Trưa nay ăn gì: Lẩu gà ngải cứu, hương lẩu thanh tao từ vị thuốc
Lẩu gà ngải cứu là món ăn không quá nổi bật như lẩu gà lá é, lẩu gà tiềm thuốc Bắc hay lẩu cháo gà, tuy nhiên, nó vẫn có cho riêng mình những tín đồ yêu thích vị ngải cứu nấu cùng.
Đặc biệt, dù là tiết trời oi bức hay giá lạnh thì lẩu gà ngải cứu vẫn là sự lựa chọn thú vị, nhất là bữa cơm trưa gia đình.
Trong văn hóa ẩm thực vùng miền, lẩu gà ngải cứu phổ biến ở các tỉnh miền Bắc, nhất là thủ đô Hà Nội. Dọc các phố ở Tô Hiệu, Trần Nhân Tông, Âu Cơ… du khách rất dễ bắt gặp các hàng quán phục vụ món lẩu gà ngải cứu. Hiện nay, tại TPHCM cũng đã có nhiều quán ăn mang phong vị ẩm thực Bắc bán món này để chiều lòng thực khách yêu thích ẩm thực vùng miền.
Qua tìm hiểu, ngải cứu là loại cây được ứng dụng trong các bài thuốc hoặc chế biến món ăn. Về hình dáng, ngải cứu trông giống cải cúc (tần ô); về vị nó có hương thơm nồng đặc trưng, lẫn vị đắng nhẹ. Khi kết hợp cùng vị thuốc Bắc, hương vị ngải cứu như được nâng thêm nhiều bậc. Ngày nay, ngải cứu còn được một số người mua về phơi khô, đóng thành các gói túi thơm để treo ở những nơi cần khử mùi.
Để có một nồi lẩu gà ngải cứu thơm ngon thì nguyên liệu thịt gà rất quan trọng. Theo đó, nên mua gà còn sống, ưu tiên gà ta thả vườn (có nơi gọi là gà đi bộ) hoặc gà đen, giống gà ở miền núi Tây Bắc hiện đã có bán ở TPHCM. Khi có gà, đem sơ chế sạch, rồi xát muối hạt lên da để khử mùi.
Tiếp đến, ướp gà với ít gia vị thông dụng như tiêu, nước mắm nhĩ, hành tím băm nhuyễn trong khoảng 30 phút đến một giờ cho thấm vị. Còn lòng gà cũng nên bóp với muối và thái miếng tùy theo sở thích của gia đình mình.
Về rau ngải cứu hay các loại rau, củ ăn kèm thì sơ chế, lột vỏ, gọt bỏ cuống và rửa qua với nước muối pha loãng. Cách làm này vừa giúp rau, củ sạch hơn mà chất dinh dưỡng vẫn được bảo đảm.
Đối với các món lẩu, phần nước dùng được ví như linh hồn, kết nối các nguyên liệu thực phẩm còn lại. Và lẩu gà ngải cứu, phần xương để hầm tận dụng từ chính xương gà sau khi lọc thịt cùng lòng gà. Ở một số hàng quán, người bán còn cho thêm gia vị thuốc Bắc để tạo nên hương vị riêng cho quán của mình. Một lưu ý từ đầu bếp chuyên nghiệp, khi nấu nước dùng, nên lưu ý vớt bọt thường xuyên để nước trong, món ăn mang vị thanh tao, lôi cuốn.
Vậy là bữa trưa cuối tuần với lẩu gà ngải cứu đã hoàn thành và đợi chờ thực khách khám phá. Nếu yêu thích bún, mì vàng hay mì gói, mọi người vẫn có thể tùy chọn theo sở thích. Thêm chén nước mắm mặn xắt vài lát ớt là bữa trưa gia đình mình đã thật sự tròn vị.
Cách hầm chân giò thuốc bắc ngải cứu cho bà bầu bằng nồi cơm điện
Cách hầm chân giò thuốc bắc nấu với ngải cứu, hạt sen thơm ngon, bổ dưỡng cho bà đẻ an thai không quá khó. Nhưng món ngon từ chân giò lợn này đòi hỏi bạn phải chuẩn bị đầy đủ nguyên vật liệu để đảm bảo tròn vị.
