Trụ sở đầu tiên của các công ty công nghệ nổi tiếng
Đa số các công ty công nghệ hiện tại đều bắt đầu tại các địa điểm nhỏ bé, thậm chí là phòng riêng hay garage ôtô.
Không chỉ các cao ốc, văn phòng lớn, nhiều startup công nghệ được thai nghén tại những địa điểm khiêm nhường như nhà riêng, phòng ký túc hay garage xe hơi cũ.
Chúng là minh chứng cho việc các ý tưởng lớn có thể bắt đầu tại bất kỳ đâu. Dưới đây là những công ty công nghệ đã xuất phát một cách khiêm tốn.
Apple
Steve Jobs vẫn sống với cha mẹ vào năm 1976 trong căn nhà nhỏ số 2066 Crist Drive, Los Altos, California.
Gara của ngôi nhà này đã đi vào lịch sử, ghi dấu những ý tưởng đầu tiên của Jobs và Steve Wozniak. Tuy vậy, Wozniak cho rằng thông tin này là “hơi phóng đại”, theo TechRadar.
Đây là nơi Apple xuất hiện và chứng kiến những chiếc máy tính Apple I đầu tiên được chính tay Steve Jobs và vài cộng sự lắp ráp.
Ngôi nhà của Steve Jobs nơi Apple ra đời. Ảnh: Google Streetview.
Hiện tại, trụ sở chính của Apple được đặt tại trung tâm Sillicon Valley, số 1-6 Infinite Loop, Cupertino, California, với 6 tòa nhà tọa lạc trên diện tích 79.000 m2.
Ngoài ra, họ còn một ký túc vệ tinh khác ở Sunny Vale, nơi đặt văn phòng nghiên cứu và thử nghiệm sản phẩm. Vừa qua, Tim Cook tuyên bố Apple sẽ tiếp tục xây dựng trụ sở mới với hình dạng “tàu không gian” tại Cupertino, dự kiến rộng đến 260.000 m2, với ký túc dành cho 13.000 nhân viên, phong cảnh rộng rãi, quán cà phê 3.000 chỗ ngồi cùng nhiều tiện ích khác.
Một góc trụ sở chính Apple tại Curpetino vào năm 2015. Ảnh: Office Snapshot.
Mark Zuckerberg viết những dòng code đầu tiên cho Facebook vào năm 2004 trong căn phòng ký túc 6 người tại đại học Havard. Căn phòng hiện tại được biết đến với tên “The Zuckerberg Suite”. Đây cũng là nơi Mark ấn nút đưa Facebook vào hoạt động ngày 4/2/2004 và nhận được 1.200 người dùng trong vòng 24 giờ. Lúc đó, Facebook vẫn chỉ là một nền tảng mạng xã hội, chưa phải tên một công ty chính thức.
Mark Zuckerberg tại căn phòng ký túc sản sinh ra Facebook. Ảnh: TechRadar.
Hiện tại, trụ sở lớn nhất của Facebook có tên Anton Menlo, nằm ở Công viên Menlo, California với chi phí đầu tư ước tính 120 triệu USD, theoBusiness Insider.
Đây được gọi là “Thị trấn Facebook”, trên diện tích gần 60.000 m2, Facebook đặt 35 studio, 208 căn hộ một giường, 139 căn hộ hai giường cùng 12 căn hộ 3 giường cho các nhân viên cao cấp. Facebook có chính sách hỗ trợ tiền thuê nhà cho nhân viên tại đây.
Và Mark Zuckerberg gần đây trong trụ sở chính tại Menlo Park. Ảnh: Business Insider.
Phức hợp văn phòng này có gần như đầy đủ các tiện nghi như công viên, quán cafe, các tiệm ăn, trung tâm sức khỏe, spa và cả khu dã ngoại ngoài trời.
Năm 1998, Larry Page và Sergey Brin lập văn phòng Google đầu tiên tại garage của căn nhà số 232 Đại lộ Santa Margarita, Menlo Park. Trước đó, cả hai đang theo học đại học Standford gần đó. Khi cảm thấy dự án này quá ảnh hưởng đến việc học, hai người cố gắng bán Google cho Excite với giá 1 triệu USD, nhưng bị từ chối. Sau khi Google thành công, cả hai đã mua lại toàn bộ căn nhà vào năm 2006 để làm kỷ niệm.
Video đang HOT
Căn gara bé nhỏ khởi đầu cho một trong những công ty công nghệ hàng đầu thế giới. Ảnh: TechRadar.
