Trực thăng quân sự Mỹ ở Nhật lại bị rơi cửa sổ
May mắn sự cố không gây thiệt hại cho bên dưới, trong khi chính quyền địa phương vô cùng bức xúc.
Trực thăng CH-53E của quân đội Mỹ Ảnh chụp màn hình Asahi Shimbun
Tờ Asahi Shimbun ngày 30.8 đưa tin một trực thăng quân sự của Mỹ tại Nhật Bản bị rơi cửa sổ, sau khi sự cố tương tự xảy ra cách đây 2 năm.
Cơ quan phòng vệ Okinawa trực thuộc Bộ Quốc phòng Nhật xác nhận thông tin trên và cho biết các quan chức địa phương rất bức xúc về sự việc. Sự cố xảy ra vào khoảng 17 giờ 30 ngày 27.8 (giờ địa phương) khi cửa sổ nhựa của chiếc trực thăng CH-53E rơi xuống cách bờ biển thuộc tỉnh Okinawa khoảng 8 km.
Mảnh cửa sổ có kích thước 58 x 47 cm và nặng 1 kg không gây thiệt hại gì cho tàu thuyền bên dưới. Chiếc trực thăng thuộc sở hữu của trạm không quân Futenma thuộc lực lượng thủy quân lục chiến Mỹ đóng ở thành phố Ginowan.
Phó tỉnh trưởng Okinawa Kiichiro Jahana ngày 30.8 cho hay chính quyền tỉnh dự định sẽ khiếu nại lên văn phòng Bộ Ngoại giao Nhật và quân đội Mỹ.
“Nhật và Mỹ đồng ý nhanh chóng thông báo cho nhau về sự cố quân sự của Mỹ, nhưng điều đó không hiệu quả. Chính phủ Nhật và Mỹ nên nỗ lực hơn nữa để đảm bảo an toàn”, ông Jahana nói.
Video đang HOT
Trước đó, thủy quân lục chiến Mỹ tại Nhật Bản cho biết một trực thăng vận tải của lực lượng này đã làm rơi khung cửa sổ xuống sân thể thao của một trường tiểu học gần căn cứ trên đảo Okinawa hôm 13.12.2017.
Khi đó có khoảng 60 trẻ đang chơi trong sân trường nhưng may mắn không ai bị thương. Nguyên nhân sự cố được xác định do lỗi của phi công.
Theo thanhnien
Ảnh màu cực độc thủy quân lục chiến Mỹ đánh chiếm đảo Iwo Jima của Nhật
Trận chiến Iwo Jima giữa Thủy quân lục chiến Mỹ và phát xít Nhật vào đầu năm 1945 được xem là chiến dịch quân sự đẫm máu nhất chiến tranh thế giới thứ 2 trên mặt trận Thái Bình Dương.
Thủy quân lục chiến Mỹ bò lên bờ biển của Iwo Jima, chịu đựng hỏa lực mạnh mẽ từ hàng phòng thủ vẫn còn nguyên vẹn đầy bất ngờ của Nhật Bản bất chấp những trận pháo kích và ném bom dữ dội trước đó. Iwo Jima là một hòn đảo có vị trí chiến lược nằm phía đông nam Nhật Bản, từ các sân bay trên đảo này phát xít Nhật có thể cho phép máy bay tiêm kích cất cánh đánh chặn các máy bay ném bom tầm xa của Mỹ và cũng từ vị trí này người Mỹ có thể xây sử dụng như một bàn đạp để cất cánh các máy bay ném bom vào đất Nhật
Để chiếm Iwo Jim, người Mỹ đã đổ vào đây 110.000 quân mở ra trận đánh Iwo Jima từ ngày 19/2 đến ngày 26/3 thì hoàn toàn chiếm được hòn đảo này. Tuy nhiên, thương vong của cả hai bên là rất lớn. Những bức ảnh màu ấn tượng về trận Iwo Jima trong bài này được phục chế từ ảnh đen trắng nhờ Royston Leonard, 55 tuổi, một người say mê quân sự đến từ Cardiff. Ông Leonard đã mất tới năm giờ để phục chế mỗi bức ảnh.
