Trực thăng Mi-35MS bí mật của Nga cất cánh từ Điện Kremlin
Một người qua đường ở Moscow hôm 22/12 đã quay lại được cảnh hai trực thăng Mi-35MS cất cánh từ Điện Kremlin. Với những đặc điểm khác thường, hai trực thăng này được cho là được sử dụng cho mục đích đặc biệt.
Trực thăng Mi-35MS cất cánh từ Điện Kremlin ngày 22/12. (Ảnh: Youtube)
Trực thăng Mi-35MS bí mật của Nga cất cánh từ Điện Kremlin
Hãng tin Sputnik cho biết, đoạn video quay lại cảnh hai trực thăng Mi-35MS cất cánh từ Điện Kremlin đã được tải lên Youtube.
Hai trực thăng này có màu xanh thẫm, lại không có bất kỳ dấu hiệu nhận biết nào khác ngoài quốc kỳ Nga ở phía đuôi máy bay. Điều này làm dấy lên đồn đoán rằng đây có thể là 2 trực thăng được sử dụng cho mục đích đặc biệt nào đó. Qua đoạn video có thể thấy cửa sổ của trực thăng có hình chữ nhật.
Các trực thăng này có gắn nhiều ăng-ten ở thân cũng như các thiết bị radio điện tử ở cánh.
Video đang HOT
Vài năm trở lại đây, trực thăng Mi-35MS thu hút sự quan tâm của dư luận. Lần đầu tiên, loại trực thăng bí ẩn này được nhìn thấy vào tháng 2/2013 tại một xưởng sản xuất ở Rostov. Vài tháng sau đó, người ta đã chụp ảnh được một chiếc Mi-35MS ở khu vực thử nghiệm của nhà máy sản xuất trực thăng Mil ở Moscow.
Mi-35MS được sản xuất dựa trên các mẫu Mi-35M trước đó. So với phiên bản tiền nhiệm Mi-24, trực thăng Mi-35M được trang bị động cơ VK-2500 khỏe hơn và một rotor điều khiển dạng chữ X. Trực thăng này có cánh ngắn và càng hạ cánh cố định.
Theo thông tin được biết cho đến nay, phiên bản trực thăng Mi-35MS chuyên dụng được trang bị hệ thống điện tử hàng không tiên tiến, nhiều bộ cảm biến, hệ thống nhìn xuyên đêm, hệ thống định vị GLONASS/GPS và một hệ thống chống nhiễu. Ngoài ra, trực thăng này còn được trang bị hệ thống tự bảo vệ chống lại các tên lửa phòng không dẫn đường bằng tia hồng ngoại.
Năm ngoái, từng xuất hiện tin tức cho rằng Nga đang sản xuất 3 trực thăng Mi-35MS cho cơ quan chỉ huy quân đội.
Minh Phương
Theo Dantri/Sputnik
Bộ trưởng Công an quyết định danh mục bí mật nhà nước độ "Mật"
Vào quý I hàng năm, các cơ quan, tổ chức ở Trung ương, UBND tinh, thành phố trực thuộc Trung ương xem xét danh mục bí mật nhà nước của cơ quan, tổ chức, địa phương mình đã được cấp có thẩm quyền xét duyệt ban hành.
(Anh minh hoa)
Bô Công an vưa đưa ra dư thao lân 3 Thông tư hương dẫn thực hiện Nghị định số 33/2002 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Pháp lệnh Bảo vệ bí mật nhà nước.
Theo đo, người đứng đầu các cơ quan, tổ chức trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ của mình tổ chức đối chiếu để xác định phạm vi bí mật nhà nước độ "Tuyệt mật", "Tối mật", "Mật" của cơ quan, đơn vị, báo cáo theo hệ thống dọc đến người đứng đầu cơ quan, tổ chức ở Trung ương, Chủ tịch UBND tinh, thanh phố trực thuộc Trung ương tập hợp, xem xét lập danh mục bí mật nhà nước theo quy định. Danh mục bí mật nhà nước độ "Tuyệt mật" và "Tối mật" được gửi đến Bộ Công an để thẩm định trước khi trình Thủ tướng Chính phủ quyết định. Danh mục bí mật nhà nước độ "Mật" gửi Bộ trưởng Bộ Công an quyết định.
Trên cơ sở đề xuất của người đứng đầu cơ quan, tổ chức ở Trung ương, Chủ tịch UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Thủ tướng Chính phủ và Bộ trưởng Bộ Công an có trách nhiệm ban hành danh mục chung dùng cho tất cả các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và danh mục bí mật nhà nước của từng cơ quan, tổ chức ở Trung ương.
Vào quý I hàng năm, các cơ quan, tổ chức ở Trung ương, UBND tinh, thành phố trực thuộc Trung ương xem xét danh mục bí mật nhà nước của cơ quan, tổ chức, địa phương mình đã được cấp có thẩm quyền xét duyệt ban hành. Trường hợp thấy danh mục không còn phù hợp, cần thay đổi độ mật, cần giải mật hoặc xác định những nội dung mới cần được bảo mật thì làm thủ tục trình cấp có thẩm quyền quyết định sửa đổi, bổ sung danh mục bí mật nhà nước hoặc thay đổi độ mật, giải mật danh mục bí mật nhà nước của cơ quan, tổ chức, địa phương mình.
Theo dư thao thông tư, căn cứ vào danh mục bí mật nhà nước đã được cấp có thẩm quyền quyết định, người soạn thảo phải đề xuất độ mật của từng văn bản tại tờ trình duyệt ký văn bản; người duyệt ký văn bản có trách nhiệm quyết định việc đóng dấu độ mật (Tuyệt mật, Tối mật, Mật), phạm vi lưu hành, số lượng bản phát hành; văn thư của cơ quan, đơn vị, địa phương có trách nhiệm đóng các loại con dấu trên theo sự chỉ đạo của người duyệt ký tài liệu bí mật nhà nước.
Tài liệu, vật mang bí mật nhà nước sau khi xử lý xong phải được phân loại, lưu giữ vào hồ sơ, cất vào tủ, hòm hoặc két sắt, không được tự động mang ra khỏi cơ quan. Trường hợp cần thiết phải mang tài liệu, vật mang bí mật nhà nước đi công tác, mang về nhà riêng thì phải được sự đồng ý của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, địa phương, phải đăng ký với bộ phận bảo mật và có phương án bảo mật chặt chẽ.
Mọi trường hợp khi phát hiện tài liệu, vật mang bí mật nhà nước bị mất, tráo đổi, hư hỏng hoặc bí mật nhà nước bị lộ lọt phải báo cáo ngay với người đứng đầu cơ quan, tổ chức, địa phương để có biện pháp giải quyết kịp thời.
Dư thao quy đinh thẩm quyền giải mật tài liệu lưu trữ lịch sử do người đứng đầu cơ quan thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước về văn thư, lưu trữ quyết định và thực hiện theo trình tự, thủ tục quy định tai thông tư nay. Đối với các tài liệu lưu trữ lịch sử thuộc độ "Tuyệt mật" liên quan đến lĩnh vực Công an, Quốc phòng, Ngoại giao thì trước khi tiến hành giải mật cơ quan lưu trữ phải có trách nhiệm xin ý kiến của các Bộ, ngành có liên quan trước khi báo cáo lãnh đạo cơ quan quyết định.
Tài liệu lưu trữ có nội dung bí mật nhà nước khi nộp lưu vào Kho lưu trữ Trung ương Đảng và tài liệu của Kho Lưu trữ Trung ương Đảng được giải mật theo quy định của Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam.
Thê Kha
Theo Dantri