Trưa nay ăn gì: Thử ngay món phở trứ danh xứ Lạng cho bữa trưa thêm mới lạ
Từng miếng thịt vịt quay được chặt gọn gàng, nằm khép mình bên sợi phở trắng tinh. Kết nối hương vị chung là phần nước dùng ngọt thanh được nấu từ xương vịt. Phở vịt quay là tinh túy văn hóa ẩm thực mà người dân xứ Lạng Sơn muốn gửi gắm đến mọi nơi.
Nếu từng du lịch đến Lạng Sơn, du khách hay nghe người dân địa phương kháo nhau về một món ăn sáng khá thú vị khi kết hợp thịt vịt quay và món phở truyền thống. Hiện nay, không cần đi đâu xa, ở tại Sài Gòn, mọi người vẫn có thể thưởng thức món ăn chuẩn vị quê hương.
Có điểm hay của tiệm phở vịt quay ở đường Lê Đức Thọ, quận Gò Vấp là món ăn do chính người chủ, một người con Lạng Sơn đến Sài Gòn lập nghiệp và mang theo “giọt nước mắt” quê hương này. Để chuẩn chỉnh hương vị, tiệm chọn nguồn nguyên liệu đúng ý, cách chế biến theo công thức gia truyền nhằm tạo nên tô phở vịt chuẩn vị.
Theo đó, phở vịt quay ngon là vịt quay phải được quay bằng các gia vị của vùng Tây Bắc. Điển hình là quả mắc mật cùng cách quay đặc trưng khác món vịt quay của người Hoa. Vịt phải chọn con ngon, vừa phải, không quá to, đặc biệt là không chọn còn mỡ nhiều để món ăn có vị thanh. Nước dùng nấu từ xương vịt nên có hương vị khác nhiều so với phở bò hay phở gà.
Còn sợi phở, chủ quán phải đi nhiều lò sản xuất rồi mới chọn được lò ưng ý nên sợi phở nhỏ hơn sợi phở thông thường, lớn hơn sợi bún, đi kèm đó là độ dai, giòn, để lâu trong nước không bị bở. Cùng cách nấu gia truyền, một thành phẩm tô phở vịt quay thật sự mang đến một trải nghiệm mới lạ cho thực khách, nhất là những ai chưa có dịp đi Lạng Sơn.
Video đang HOT
Tuy chỉ là một chi tiết nhỏ (độ chua), nhưng thuần túy của người Lạng Sơn là dùng măng chua ngâm cùng quả mắc mật. Còn trong Nam hay lấy vị chua từ quả chanh. Điều này cho thấy chủ quán cố gắng mang đến một hương vị thuần túy nhất để chiêu đãi người dân đất Sài Thành.
Quán bán cả ngày nhưng nếu không thuận tiện đường đi thực khách vẫn có thể đặt thông qua các ứng dụng đặt thức ăn trực tuyến với từ khóa “Tuấn Vịt – Phở vịt quay”. Giá một tô phở vịt từ 45.000 đồng trở lên. Địa chỉ: 73 Lê Đức Thọ, phường 7, quận Gò Vấp. Giờ bán 6:00 – 21:00
Với những ai yêu thích nấu nướng, công thức sau đây chia sẻ bởi người nội trợ đã nấu thành công cũng là dịp để bạn tự tay tạo nên một món ăn nổi tiếng ở xứ Lạng.
Thơm ngon hương vị phở chua Xứ Lạng
Xứ Lạng ngoài những vẻ đẹp về danh lam thắng cảnh, câu then điệu lượn thì ẩm thực cũng góp phần không nhỏ làm nên "thương hiệu" giữ chân du khách mỗi khi tới mảnh đất này.
Trong số đó, phải kể tới phở chua - món ăn độc đáo, thường xuất hiện trong các dịp lễ tết, đám cỗ và cả bữa ăn thường ngày tại Lạng Sơn.
Thơm ngon hương vị phở chua Xứ Lạng
Đến phố chợ Kỳ Lừa những ngày cận Tết Nguyên đán Nhâm Dần 2022, chúng tôi có dịp đến thăm gia đình bà Trần Bích Hạnh, đường Bắc Sơn, phường Hoàng Văn Thụ, thành phố Lạng Sơn - một trong những hộ kinh doanh phở chua trên địa bàn thành phố. Được biết, gia đình bà Hạnh đã làm và bán phở chua từ 3 đời nay. Chia sẻ với chúng tôi, bà Hạnh cho biết: Tôi cũng không rõ phở chua có ở Lạng Sơn từ khi nào nhưng từ nhỏ, tôi đã được bà, mẹ chế biến cho ăn và dạy cách làm. Tiếp nối truyền thống gia đình, đến nay, tôi đã bán phở chua được 22 năm (từ năm 2000). Trung bình mỗi ngày, tôi bán được hơn 100 đĩa với giá 40.000 đồng/đĩa. Ngoài ra, tôi cũng có làm để gửi đi một số tỉnh, thành phố như: Hà Nội, Hưng Yên, Thái Nguyên...