Sự kết hợp của chân giò, thuốc bắc cùng các loại rau củ quả mang vị ngọt tự nhiên sẽ cung cấp lượng lớn dưỡng chất cho người mới ốm dậy, trẻ em và phụ nữ sau sinh. Nào, cùng vào bếp nấu chân giò hầm với thuốc bắc có "vị đắng nhưng dã tật" với các công thức đơn giản dưới đây nhé.
1. Món chân giò hầm thuốc bắc có tác dụng gì?
Cách hầm chân giò thuốc bắc là công thức chuyên dành để bồi bổ sức khỏe mọi người. Món ăn cần thiết cho người vừa ốm dậy, người đang trong quá trình điều trị bệnh, phụ nữ sau sinh. Đối với người Hoa, món chân giò hầm thuốc bắc giúp bổ sung nhiều dưỡng chất quan trọng, khắc phục tình trạng suy nhược cơ thể.
Phụ nữ sau sinh ăn chân giò hầm thuốc bắc thường xuyên sẽ giúp cơ thể tiết nhiều sữa cho con bú. Người bình thường muốn bồi bổ cơ thể, bổ sung năng lượng và chất dinh dưỡng để làm việc, học tập hiệu quả hơn có thể thưởng thức món ăn mang hương vị đặc biệt này. Do đó, không chỉ là món ăn ngon dành cho bà bầu , bạn cũng có thể bổ sung món ăn này vào thực đơn hàng ngày cho cả gia đình mình nhé.
Chân giò hầm thuốc bắc là món ăn quen thuộc giúp bồi bồ sức khỏe cho mọi đối tượng. Ảnh: Internet.
2. Cách hầm chân giò thuốc bắc mềm ngon cho bà bầu an thai
2.1. Cách nấu chân giò lợn hầm nấm, thuốc bắc, hạt sen truyền thống
2.1.1. Nguyên liệu chuẩn bị
Video đang HOT
Chân giò heo: 600 gram
Thuốc bắc: 1 gói (bạn có thể mua tại các cửa hàng thuốc bắc, chợ, siêu thị)
Hạt sen tươi: 100 gram
Cà rốt: 1 củ
Nấm đông cô hoặc nấm hương: 100 gram
Củ năng: 150 gram
Bạch quả tươi: 50 gram
Hành tây: củ
Hành tím: 3 củ
Nước cốt hành tím: 2 muỗng canh
Dừa tươi: 1 trái
Rau cải xong: 200 gram
Gia vị (hạt nêm, muối, bột ngọt, dầu ăn, nước tương)
Các nguyên liệu chính nấu chân giò hầm thuốc bắc và hạt sen. Ảnh: Internet.
2.1.2. Hướng dẫn cách sơ chế chân giò heo
Thịt chân giò sau khi mua về làm sạch lông và da thừa. Rửa sạch với nước muối pha loãng, lưu ý rửa sạch phần móng heo. Công đoạn rửa bằng nước muối loãng sẽ giúp chân giò loại bỏ mùi hôi, sạch hơn khi chế biến.
Kế tiếp, đem chân giò bọc vào giấy bạc nướng trên bếp ga. Bạn cũng có thể dùng rơm nướng cháy sém phần da hoặc dùng đèn khò để nướng. Rửa lại chân giò dưới vòi nước, chà sạch lớp muội than nếu sử dụng rơm hoặc khò ga. Để chân giò ra rổ sạch cho ráo nước rồi chặt khúc nhỏ vừa ăn.
Giò heo sau khi mua về rửa sạch, cạo lông, loại bỏ da thừa, nướng sơ trên bếp ga hoặc bếp than. Ảnh: Internet.
Ướp giò heo cùng 2 muỗng canh nước cốt hành tím, muỗng cà phê bột ngọt, muỗng cà phê muối trong khoảng 10 phút cho các gia vị thấm đều.