Hiện tại, Google có văn phòng đại diện ở nhiều nơi trên khắp thế giới.
Trụ sở chính của họ, The Googleplex được đặt tại số 1600 Amphitheatre Parkway, Mountain View, bang California. Tổng diện tích không gian văn phòng lên đến 190.000 m2.
Hiện tại, Googleplex là một trong những trụ sở làm việc lớn và đẹp nhất thế giới. Ảnh: Google.
Trụ sở này chứa đầy đủ các tiện nghi cho nhân viên, từ các phòng tập thể thao, phòng game đến các dụng cụ âm nhạc. Thức ăn được cấp miễn phí 24/7 với chất lượng thực phẩm cao cấp nhất. Google cũng có kế hoạch tiếp tục thay đổi trụ sở này trong tương lai gần.
Jeff Bezos thành lập Amazon.com vào năm 1994 trong garage của căn nhà số 10704, NE 28th, Bellevue, Washington. Ban đầu, Amazon chỉ là một tiệm bán sách trực tuyến và mọi hoạt động chỉ gói gọn trong garage này. Đến tận tháng 7/1995, tức 1 năm sau khi thành lập thì quyển sách đầu tiên mới được bán ra.
Nơi khởi đầu của công ty bán lẻ trực tuyến lớn nhất thế giới. Ảnh: Geekwire.
Hiện tại, trụ sở quốc tế của Amazon bao gồm 14 tòa nhà ở South Lake, Seattle. 11 trong số đó được mua lại từ Vulcan với mức tiền 1,16 tỷ USD vào năm 2012.
Amazon hiện đang xây tổ hợp trụ sở 3 tòa tháp tại Seattle. Họ cũng có trụ sở châu Âu tại thủ đô của Luxembourg.
Trụ sở hoành tráng của Amazon tại Seattle. Ảnh: The Guardian.
YouTube
YouTube có lẽ là công ty công nghệ có khởi đầu kỳ lạ nhất khi các nhà sáng lập của nó khi đó đều đang làm việc cho Paypal. Năm 2004, Char Hurley có cuộc gặp gỡ định mệnh với Steve Chen trong một buổi tiệc tối, và bàn luận ý tưởng về phương thức chia sẻ video đơn giản hơn.
Bàn làm việc của Char Hurley tại Paypal, nơi YouTube.com ra đời. Ảnh: IncomeDiary.
Cả hai sau đó thai nghén ý tưởng về YouTube trong chính văn phòng làm việc của Char tại Paypal.
Tháng 10/2006, cả hai bán lại YouTube cho Google với giá 1,65 tỷ USD.
Trang web bán đấu giá này được thành lập vào năm 1995 bởi nhà lập trình Pierre Omidyar khi ông cố bán một máy chiếu laser hỏng với giá 14,83 USD. Tên ban đầu mà Pierre dự định cho trang web là echobay.com, nhưng nó đã được đăng ký, kết quả, ông phải rút ngắn nó thành eBay.com.
Ban đầu, trang web này chỉ là một màn thử nghiệm có phần vui vẻ của Pierre, nên ông làm mọi thứ tại nhà riêng của mình.
Nhà riêng của Pierre Omidyar, nơi eBay ra đời.
Do chỉ là một dự án “tay trái”, Pierre khá bất ngờ khi lượng thành viên tham dự ngày càng đông, ông bắt đầu thu tiền sử dụng 250 USD để lượng người dùng ít đi, nhưng khách hàng lại càng kéo đến, hiện tại, eBay có hơn nửa triệu người dùng thường xuyên.
Tương tự như eBay, trang web nhân sự lớn nhất thế giới cũng khởi đầu trong phòng khách của nhà sáng lập Reid Hoffman.
Căn phòng nơi LinkedIn ra đời. Ảnh: I ncomeDiary.
5 người thành lập đầu tiên đã mời khoảng 350 mối liên hệ của họ kết nối vào hệ thống, và trong tháng đầu tiên, họ thu hút được hơn 4.500 thành viên. Hiện tại, họ có hơn 400 triệu người dùng tại hơn 200 quốc gia.
Samsung
Là công ty công nghệ, điện tử lớn nhất nhì thế giới hiện tại, nhưng Samsung có một khởi đầu rất khiêm nhường. Năm 1938, Lee Byung-chul đã thành lập công ty Samsung Sanghoe, chuyên về các mảng thực phẩm, vật liệu, thậm chí là cả bảo hiểm và bán lẻ.
