Trưa nay ăn gì: Nghĩ về miền Tây nhớ ngay món bún thịt xào thân quen
Tại các tỉnh miền Tây sông nước, du khách dễ dàng bắt gặp các hàng quán bán bún thịt xào hoặc hiện diện trong các bữa cơm gia đình. Chính bởi sự dung dị từ nguyên liệu cho đến chế biến mà món ăn này được lòng của nhiều thực khách.
Một ngày đầu tuần lại đến với nhiều khối lượng công việc còn tồn đọng cuối tuần. Chính vì vậy, bữa cơm trưa nhanh gọn cùng bún thịt xào lại là gợi ý hấp dẫn, vừa ngon miệng, vừa dinh dưỡng. Ngoài một số nguyên liệu cơ bản như thịt heo, bún tươi, đậu phộng, rau thơm thì bún thịt xào có đến ba cách chế biến.
Bún thịt xào hành tây: Đây là cách chế biến thường thấy nhất khi nhắc về bún thịt xào. Vẫn là thịt heo nhưng người nấu sử dụng thịt nạc lưng, lấy hành tây là gia vị chính khi xào để tạo nên vị ngọt đặc trưng. Để món ăn bảo đảm độ ngon, thông thường thịt xào sơ qua trước với tỏi băm rồi mới cho hành tây vào xào nhằm giữ độ giòn, món ăn dậy mùi hơn
. Bún thịt xào sả ớt: Khác cách nấu trên dùng hành tây làm hương vị chính, bún thịt xào sả ớt lại lấy vị đậm đà của sả, kết hợp cùng độ cay của ớt làm điểm nhấn cho món ăn. Nếu yêu thích vị sả, phiên bản này rất đáng để bạn thưởng thức.
Bún thịt xào ngũ vị hương: Là phiên bản món ăn cuối cùng trong bộ ba, bún thịt xào ngũ vị hương sử dụng cả hành tây và sả ớt để xào cùng thịt heo. Tuy nhiên, gia vị ngũ vị hương lại giúp món ăn đậm đà hương vị hơn, phù hợp cho những ai yêu thích ẩm thực có sử dụng gia vị cà ri.
Ẩm thực miền Tây mang âm hưởng từ chính con người, tính cách nơi đây. Dựa trên các dòng sông trù phú đổ về mọi ngóc ngách, họ đã tạo nên rất nhiều món ăn ngon từ cá. Ngoài thịt cá, thịt heo cũng là nguồn thực phẩm ưa chuộng để chế biến trong nét văn hóa ẩm thực họ. Có thể kể đến như bún thịt xào, bánh xèo, thịt heo kho tộ, thịt kho trứng…
Video đang HOT
Một điểm chung nữa ở các món bún thịt xào kể trên là phần nước mắm chua ngọt. Theo đó, nước mắm gồm hỗn hợp nước mắm nhĩ, đường, tỏi, ớt, dấm pha chế theo định lượng riêng. Lúc này, chỉ việc rửa sạch rau xà lách, rau thơm các loại, giá là đến công đoạn trang trí món ăn.
Trước tiên, hàng quán sẽ cho bún vào tô, xếp tiếp lớp thịt xào, rau, dưa leo và rắc thêm đậu phộng và dọn ra cùng chén nước mắm chua ngọt. Do món ăn không thuộc dạng món nóng nên mọi người sẽ chủ động trong việc thưởng thức liền hoặc lo xong việc và dùng sau đó vài giờ. Gọi thêm ly trà tắc thanh mát là bữa trưa đầu tuần đã “hoàn hảo” cả về phần nhìn lẫn chất lượng.
Nồi lẩu cù lao gây thương nhớ ở miền Tây
Món lẩu cù lao là món ăn dân dã của người miền Tây. Tuy là món ăn dân dã nhưng nó mang lại hương vị độc đáo lạ miệng và thơm ngon cực hấp dẫn.
Lẩu cù lao (hay còn gọi là lẩu thở, lẩu than) là món ngon "trứ danh" của các tỉnh miền Tây sông nước. Sở dĩ có tên gọi này là vì người ta phải sử dụng một loại nồi nhôm có thiết kế đặc biệt, chuyên dùng để nấu lẩu là nồi cù lao.