2.1.3. Sơ chế thuốc bắc, rau củ quả và hạt sen
Gói thuốc bắc hầm cho vào nước để nở, rửa sạch và để ráo.Hạt sen tươi bóc vỏ ngoài, bỏ tim, rửa sạch, để ráo nước.Nấm hương cắt bỏ gốc, rửa sạch, để ráo nước.Củ năng gọt vỏ, rửa sạch, cắt làm đôi cho vừa ăn.Bạch quả đập bỏ vỏ cứng bên ngoài (nếu còn vỏ cứng), rửa sạch, để ráo nước.Hành tím rửa sạch, nướng trên bếp đến khi dậy mùi thơm thì lấy ra.
Sơ chế nhanh chóng các nguyên liệu trước khi tiến hành hầm chân giò. Ảnh: Internet.
2.1.4. Cách nấu chân giò heo hầm cùng thuốc bắc và hạt sen bổ dưỡng cho bà đẻ
Lần lượt cho nước dừa tươi, thuốc bắc, nấm hương, hành tím nướng, chân giò vào nồi áp suất. Tiếp tục nêm vào muỗng cà phê muối, muỗng cà phê bột ngọt, đảo đều. Bắc lên bếp, bắt đầu hầm với ngọn lửa vừa trong khoảng 15 phút.
Cách hầm chân giò thuốc bắc nhanh nhất là sử dụng nồi áp suất chuyên dụng. Ảnh: Internet.
Sau 15 phút, bạn mở nắp nồi, thêm vào khoảng 800 ml nước, cho những loại rau củ còn lại đã sơ chế tiếp tục hầm. Ở bước này, nêm thêm 1 muỗng canh nước tương, 1 muỗng cà phê hạt nêm cho gia vị thêm đậm đà. Hầm chân giò và toàn bộ nguyên liệu đến khi chín mềm thì tắt bếp.
Món chân giò heo hầm thuốc bắc mềm ngon và đảm bảo đủ dinh dưỡng. Ảnh: Internet
Chân giò hầm thuốc bắc sau khi chín múc ra tô, thêm ngò rí và lá quế. Chân giò mềm ngon, nước dùng thơm ngọt sẽ giúp bồi bồ sức khỏe các thành viên gia đình. Món ăn sẽ ngon hơn khi thưởng thức nóng.2.2. Cách nấu chân giò heo tiềm thuốc bắc và ngải cứu
2.2.1. Nguyên liệu chuẩn bị
Giò heo: 1 chiếc khoảng 1 kg
Thuốc bắc : 1 gói
Ngải cứu: 10 gram
Hạt sen tươi: 50 gram
Nấm hương: 10 gram
Thục đen: 20 gram
Sâm quy: 20 gram
Gia vị (muối, đường, nước mắm, bột ngọt, hạt nêm, dầu ăn, nước cốt dừa...)
Phần thịt chân giò trước mềm, ngọt hơn, thích hợp để chế biến các món hầm. Ảnh: Internet.
2.2.2. Cách sơ chế chân giò lợn và các nguyên liệu
Công đoạn sơ chế chân giò hầm thuốc bắc, ngải cứu tương tự như sơ chế khi hầm chân giò thuốc bắc truyền thống. Theo đó, giò heo sau khi mua về bạn sửa sạch, cạo lông rồi bọc giấy bạc nướng trên bếp ga hoặc bếp than rồi rửa với nước lạnh.
Chân giò rửa sạch, nướng sơ, chặt miếng nhỏ vừa ăn. Ảnh: Internet.
Chặt chân giò thành miếng nhỏ vừa ăn, ướp thêm các gia vị theo tỷ lệ 1 muỗng muối, 1 muỗng hạt nêm, muỗng đường, muỗng mì chính.Rau ngải cứu lọai bỏ rễ, lá úa, rửa sạch, để ráo nước. Hạt sen bóc bỏ vỏ, bỏ tim, rửa sạch. Nấm hương cắt bỏ rễ, rửa sạch, để ráo.Các nguyên liệu khác như sâm quy, thục đen để vào rổ cho ráo nước.