Không riêng bà Hạnh, hiện nay, dạo quanh một số tuyến đường, chợ như Bà Triệu, Bắc Sơn, Giếng Vuông, Đông Kinh... trên địa bàn thành phố, không khó để du khách có thể bắt gặp và được thưởng thức món ăn độc đáo này.
Phở chua của Xứ Lạng không chỉ lạ về tên gọi mà còn lạ cả về hình thức và hương vị vô cùng độc đáo. Một bát phở chua thường bao gồm rất nhiều loại nguyên liệu khác nhau như: bánh phở, thịt xá xíu, khoai lang chao, dưa chuột, lạc rang... Bánh phở để làm phở chua thường là loại bánh phở sợi nhỏ, nhưng để cho "chuẩn vị" nhất thì phở cần là phở Lộc Bình (huyện Lộc Bình) tráng tay mới đảm bảo sự thơm ngon và độ dẻo, dai khi ăn. Thịt để làm xá xíu là thịt lợn nạc ngon. Đầu tiên, thịt được thái thành những miếng dày, to bằng lòng bàn tay, rồi tẩm ướp dầu hào, đường... và đem luộc đến khi gần chín. Sau đó, thịt được vớt ra, để ráo nước và rán vàng lên rồi thái thành từng lát dài. Tiếp đến, khoai lang được thái chỉ nhỏ, đảo trên chảo dầu sao cho thật giòn và vàng ruộm. Ngoài ra, lạc rang cũng được giã nhỏ, dưa chuột được lựa chọn kỹ càng, rửa sạch và đều phải thái sợi thật mỏng...
Đđiểm nhấn đặc biệt và cũng là yếu tố quan trọng góp phần làm nên sự độc đáo của món ăn là ở nước sốt mà người Xứ Lạng gọi là "nước lủ". Để làm nước lủ ngon, đầu tiên, người chế biến phải phi thơm hành tỏi cùng với dấm, đường, nước mắm, gừng và thêm chút bột năng để nước dùng được sánh lại. Tùy theo truyền thống được lưu lại mà mỗi gia đình sẽ có một công thức đặc biệt, trở thành bí kíp riêng trong chế biến nước lủ.
Sau đó, phở chua được đựng trong một chiếc đĩa lớn. Phía dưới cùng là bánh phở trắng ngần, dẻo dai, tiếp đến là thịt xá xíu, dưa chuột, lạc rang, khoai lang chiên... được rắc lên trên cùng trước khi chan nước lủ. Khi ăn, thực khách có thể trộn đều lên, vị chua chua ngọt ngọt của nước lủ, dai dai của sợi phở hòa quyện với nhau hài hòa và tinh tế làm nên món ăn không chỉ đẹp về hình thức mà còn ngon về hương vị, khiến bất cứ ai khi nhìn thấy cũng đều muốn thưởng thức ngay.
Anh Trần Văn Hiệp, quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội cho biết: Mỗi lần đến Lạng Sơn, tôi thường bị lôi cuốn với những món ăn độc đáo, đặc biệt là phở chua. Phải nói đây là món ăn rất ngon, không tạo cảm giác ngán, thể hiện sự tài tình khéo léo của người Xứ Lạng. Khi đi du lịch tại Lạng Sơn, tôi thường ghé mua một vài đĩa về cho gia đình cùng thưởng thức, ai cũng tấm tắc khen ngon.
Hầu hết các nhà hàng, khách sạn trong tỉnh hiện nay đều lựa chọn đưa món ăn này vào thực đơn chính và được nhận được phản hồi tốt từ phía khách hàng. Ông Nguyễn Xuân Kỳ, Quản lý của Nhà hàng Thảo Viên, phường Đông Kinh, thành phố Lạng Sơn cho biết: Nhà hàng chúng tôi thường tiếp các đoàn khách du lịch đến ăn uống. Do đó, chúng tôi ưu tiên lựa chọn các món ăn truyền thống, mang đậm dấu ấn Xứ Lạng như lợn quay, vịt quay... đặc biệt là món phở chua để đưa vào thực đơn phục vụ du khách.
Không chỉ trên các bàn ăn phục vụ khách du lịch mà lâu nay, món phở chua còn được đưa vào thực đơn cỗ cưới của hầu hết các gia đình ở Lạng Sơn. Có thể nói, phở chua là món ăn vô cùng đặc biệt, nó không chỉ có hương vị thơm ngon mà còn cho thấy sự khéo léo, tài tình trong cách chế biến ẩm thực của người Xứ Lạng.
Ốc núi: món ăn dân dã độc đáo xứ Lạng Lạng Sơn là một trong những điểm đến có nhiều đặc sản thơm ngon. Đặc biệt là món ốc núi luôn làm "xiêu lòng" nhiều thực khách bởi hương vị đậm đà và cách chế biến độc đáo, đa dạng. Ốc núi là loại ốc khá hiếm, sống ở trong các hang đá tại những dãy núi cao, người ta chỉ có thể...