Vẻ ngoài chiếc nồi khá giống đèn cầy nhưng kích thước lớn hơn, có ống đốt ở giữa như cái cù lao mọc giữa sông. Người ta bỏ than vào ống đốt ở giữa, sức nóng của than sẽ làm chín thức ăn.
Trước đây, lẩu cù lao thường là món đại diện trong các bữa tiệc của người Nam Bộ, được mang ra sau các món khai vị, chiếm vị trí trung tâm. Sau này, món lẩu này được nâng tầm lên thành đặc sản địa phương, xuất hiện trong thực đơn của các nhà hàng, khách sạn để phục vụ du khách khắp nơi tới thưởng thức.
Lẩu cù lao là món ăn dân giã, có thể thưởng thức quanh năm. Tùy theo mỗi địa phương và điều kiện từng gia đình mà nguyên liệu làm lẩu cù lao lại phong phú khác nhau. Ví như ở An Giang, Đồng Tháp, người ta thường cho cá vào lẩu nhưng ở Cà Mau, Bạc Liêu, Kiên Giang thì không thể thiếu tôm, mực tươi,...
Tên gọi lẩu cù lao xuất phát từ chiếc nồi có ống đốt ở giữa như "cù lao mọc trên sông"
Tuy nhiên, dù ở vùng nào thì trong lẩu cù lao bao giờ cũng có những nguyên liệu đặc trưng như gan heo (hoặc tim heo), mề gà (hoặc vịt), chả thát lát nặn hình trái cà na, chả hoa,... Ngoài ra còn có các loại rau củ quả đặc trưng như bắp cải, cà rốt, củ cải trắng,
Khi khách gọi món, đầu bếp khéo léo xếp lần lượt các lớp nguyên liệu vào nồi, bài trí hấp dẫn rồi chan nước lèo lên.
Than được mồi sẵn cho vừa bén lửa. Sau khi chất đầy đủ các thứ vào lẩu thì đậy nắp lại, cho than vào ống đốt, mang lên bàn. Than nóng sẽ làm chín thức ăn, giữ nồi lẩu luôn sôi để thực khách thoải mái thưởng thức.
Lẩu cù lao ở miền Tây có nước dùng ngọt đậm đà từ xương và thịt
Không chỉ khác biệt với những món lẩu khác ở công thức mà lẩu cù lao còn có một số bí quyết chế biến riêng để tạo hương vị "trứ danh". Ví dụ như than được sử dụng phải là than cây đước. Bởi loại than này cháy đều, giữ nhiệt lâu mà ít tro bụi.
Khi nước sôi, nắp nồi nhúc nhích thì mở ra, cho nguyên liệu vào. Hơi nước, quyện vào lửa than bốc lên, kết hợp mùi thơm từ những bông hoa được khéo léo bày biện trên mặt lẩu, bên dưới là các món ngon lành, cuồn cuộn tỏa ra khiến thực khách khó cưỡng lại được.
Đồ ăn kèm phong phú và bày trí đẹp mắt, dùng chung với bún tươi hay mì gói
Lẩu cù lao được ăn kèm với đĩa bún gạo hoặc mì, rau cải cúc, đậu hũ chiên, quẩy nóng,... Cho mì và rau vào nồi lẩu đang sôi rồi nhanh tay vớt ra bát, chan nước dùng và đặt tôm, thịt cá lên trên, thực khách sẽ cảm nhận trọn vẹn hương vị của món ăn này.
Lẩu cù lao luôn được giữ nóng lâu với phần than đước cháy âm ỉ ở giữa nồi
Vị tươi rói của cá, vị béo ngậy của thịt và các loại rau hòa quyện với nước dùng ngọt thơm khiến du khách xuýt xoa, cảm giác như hương vị miền Tây sông nước đang tan dần trong khoang miệng.
Chuột đồng món ẩm thực độc đáo nức tiếng của miền Tây Nếu có dịp về miền Tây vào mùa nước nổi, du khách sẽ được thưởng thức những món ăn đặc trưng vùng sông nước. Trong đó, không thể không kể đến chuột đồng hay còn gọi là "sóc tràm" hoặc "heo hang" - món ăn độc đáo từ cái tên cho đến cách chế biến. Chuột đồng thường sống trong những cánh đồng,...