2.2.3. Cách hầm chân giò heo với thuốc bắc, ngải cứu cho bà bầu
Chuẩn bị nồi áp suất hoặc nồi chuyên dùng để hầm hoặc nấu canh. Cho chân giò, hạt sen, thục đen, nước sạch, nước cốt dừa vào nấu trên ngọn lửa vừa cho vừa. Dựa vào lượng nguyên liệu chuẩn bị cho số người ăn mà bạn có thể hầm trong khoảng thời gian từ 45 phút đến 1 giờ đồng hồ.Kiểm tra thấy thịt chân giò vừa chín tới thì thêm các loại thuốc bắc và rau ngải cứu vào nấu cùng đến khi các nguyên liệu mềm thì tắt bếp. Nêm nếm món canh cho vừa miệng ăn.
Hầm chân giò đến khi chín tới thì thêm thuốc bắc, ngải cứu và các nguyên liệu khác vào đến khi mềm. Ảnh: Internet.
Múc chân giò hầm thuốc bắc ngải cứu ra tô ăn nóng hoặc thưởng thức cùng các loại vắt mì, bánh mì để thêm phần hấp dẫn.
Châm giò hầm thuốc bắc ngải cứu không chỉ thơm ngon, bổ dưỡng, thích hợp bồi bổ sức khỏe cho người mới ốm dậy. Ảnh: Internet.
2.3. Cách hầm chân giò lợn thuốc bắc bằng nồi cơm điện
Nếu nhà có nồi cơm điện, bạn có thể sử dụng công cụ này hầm chân giò để tiết kiệm thời gian và công đoạn. Ưu điểm lớn nhất khi hầm chân giò hầm thuốc bắc bằng nồi cơm điện là bạn không cần phải đứng canh lửa. Chỉ cần cho chân giò heo cùng thuốc bắc, các nguyên liệu, gia vị đã chuẩn bị vào nồi, đậy nắp kín lại. Cắm dây điện, nhấn nút "Cook" và tiềm trong 40 phút.
Trong thời gian hầm chân giò, nếu thấy nút "Cook" chuyển chế độ sang "Warm" thì bạn nhớ nhấn "Cook" lại nhé. Chân giò hầm chín mềm thì vớt ra tô. Rắc thêm hành lá, trang trí món ăn đẹp mắt là có thể thưởng thức ngay. Bạn có thể áp dụng phương pháp này với các món hầm khác nhau, kể cả canh hoa atiso hầm chân giò lợn cho bà bầu luôn nhé.
Hướng dẫn nấu chân giò heo hầm thuốc bắc bằng nồi cơm điện. Ảnh: Kênh YT Trải Nghiệm Thú Vị
Có thể thấy vị ngọt tự nhiên của thịt chân giò cùng hương vị đặc trưng của các nguyên liệu thuốc bắc như táo tàu, hạt sen, cao kỳ tử, nhãn nhục sẽ giúp món ăn có hương vị đặc biệt.
Chúc bạn thành công với hai cách hầm chân giò thuốc bắc mềm ngon và đảm bảo dinh dưỡng bài viết đã giới thiệu. Ngoài các món ăn ngon từ chân giò này, bạn cũng có thể đổi nguyên liệu nấu gà hầm thuốc bắc tùy theo khẩu vị nhé.
Trưa nay ăn gì: Tự tay vào bếp đãi cả nhà món lẩu cháo chùm ngây dân dã Nếu như nhắc đến các món lẩu cháo thì nhiều người thường nghĩ đến lẩu cháo lòng, lẩu cháo gà, lẩu cháo cua đồng hay lẩu cháo cá ám đặc trưng vị Bắc bộ. Thế nhưng, trong ẩm thực vùng miền Việt Nam lại có món lẩu cháo mới lạ, dân dã được nấu từ chùm ngây. Chùm ngây là loại cây có...