“Tiệm mỳ” Samsung Sanghoe vào những năm 1940. Ảnh: MTNews.
Văn phòng đầu tiên của Samsung Sanghoe là một căn phòng 16,5 m2 với một điện thoại và một máy làm mỳ tại Daegu, Hàn Quốc.
Đến tận những năm 1960, Samsung mới tiến vào lĩnh vực điện tử và họ nhanh chóng đạt nhiều bước tiến thần kỳ trong nửa thế kỷ sau đó.
Lê Phát
Theo Zing
Alphabet và hướng đi đầy tham vọng của Google
Giữa năm 2010, dường như Google đã đi chậm lại, có điều gì đó làm cản bước của gã khổng lồ trong lĩnh vực tìm kiếm?
Các nhà đầu tư, nhà phân tích, giới truyền thông, những người từng ca ngợi sự tăng trưởng của Google đang bắt đầu tự hỏi: liệu có phải công ty này chỉ là một "chú ngựa ô" trong lĩnh vực tìm kiếm và quảng cáo trên Internet?
Bộ ba lãnh đạo Google: Larry Page, Sergey Brin và Eric Schmidt tại trụ sở ở Mountain View vào năm 2004. Ảnh: AP.
Bên trong Google, những dự án tiềm năng và có khả năng sinh lợi cao đã bắt đầu tăng tốc, nền tảng di động tiếp tục được đầu tư mạnh mẽ, hàng triệu quyển sách được chuyển sang kỹ thuật số, hàng triệu con đường lớn nhỏ trên hành tinh được đưa vào bản đồ, vài chiếc xe hơi không người lái được thử nghiệm trên những con phố của nước Mỹ.
Google không thiếu tiềm năng, tham vọng, vấn đề của họ là những rạn nứt trong nội bộ lãnh đạo cấp cao khi ra những quyết sách quan trọng.
Trong gần một thập kỷ, hai nhà sáng lập Google Larry Page và Sergey Brin đã cùng nhau đề ra đường đi nước bước cho công cụ tìm kiếm lớn nhất thế giới, cùng với vị CEO dành dặn kinh nghiệm Eric Schmidt.
"Họ đã kết hợp rất chặt chẽ với nhau ngay từ đầu và cùng đưa ra những quyết sách quan trọng. Điều đó thật mạnh mẽ", Patrick Pichette - cựu Giám đốc Tài chính (CFO) của Google cho biết khi trả lời phỏng vấn vớiMashable. Tuy nhiên, như những công ty khác, phát triển trong một môi trường phức tạp và nhiều tác động đã trở thành vấn đề lớn.
Cuối cùng, Google đã đưa ra quyết định có tính chất bước ngoặc, sẽ thay đổi chính mình, cơ cấu lại bộ phận quản lý cấp cao, Alphabet ra đời. Chỉ vài tháng sau, lần đầu tiên trong lịch sử, Google vượt qua Apple để trở thành công ty có giá trị nhất thế giới (trong vài giờ).
Hai giờ rưỡi tranh cãi
Patrick Pichette là CFO của Goole trong vòng 7 năm từ 2008, đến 2015 ông quyết định rời bỏ công việc để đi du lịch thế giới nhằm tìm sự cân bằng cho công việc và cuộc sống. Pichette hiểu rất rõ sức ảnh hưởng của bộ ba quyền lực ở Google.
Từ góc nhìn của mình, ông cho rằng bộ ba này đã vô tình tạo ra một "nút thắt cổ chai". Ba người đàn ông ở vị trí tương tự nhau, đồng thời quyết định về những điều giống nhau.
Luôn cần có mặt cùng lúc cả ba người khi ra những quyết định quan trọng. Ảnh: Flickr.
Nhiều lần, các nhóm sản phẩm háo hức chờ đợi Giám đốc điều hành sẽ đưa ra quyết định về vấn đề của họ sau hơn 2,5 giờ bàn luận. Tuy nhiên, không có quyết định nào được đưa ra vì Page hoặc Brin hoặc Schmidt không có mặt ở thời điểm đó, cần phải có thêm một buổi bàn luận khác.
"Không có quyết định nào được đưa ra mà không có đủ bộ ba quyền lực và tất cả gật đầu", Pichette nhớ lại. "Tôi có thể rằng một số điều như thế này đã tạo đà cho sự suy giảm".
