Trực thăng hải quân Indonesia và Việt Nam định mua mạnh cỡ nào?
Ngày 28-4, hải quân Indonesia tuyên bố nước này sẽ mua 16 chiếc máy bay trực thăng chống ngầm AS-565 từ tập đoàn trực thăng Airbus châu Âu để tăng cường khả năng tác chiến trên biển.
“Hợp đồng này đang ở giai đoạn cuối cùng để bộ quốc phòng phê chuẩn. Tuy nhiên, chúng tôi không thể đưa ra thời điểm cụ thể về việc khi nào loại trực thăng mới này sẽ bắt đầu được bàn giao”- phó Đô đốc Untong Suropati, trưởng phòng thông tin của hải quân Indonesia, cho biết.
Ông Suropati còn cho biết thêm rằng, hải quân nước này mua các máy bay trực thăng chống ngầm AS-565 để triển khai trên các tàu chiến tên lửa lớp SIGMA 10514 do hãng đóng tàu Damen của Hà Lan chế tạo.
Theo hải quân Indonesia, quyết định mua trực thăng AS-565 được thực hiện theo đề nghị của công ty sản xuất máy bay nội địa PT Dirgantara Indonesia (PTDI), một đối tác sẽ tham gia sản xuất máy bay trực thăng. Trước đó, PTDI cũng đã hợp tác với Airbus để sản xuất loại máy bay vận tải hạng trung CN-235.
Trực thăng phiên phản AS-565MB
Hôm 2-5, một phát ngôn viên PTDI nói với tạp chí quốc phòng IHS Jane’s rằng, công ty này sẽ hợp tác cùng với công ty trực thăng Airbus về việc chế tạo bộ phận khung thân và thiết bị định vị thủy âm cho máy bay trực thăng. PTDI và công ty trực thăng Airbus dự kiến sẽ chế tạo toàn bộ 16 chiếc máy bay trực thăng AS-565 này tại một cơ sở ở Bandung. Chi tiết về thỏa thuận hợp tác sản xuất này sẽ ký kết sau khi hợp đồng được hải quân Indonesia phê chuẩn.
Video đang HOT
Nhu cầu về trực thăng tác chiến chống ngầm của hải quân Indonesia là một yếu tố trong chương trình phát triển quốc phòng đang được thực hiện của nước này mà họ gọi là “Lực lượng cần thiết tối thiểu,” trong đó có việc phát triển một ngành công nghiệp quốc phòng thông qua việc chuyển giao công nghệ, hợp tác sản xuất và phát triển.
Theo IHS Jane’s, Việt Nam cũng đang cân nhắc đến khả năng mua dòng trực thăng hải quân AS-565 Panther cho Cảnh sát biển để biên chế trên các tàu tuần tra xa bờ DN-2000 mua của Hà Lan.
Trực thăng tác chiến chống ngầm AS-565 Panther
Trực thăng AS-565 Panther là dòng trực thăng đa nhiệm được chế tạo dựa trên mẫu trực thăng nổi tiếng AS-365 Dauphin nhưng lớp vỏ được thay thế chủ yếu bằng vật liệu composite nhằm giảm trọng lượng và giảm khả năng bị radar phát hiện.
AS-565 Panther có chiều dài 13,68m, cao 3,97m, máy bay được trang bị 2 động cơ Turboméca Arriel 2C giúp đạt được tốc độ tối đa 306km/giờ, tầm hoạt động 820km. Hiện nay, AS-565 Panther có 2 phiên bản hải quân là AS-565MB và AS-565SB, có thể được biên chế trên nhiều loại tàu chiến hải quân.
Phiên bản AS-565SB là phiên bản có vũ trang, máy bay có thể được trang bị các loại vũ khí chống ngầm như ngư lôi và vũ khí chống hạm như tên lửa chống hạm AS 15 TT.
Trong khi đó, phiên bản AS-565MB là phiên bản không vũ trang nhằm phục vụ cho nhiệm vụ vận chuyển, tìm kiếm cứu nạn, máy bay có thể trang bị các khí tài tìm kiếm cứu nạn như radar tuần thám, FLIR, tời cứu hộ,…
Trực thăng có thể hoạt động liên tục trên không 4 giờ liên tiếp khi bay với vận tốc 140km/giờ. Tầm bay tối đa của nó là 792km.
Theo An ninh thủ đô
Máy bay Nhật suýt hạ cánh nhầm xuống nước
Một chiếc máy bay của hãng hàng không Airbus Peach - Nhật Bản đã gần như hạ cánh nhầm xuống khu vực cách sân bay 7 km và chỉ còn cách mặt nước 75 m.
Đài Fuji TV hôm nay (30-4) đưa tin sự cố nói trên xảy ra vào trưa 28-4. Chuyến bay mang số hiệu 252 chở theo 59 hành khách và phi hành đoàn khởi hành từ đảo Ishigaki đến thành phố Naha.
Theo các quan chức hàng không, khi còn cách sân bay Naha khoảng 5 km, phi hành đoàn chuẩn bị công đoạn tiếp đất nhưng chiếc máy bay đã bị chệch hướng và bay quá 10 km. Khi chỉ còn cách mặt nước 75 m, nó mới được kiểm soát và bay vụt lên.
Không có trường hợp thương vong nào được ghi nhận trong vụ việc.
Một máy bay của hãng hàng không Peach Airlines. Ảnh: Peach
Phát ngôn viên hãng Airbus Peach sau đó giải thích trên các phương tiện truyền thông rằng viên phi công người Argentina đã hiểu lầm hướng dẫn của trạm kiểm soát không lưu trên mặt đất dẫn đến sự cố đáng tiếc. Viên phi công trên đã bị đình chỉ công tác và tạm giữ để chờ một cuộc điều tra.
Theo các quan chức hàng không, máy bay của Airbus Peach được tích hợp hệ thống báo động tối tân và sẽ đưa ra âm thanh cảnh báo nếu máy bay bay quá gần mặt đất, mặt nước hay ngọn núi.
Trong trường hợp nói trên, có vẻ cơ trưởng chuyến bay đã " nhầm lẫn và lấy lại kiểm soát" đến hai lần trong suốt hành trình từ đảo Ishigaki đến thành phố Naha.
Theo VNE
5 siêu máy bay cá nhân đắt giá nhất thế giới Hoàng tử Ả Rập Saudi hiện là người sở hữu máy bay riêng xa xỉ nhất thế giới với mức giá 500 triệu USD. 1. Hoàng tử Ả rập Saudi: Alwaleed Bin Talal Dòng máy bay: Airbus 380 Giá trị: 500 triệu USD Hoàng tử Ả Rập Saudi Alwaleed Bin Talal là một trong những tỷ phú chịu chơi nhất thế giới. Ngoài...