Trực thăng quân đội Mỹ chở 8 người mất tích tại Nepal
Một trực thăng của lực lượng thủy quân lục chiến Mỹ đang tiến hành cứu trợ động đất tại Nepal đã mất tích vào hôm qua 12/5 cùng 8 người trên khoang.
“Vụ việc xảy ra gần Charikot, Nepal trong khi máy bay đang tiến hành các hoạt động trợ giúp nhân đạo và cứu trợ thảm họa”, Thiếu tá Dave Eastburn, phát ngôn viên Bộ chỉ huy Thái Bình Dương của Mỹ, cho biết.
Chiếc trực thăng UH-1Y Huey vừa thả hàng cứu trợ và đang trên đường tới một địa điểm khác. Trước khi mất tích, có “vài tiếng lạch cạch về một sự cố nhiên liệu” được nghe thấy trên máy thu thanh từ phi hành đoàn, phát ngôn viên Lầu Năm Góc, Đại tá Steven Warren, nói.
Trực thăng chở 6 thành viên của lực lượng thủy quân lực chiến Mỹ và 2 binh sĩ Nepal. Chiếc Huey được nhìn thấy lần cuối cùng ở phía tây Charikot nhưng một cuộc tìm kiếm trong khu vực vẫn chưa thành công.
Một cuộc tìm kiếm của máy bay Mỹ trước lúc trời tối vào hôm qua đã không phát hiện bất kỳ dấu hiệu nào của khói hay địa điểm gặp nạn, làm dấy lên hi vọng rằng trực thăng có thể đã hạ cánh an toàn. Quân đội Nepal cũng tiến hành một cuộc tìm kiếm trên mặt đất, song máy bay không thể cất cánh cho tới sáng nay.
Video đang HOT
Khoảng 300 binh sĩ Mỹ đã được điều tới Nepal để trợ giúp nỗ lực cứu trợ sau trận động đất mạnh 7,8 độ richter hồi cuối tháng 4, làm hơn 8.000 người thiệt mạng.
Một trận động đất mới mạnh 7,3 độ richter và các cơn dư chấn mạnh khác đã làm ít nhất 48 người chết và gây hoảng sợ tại Nepal ngày 12/5.
Chiếc trực thăng mất tích hôm qua nằm trong số hơn 12 máy bay của quân đội Mỹ được điều động cho hoạt động cứu trợ, trong đó có 2 chiếc Huey khác và 4 chiếc Osprey cùng các máy bay vận tải.
An Bình
Theo Dantri/AFP
"1.000 người châu Âu mất tích tại Nepal do động đất"
Giới chức châu Âu đang nỗ lực tìm kiếm khoảng 1.000 công dân khối này hiện bị mất tích tại Nepal sau trận động đất kinh hoàng hôm 25/4, trong bối cảnh các con số thống kê mới nhất cho thấy hơn 6.200 người đã chết trong thảm họa này.
(Ảnh: Getty)
Theo một quan chức châu Âu, hầu hết những người mất tích được tin là đang leo núi trên đỉnh Everest hoặc tại các khu vực Langtang hẻo lánh. Nhiều người được hi vọng vẫn sống sót, nhưng bị cô lập do động đất.
Đại sứ EU tại Nepal Rensje Teerink cho hay giới chức hiện không biết nơi ở của khoảng 1.000 công dân EU.
"Họ đang mất tích nhưng chúng tôi không tình trạng của họ", bà Teerink phát biểu trước báo giới tại thủ đô Kathmandu của Nepal.
Một quan chức EU khác giấu tên nói hầu hết những người mất tích nhiều khả năng sẽ được tìm thấy an toàn.
Nhiều người leo núi nước ngoài không thông báo cho đại sứ quán của họ ở Nepal, khiến việc tìm kiếm họ trở nên khó khăn.
Trận động đất hôm 25/4 xảy ra đúng vào mùa cao điểm neo lúi tại một đất nước vốn đã trở nên quen thuộc du khách nước ngoài muốn chinh phục đỉnh Everest. Cho tới nay, 12 công dân châu Âu đã thiệt mạng do trận động đất. Một số người trong đó chết vì các trận lở tuyết gây ra do động đất.
Theo BBC, số phận của hàng nghìn người Nepal tại các cộng đồng hẻo lánh hiện cũng chưa rõ. Giới chức Nepal đã kêu gọi sự trợ giúp và viện trợ nhân đạo nhiều hơn từ cộng đồng quốc tế.
Tính tới ngày 1/5, trận động đất mạnh 7,8 độ richter đã cướp đi sinh mạng của hơn 6.200 người tại Nepal. Gần 14.000 người cũng bị thương trong thảm họa. Đây là trận động đất lớn nhất tại Nepal kể từ năm 1934.
An Bình
Theo Dantri/BBC
Quốc tế khẩn cấp cứu trợ Nepal sau động đất kinh hoàng Trước sức tàn phá ghê gớm của trận động đất ngày 25/4, chính phủ Nepal đã phải ban bố tình trạng khẩn cấp tại vùng bị ảnh hưởng, và kêu gọi quốc tế hỗ trợ. Mỹ, Ấn Độ cùng nhiều nước đã lập tức điều động nhân lực và hàng hóa thiết yếu tới giúp người bị nạn. Theo AFP, Cơ quan phát...