụ ở đuôi, còn Ka-52 lại sử dụng thiết kế hai cánh quạt nâng đồng trục. Thiết kế này của Ka-52 được cho là vượt trội hơn Mi-28N nhất là việc thực hiện các bài bay ở độ cao thấp từ 100-200m thích hợp cho khu vực địa hình đồi núi.
Ka-52 vẫn thiên về khả năng không chiến hơn Mi-28N vốn chỉ sở hữu sức mạnh hỏa lực dành cho mặt đất.
Khả năng bay cơ động của Ka-52 khó có mẫu trực thăng tấn công nào sánh được, khi nó có thể tăng tốc từ 100km/h lên 230km/h với góc lượn 90 độ.
Đối với Mi-28N nó lại không có khả năng bay cơ động như Ka-52, cùng với đó là việc mẫu trực thăng tấn công này hoạt động khá chậm chạp. Để có thể vào vị trí tấn công, nó phải thực hiện lần lượt như một chiếc máy bay cánh bằng.
Mặc dù sỡ hữu nhiều điểm mạnh yếu khác nhau nhưng nhìn chung sức mạnh của trực thăng tấn công Mi-28N và Ka-52 khá tương đồng. Xét về mặt bằng giá các dòng trực thăng Kamov vẫn đắt hơn rất nhiều so với các trực thăng của Mil. Bên cạnh đó, dù cả hai đều được Quân đội Nga sử dụng nhưng chỉ có mình Mi-28 là được xuất khẩu còn Ka-52 vẫn chưa thể vượt ra khỏi biên giới nước Nga.
Tuấn Đặng
Theo_Kiến Thức
Thông số chính thức xe chiến đấu BB T-15 Armata Nga
Xe chiến đấu bộ binh T-15 Armata nặng tới 49 tấn, nhưng có thể phi 80km/h, kíp lái 2 người, trang bị pháo 30mm và tên lửa chống tăng.
Sau khi ra mắt đầy ấn tượng tại Lễ kỉ niệm 70 năm Ngày chiến thắng phát xít 19/5/2015, Tập đoàn UralVagonZavod (Nga) mới đây đã tiết lộ các thông số kỹ thuật và tính năng cơ bản của xe chiến đấu bộ binh T-15 Armata. T-15 Armata có khả năng cơ động tác chiến trong đội hình các xe tăng và bộ binh cơ giới; hỗ trợ hỏa lực cho bộ binh tiêu diệt các loại xe tăng, xe bọc thép của đối phương cũng như vận chuyển binh sĩ trên chiến trường. Xe có trọng lượng chiến đấu 49 tấn, dài 9,5m, cao 3,5m dùng động cơ diezel tăng áp đa nhiên liệu 2B-12-3A công suất 1.500 mã lực. Với hệ thống động cơ mạnh và bánh xích bám chắc, xe có thể chạy với tốc độ tối đa 75 - 80km/h trên đường nhựa; 45-50km/h trên đường gồ ghề. Tầm hoạt động của xe chiến đấu bộ binh T-15 Armata lên tới 500km, kíp chiến đấu 02 người gồm 1 lái xe, 1 pháo thủ. Xe có thể chở 9 binh sĩ với đầy đủ vũ khí trang bị. T-15 Armata sử dụng tháp pháo điều khiển từ xa với pháo chính 30mm 2A42 AP, cơ số đạn 500 viên (160 đạn xuyên giáp và 340 đạn nổ phá) tầm bắn 4km. Hai bên tháp pháo là 4 ống phóng tên lửa chống tăng có điều khiển Kornet - EM tầm bắn 8km hoặc tên lửa Kornet - SD tầm bắn 10km. Ngoài ra, xe còn trang bị 1 súng máy đồng trục PKT 7,62mm cơ số đạn 2000 viên. T-15 Armata sử dụng giáp bảo vệ composite hỗn hợp có khả năng chống chịu rất tốt trước các loại vũ khí chống tăng. Ngoài ra, xe chiến đấu bộ binh T-15 Armata còn được bổ sung thêm giáp phản ứng nổ kép Malachit thế hệ mới cùng hệ thống phòng vệ chủ động Afganit. Xe cũng được trang bị hệ thống bảo vệ quang - điện tử, một tổ hợp chế áp vô tuyến điện và hệ thống phóng đạn khói gây nhiễu với những ống phóng cỡ lớn.
Sau khi ra mắt đầy ấn tượng tại Lễ kỉ niệm 70 năm Ngày chiến thắng phát xít 19/5/2015, Tập đoàn UralVagonZavod (Nga) mới đây đã tiết lộ các thông số kỹ thuật và tính năng cơ bản của xe chiến đấu bộ binh T-15 Armata.
T-15 Armata có khả năng cơ động tác chiến trong đội hình các xe tăng và bộ binh cơ giới; hỗ trợ hỏa lực cho bộ binh tiêu diệt các loại xe tăng, xe bọc thép của đối phương cũng như vận chuyển binh sĩ trên chiến trường.
Xe có trọng lượng chiến đấu 49 tấn, dài 9,5m, cao 3,5m dùng động cơ diezel tăng áp đa nhiên liệu 2B-12-3A công suất 1.500 mã lực.
Với hệ thống động cơ mạnh và bánh xích bám chắc, xe có thể chạy với tốc độ tối đa 75 - 80km/h trên đường nhựa; 45-50km/h trên đường gồ ghề.
Tầm hoạt động của xe chiến đấu bộ binh T-15 Armata lên tới 500km, kíp chiến đấu 02 người gồm 1 lái xe, 1 pháo thủ. Xe có thể chở 9 binh sĩ với đầy đủ vũ khí trang bị.
T-15 Armata sử dụng tháp pháo điều khiển từ xa với pháo chính 30mm 2A42 AP, cơ số đạn 500 viên (160 đạn xuyên giáp và 340 đạn nổ phá) tầm bắn 4km.
Hai bên tháp pháo là 4 ống phóng tên lửa chống tăng có điều khiển Kornet - EM tầm bắn 8km hoặc tên lửa Kornet - SD tầm bắn 10km. Ngoài ra, xe còn trang bị 1 súng máy đồng trục PKT 7,62mm cơ số đạn 2000 viên.
T-15 Armata sử dụng giáp bảo vệ composite hỗn hợp có khả năng chống chịu rất tốt trước các loại vũ khí chống tăng.
Ngoài ra, xe chiến đấu bộ binh T-15 Armata còn được bổ sung thêm giáp phản ứng nổ kép Malachit thế hệ mới cùng hệ thống phòng vệ chủ động Afganit.
Xe cũng được trang bị hệ thống bảo vệ quang - điện tử, một tổ hợp chế áp vô tuyến điện và hệ thống phóng đạn khói gây nhiễu với những ống phóng cỡ lớn.
Theo_Kiến Thức
Trực thăng Ka-52K trang bị tên lửa diệt hạm Kh-35? Các hình ảnh tại nơi diễn ra triển lãm IMDS 2015 cho thấy, bộ vũ khí trực thăng tấn công Ka-52K gồm cả tên lửa diệt hạm Kh-35. Dân mạng Nga mới đây đã "chộp" được hình ảnh đáng lưu ý tại khu vực diễn ra triển lãm hàng hải IMDS-2015, trực thăng tấn công Ka-52K xuất hiện cùng tên lửa diệt hạm...