Trưa nay ăn gì: Thưởng thức cơm văn phòng từ cốt lết heo đậm đà vị thơm ngon
Trong thực đơn cơm trưa văn phòng, hầu hết các hàng quán đều có phục vụ món cơm cốt lết thịt heo với đa dạng cách chế biến.
Ngoài chén cơm trắng, dưa leo, cà chua dùng kèm nước chấm chua ngọt thì thêm một chén canh từ rau, củ sẽ là tròn vị cho bưa cơm trưa thứ Tư.
Cơm sườn là món ăn có mặt ở hầu hết khắp mọi miền đất nước, từ thành thị đến nông thôn; từ quán ăn vỉa hè cho đến nhà hàng sang trọng. Một trong những điểm nhấn của món ăn này mà thực khách lưu luyến đó chính là phần thịt heo chọn chế biến.
Đa số, hàng quán đều chọn phần thịt cốt lết để nấu cho món cơm sườn. Đây là phần thịt nằm ở đoạn tiếp giáp giữa lưng heo và xương sống heo, chứa nhiều nạc và bao quanh là lớp mỡ mỏng. Có một điều thú vị về văn hóa ẩm thực vùng miền là cốt lết ở miền Nam hay được ưa chuộng để nấu cơm tấm; còn tại miền Bắc, chúng được người nội trợ chọn làm ruốc và tên gọi cũng có chút khác biệt – thịt thăn. Ở quốc gia Pháp xa xôi, cốt lết heo còn được đầu bếp ướp gia vị, chiên theo phong vị Âu châu, dùng kèm rau củ nướng và bánh mì vụn.
Video đang HOT
Với cốt lết heo hôm nay cho bữa trưa văn phòng, tùy vào đầu bếp chế biến mà hương vị có đôi chút khác lạ. Thông dụng nhất vẫn là ướp sườn với ít gia vị, quét thêm lớp mật ong và nướng trên bếp than hồng. Thịt heo chế biến kiểu này là phổ biến nhất, dọc đường phố Sài Gòn vào buổi sáng, trưa hay chiều tối, mọi người có thể bắt gặp khói tỏa ra từ những bếp than nướng thịt đặt dọc vỉa hè.
Một số phương pháp chế biến sườn cốt lết: Sườn ram nước cốt dừa, sườn cốt lết rim mật ong, sườn cốt lết rim sữa tươi, sườn cốt lết cơm tấm, sườn cốt lết rim sả, sườn cốt lết cháy tỏi, sườn cốt lết chiên nước mắm, sườn cốt lết sốt cà, sườn cốt lết rim ngọt, sườn cốt lết nướng ngũ vị…
Ngoài ra, một số nơi vẫn là ướp sườn với gia vị nhưng chọn cách chiên sườn thay vì đem nướng. Cách làm này hạn chế được khói bụi, không tốn nhiều thời gian chuẩn bị, nhưng cũng cần phải lưu ý trong quá trình chiên để miếng thịt áo màu vàng nâu từ gia vị mà không bị khét. Đặc biệt, nếu chọn dùng bữa tại một số nhà hàng ẩm thực Âu châu, mọi người còn có thể bắt gặp cốt lết heo được áp chảo, phủ lên lớp sốt táo rim và dùng chung với khoai tây nghiền.
Dù là chọn sườn cốt lết chiên hay nướng thì các thức ăn kèm không thể thiếu là cơm trắng rưới mỡ hành, dưa leo, cà chua, đồ chua ngâm và chén nước mắm chua ngọt. Nếu thích “no bụng” hơn, thực khách có thể gọi thêm một phần trứng chiên ốp la và chén canh súp rau, củ.
Có thể nói, trong bữa cơm trưa văn phòng, dù là dùng tại nhà hàng hay đặt món về thưởng thức thì cơm cốt lết heo vẫn là món ăn ưa thích của nhiều người. Từng thớ thịt heo mềm mọng, pha lẫn chút béo bùi từ mỡ heo được áo lớp sốt gia vị đậm đà sẽ làm cho thực khách thưởng thức qua một lần rồi cứ còn nhớ mãi.