Iwo Jima là một hòn đảo núi lửa có rất ít cây cối che chắn, phía nam hòn đảo có một ngọn núi mang tên Suribachi cao khoảng 160 mét với dày đặc các công sự của Nhật nã đạn thẳng xuống bãi biển nơi lính Mỹ đổ quân vào đảo.
Thương vong trong những ngày đầu tiên của phía Mỹ trong trận đánh đẫm máu nhất mặt trận Thái Bình Dương này là rất lớn, các tuyến phòng thủ dọc bãi biển của Nhật dù được bố trí sơ sài nhưng đã hiệu quả ngoài sự mong đợi và cầm chân được người Mỹ trên bãi biển một thời gian dài hơn dự kiến.
Trong lúc đó, các trọng pháo cỡ lớn kèm theo các súng máy, các súng bắn tỉa được bố trí trên đỉnh Suribachi liên tục nã đạn xuống khu vực này. Lính Mỹ phải tận dụng từng hố bom làm hố cá nhân để trú ẩn và vừa giao tranh vừa tranh thủ đào... hố cá nhân để tránh bom từ trên đỉnh núi dội xuống.
Quân đội Mỹ đổ bộ lên đảo Iwo Jima bằng đường biển nhưng đã gặp phải sự kháng cự mạnh mẽ của lính Nhật đồn trú trên hòn đảo này.
Mỗi boong-ke của quân Nhật đều được nối với nhau bằng hệ thống hầm ngầm, mỗi khi phía Mỹ quét sạch một boong ke này thì ngay lập tức các lực lượng hỗ trợ của Nhật sẽ di chuyển qua các hầm ngầm để tiếp tục tác chiến lại tại chính boong ke đó khiến lính Mỹ hoàn toàn bị bất ngờ.
Ngay trong ngày đầu tiên, lực lượng Mỹ đã chiếm được toàn bộ bãi biển nhưng cũng hứng chịu tổn thất nặng nề với hơn 500 lính thiệt mạng và gấp 3 lần số đó đã bị thương. Đêm đến lính Mỹ co cụm lại với nhau để chờ các cuộc tấn công đêm của Nhật, nhưng phía Nhật lại không tấn công ồ ạt vào ban đêm như thường thấy mà lại cử trinh sát pháo binh bò xuống bãi biển và chỉ điểm cho các trọng pháo và cối từ trên núi nã xuống gây tổn thất cực kỳ nặng nề cho người Mỹ.
Đến tận ngày 23/2 phía Mỹ mới cắm được ngọn cờ lên đỉnh núi Suribachi báo hiệu họ đã chiếm được đỉnh núi này. Tổng cộng phía Mỹ phải mất khoảng 1 tuần để đánh bại những cụm phòng thủ chính của Nhật trên toàn bộ đảo và tốn thêm cả tháng trời nữa mới hoàn toàn làm chủ được hòn đảo này. Chiếm được đảo Iwo Jima, người Mỹ ngay lập tức xây dựng một sân bay dã chiến và sử dụng các pháo đài bay B-29 oanh tạc trực tiếp vào Tokyo.
Phút nghỉ ngơi hiếm có của một thủy quân lục chiến Mỹ. Sau cuộc chiến, phía Nhật mất 20.000 binh sĩ trong tổng số 22.000 quân đồn trú tại đây, trong đó có tới 12.000 lính mất tích. Phía Mỹ mất hơn 6.000 quân và khoảng 20.000 người bị thương
Theo Danviet
Máy bay F/A-18E của Hải quân Hoa Kỳ rơi ở bang California Hoat đông tìm kiếm và cứu hộ đã được triển khai ngay sau đó. Máy bay FA-18E của Hải quân Mỹ. Trang Fighterjetword đưa tin cho hay, một máy bay chiến đấu của Hải quân Mỹ đã bất ngờ gặp nạn và rơi bên cạnh Căn cứ Không quân China Lake ở California. Theo tuyên bố cua lưc lương không quân của Hải...