Trực thăng lai ‘Chim ưng biển’ đầu tiên của Nhật lộ diện
Chiếc V-22 Osprey đầu tiên cho quân đội Nhật Bản chuẩn bị thực hiện chuyến bay thử nghiệm đầu tiên tại bang Texas, Mỹ.
Chiếc V-22 đầu tiên của Nhật Bản tại nhà máy sản xuất. Ảnh: Aviationist.
Trực thăng lai V-22 “Osprey” (Chim ưng biển) đầu tiên cho Lực lượng phòng vệ Mặt đất Nhật Bản ( JGSDF) đã lộ diện khi chuẩn bị chuyến bay thử gần trung tâm lắp ráp trực thăng Amarillo của tập đoàn Bell, Mỹ. Đây cũng là chiếc Osprey đầu tiên được bàn giao cho một lực lượng ngoài quân đội Mỹ, Aviationist ngày 26/8 đưa tin.
Chiếc V-22 mang màu sơn xám trắng kiểu cá mập, cùng phù hiệu của quân đội Nhật Bản ở phía đuôi. Đây là một trong 17 trực thăng lai Osprey được Tokyo đặt mua từ Washington. Nhật Bản sẽ sở hữu phiên bản V-22B Block C, tương tự mẫu MV-22 trong biên chế thủy quân lục chiến Mỹ.
Video đang HOT
Hợp đồng mua 17 chiếc V-22 cùng trang bị phụ tùng cho JGSDF có giá trị khoảng 3 tỷ USD, được ký hồi năm 2015 bất chấp nhiều chỉ trích về mức độ an toàn của dòng trực thăng lai này. Những chiếc V-22 của Nhật dự kiến đảm trách nhiệm vụ cứu trợ thảm họa và hoạt động nhân đạo, cũng như tăng khả năng tác chiến hiệp đồng với lực lượng quân sự Mỹ tại nước này.
Kể từ khi được đưa vào biên chế, dòng Osprey đã gặp nhiều tai nạn chết người. Tháng 4/2000, một chiếc MV-22 rơi tại bang Arizona, Mỹ, khiến 19 lính thủy đánh bộ thiệt mạng. Hồi cuối năm ngoái, một máy bay khác phải hạ cánh khẩn cấp xuống bờ biển Okinawa và bị vỡ thành nhiều mảnh. Hồi đầu tháng 8 năm nay, một chiếc Osprey gặp nạn ngoài khơi Australia, khiến ba binh sĩ Mỹ thiệt mạng.
Tử Quỳnh
Theo VNE
Mỹ muốn biến V-22 Osprey thành cỗ xe tăng bay
Với gói trang bị vũ khí mới, dòng trực thăng lai V-22 Osprey của Mỹ sẽ được tăng cường đáng kể khả năng tác chiến cả tấn công lẫn phòng thủ.
Một chiếc V-22 Osprey của Thủy quân lục chiến Mỹ. Ảnh: National Interest.
Thủy quân lục chiến Mỹ đang triển khai một dự án nhằm mở rộng khả năng tác chiến cả tấn công lẫn phòng thủ cho dòng trực thăng lai V-22 Osprey (Chim ưng biển) bằng cách trang bị thêm các loại vũ khí như rocket, tên lửa và pháo hạng nặng, theo National Interest.
"Hiện nay, trung tâm Tác chiến mặt nước hải quân Mỹ Dahlgren (NSWC) đang nghiên cứu lắp đặt một pháo hạng nặng, súng máy, tên lửa và rocket ở phía trước cùng các loại bom dẫn đường và rocket ở phía đuôi của V-22 Osprey", đại úy Sarah Burns, nữ phát ngôn viên Thủy quân lục chiến Mỹ, khẳng định.
Theo chuyên gia phân tích quốc phòng Kris Osborn của National Interest, việc bổ sung vũ khí cho V-22 Osprey cơ bản sẽ giúp dòng trực thăng này phòng thủ tốt hơn khi bị các hỏa lực nhẹ, rocket hoặc tên lửa từ các tàu mặt nước tấn công.
Ngoài ra, các vũ khí tấn công chính xác cũng giúp Chim ưng biển có thể yểm trợ hoặc chế áp hỏa lực cho các chiến dịch đổ bộ khi lực lượng Thủy quân lục chiến tiếp cận lãnh thổ đối phương.
Theo bà Burns, các bước đầu tiên của dự án là cải tiến hệ thống tác chiến điện tử của V-22 Osprey như trang bị thêm một hệ thống chỉ thị mục tiêu FLIR, cải tiến khả năng tương tác kỹ thuật số.
Bên cạnh việc trang bị thêm hệ thống vũ khí, Thủy quân lục chiến Mỹ cũng bắt đầu chế tạo biến thể mới của dòng trực thăng lai này. Theo đó, V-22 Osprey phiên bản mới nhiều khả năng sẽ có các thiết bị cảm biến cải tiến, công nghệ bản đồ và kết nối kỹ thuật số, hệ thống điện tử thế hệ mới và các hệ thống phòng thủ chống tên lửa và hỏa lực nhẹ đảm bảo khả năng sống sót cho máy bay.
Thủy quân lục chiến Mỹ cũng nhấn mạnh việc tiếp tục cải tiến công nghệ dành cho máy bay V-22 Osprey như hệ thống tiếp nhiên liệu trên không (VARS) sẵn sàng triển khai vào năm 2018. Công nghệ tiếp liệu trên không của V-22 Osprey có khả năng cung cấp nhiên liệu cho các trực thăng bay ở vận tốc 203 km/h và máy bay ở vận tốc 406 km/h, bao gồm cả F-35.
Duy Sơn
Theo VNE
Ấn Độ phê chuẩn mua 6 trực thăng Mỹ giữa lúc căng thẳng với Trung Quốc Giới chức Ấn Độ cho biết nước này đã phê chuẩn thương vụ mua 6 máy bay trực thăng tấn công Apache của tập đoàn hàng không Boeing, Mỹ trong bối cảnh căng thẳng ở khu vực biên giới với Trung Quốc vẫn chưa có dấu hiệu hạ nhiệt. Máy bay trực thăng Apache (Ảnh: Sputnik) Hội đồng Mua sắm Quốc phòng (DAC),...