Trưa nay ăn gì: Bình dị cơm văn phòng khô cá dứa, phảng phất nét thôn quê
Bữa cơm trưa văn phòng đôi khi không cần quá cầu kỳ, chỉ đơn giản là vài miếng khô cá dứa chiên giòn, chén cơm trắng hoặc vài miếng bánh cơm cháy, quẹt ít nước chấm và chọn vài loại rau, củ ưa thích là đã tròn vị.
Trong ẩm thực vùng miền Việt Nam, các món ăn từ khô cá luôn được ưa chuộng bởi từ chính cách sơ chế cá, đem phơi khô để tạo nên hương vị riêng. Đi dọc ba miền, mọi người có thể bắt gặp rất nhiều loại khô cá và ứng dụng trong nhiều món ăn dân dã, thôn quê. Hôm nay, chuyên mục Trưa nay ăn gì sẽ gợi ý cho bạn đọc một bữa cơm nhanh gọn nhưng vẫn thơm ngon đến từ khô cá dứa.
Hiện thị trường thực phẩm có bày bán rất nhiều loại khô cá dứa nên việc chọn mua ở cơ sở uy tín, nhãn mác rõ ràng là ưu điểm để bảo đảm chất lượng cho món ăn. Sở dĩ, cá dứa được người dân đem phơi khô bởi nó ít mỡ, thịt săn chắc, sau khi phơi qua một nắng thì vị thịt càng thêm đậm đà.
Có một ưu điểm của phương pháp phơi khô cá là thời gian bảo quản. Cụ thể, cá khô có thể bảo quản trong ngăn mát và thời gian ở ngăn đông nhiều hơn, có khi vài tháng nếu bảo quản đúng cách. Khi chế biến, dùng bao nhiêu thì cắt cá theo khúc bấy nhiêu, còn lại trữ trong tủ lạnh.
Một số món ăn từ khô cá dừa: cơm cháy khô cá dứa, cơm cố khô cá dứa, khô cá dứa chiên, canh chua thô cá dứa, gỏi xoài khô cá dứa, khô cá dứa mắm đường, khô cá dứa xào chua ngọt, khô cá dứa kho thơm, khô cá dứa nóng tỏi ớt...
Để miếng khô cá dứa thơm, giòn, cách chiên cá cũng khá quan trọng. Theo đó, một trong những cách mà các đầu bếp ở hàng quán hay sử dụng là để nhỏ lửa, ưu tiên dùng chảo không dính, hạn chế lật mặt cá nhiều lần. Rồi thêm cứ để đến khi nào cá dứa chín vàng, thịt săn thì tự động tách khỏi chảo, lúc đấy mới lật chiên mặt còn lại.
Khi khô cá dứa đã xong, các thợ nấu sẽ chuẩn bị cơm dùng kèm. Ở đây, tùy hàng quán mà bạn có thể được phục vụ cơm trắng nấu bình thường hoặc cơm cháy. Hiện cơm cháy đáy nồi ít có do cách nấu cơm kỳ công và số lượng làm ra không nhiều nên đầu bếp thường dùng cơm trắng đã nấu chín, cho vào chảo và dùng một số kỹ thuật ép để tạo nên các miếng bánh cơm cháy giòn rụm.
Tiếp đến, chọn một số loại rau, củ ưa thích để dùng kèm, giúp chống ngấy cho món ăn. Nếu tự nấu, mọi người có thể chọn cà rốt, bí luộc, đậu rồng, đậu que, bắp cải... hoặc gọi món hay ra hàng quán thưởng thức có thể đặt thêm một phần rau, củ luộc kho quẹt dùng kèm cũng rất bắt vị.
Khác với những số giới thiệu cơm văn phòng trước trong mỗi bữa cơm thứ Tư, cơm khô cá dứa hôm nay là món ăn tuy quen mà lạ, tạo nên những trải nghiệm ẩm thực bình dị, gợi nhớ quê nhà.
Trưa nay ăn gì: Thanh mát vị ngọt từ cơm bò xào nấm Trong thực đơn cơm trưa văn phòng, các hàng quán rất ưa chuộng thịt bò, thường dùng cho các món chiên, xào hấp dẫn. Với bữa cơm trưa hôm nay, đầu bếp chuyên nghiệp ứng dụng thịt bò và nấm, lấy vị thanh ngọt của hai nguyên liệu để làm thành nước sốt, dùng kèm cơm trắng. Trong ẩm thực Việt, nấm là...