Công cuộc sửa đổi ở Google
Sau nhiều tranh cãi, cuối cùng những nhà lãnh đạo của Google cũng đồng ý với nhau rằng cần phải có hướng đi mới cho công ty. Sự thay đổi được bắt đầu vào năm 2011.
Google đã đưa ra một quyết định khá bất ngờ khi đưa Larry Page lên vị trí CEO, chuyển Eric Schmidt sang chức Chủ tịch tập đoàn, Sergey Brin vẫn là nhà đồng sáng lập.
Vai trò của họ đã trở nên rõ ràng hơn, Page sẽ chịu trách nhiệm về các công nghệ và chiến lược kinh doanh quan trọng, Brin tập trung vào lĩnh vực nghiên cứu sản phẩm mới, chẳng hạn như Google Glass hay xe tự hành, Schmidt hoạt động như một nhà tư vấn và tập trung vào các mối quan hệ kinh doanh lớn, quan hệ với chính phủ và những nhà lãnh đạo công nghệ khác.
"Khi Google đã phát triển, quản lý việc kinh doanh trở nên phức tạp hơn", Schmidt viết trên blog ở thời điểm đó. "Vì vậy, Lary, Sergey và tôi đã thảo luận trong một thời gian dài về cách tốt nhất để đơn giản hóa cơ cấu quản lý và tăng tốc độ của khâu ra quyết định".
Sự khởi đầu của Alphabet
Đối với Larry Page, việc tái cơ cấu bộ phận lãnh đạo mới chỉ là bước đi đầu tiên.
Từ thời điểm nhận chức CEO vào năm 2011, ông đã quan tâm đến việc tìm kiếm một cơ cấu kinh doanh mới, có nhiều tham vọng hơn, một mô hình sẽ giúp Google hiện thực hóa những ý tưởng của họ, đồng thời giải phóng Page khỏi công việc quản lý nặng nề và buồn tẻ ở Google.
Giải pháp được đưa ra gồm hai giai đoạn. Đầu tiên, Page chuẩn bị chu đáo cho người kế nhiệm mình ở vị trí CEO. Sundar Pichai đã đóng vai trò ngày càng quan trọng hơn, được trao quyền điều hành ở nhiều bộ phận chủ chốt.
Tiếp đến, Page gây sốc thật sự với giới công nghệ khi tuyên bố thành lập Alphabet. Google chỉ là một công ty con của tập đoàn khổng lồ này, bên cạnh Nest, Google Ventures và nhiều bộ phận khác.
Page, Brin và Schmidt vẫn là những người quản lý cao nhất tại Alphabet, nhưng nhiều CEO ở các bộ phận đã có thể tự đưa ra quyết định của mình, thay vì chờ đợi cuộc "nghị bàn" của bộ ba quyền lực như trước đây.
Biểu đồ tăng trưởng của Google trên thị trường chứng khoán trong vòng 5 năm, kể từ thời điểm họ bắt đầu cải tổ bộ máy điều hành.
Khi nghe được từ Sergey câu nói, đại loại như : "Về vấn đề đó, hãy gọi cho Larry", Pichette cho biết đó như khoảnh khắc biến đổi ở Google. "Điều này mang lại cho chúng tôi động lực rất lớn", vị cựu CFO của Google bày tỏ.
Pichette cũng là người đóng vai trò quan trọng trong việc chuẩn bị cho sự ra đời của Alphabet trước khi ông quyết định về hưu.
Alphabet đánh dấu sự trưởng thành trong bộ phận lãnh đạo của Google trước đây, đồng thời là thành quả của công cuộc thay đổi được khơi màu từ năm 2011.
"Họ giỏi một cách đáng kinh ngạc và luôn có ý tưởng dẫn đầu" Pichette bày tỏ. Sau tất cả, có một điều không hề thay đổi: "Đây là ba người đầy những tham vọng điên rồ".
Nguyễn Mai
Theo Zing
Gần 30 hãng công nghệ về 'phe' Apple trong cuộc chiến mã hóa Google, Facebook, Microsoft, AT&T và hơn 20 công ty công nghệ khác đã chính thức gửi hồ sơ pháp lý lên tòa án bày tỏ sự ủng hộ đối với Apple trong vụ mở khóa iPhone. Theo Huffington Post, đây là động thái hiếm có từ các đối thủ của Apple, thể hiện rõ quan điểm của Thung lũng Silicon trước nỗ lực...