Trụ sở công ty nhà nước tại quận 1 bị cưỡng chế
Căn nhà của công ty nhà nước phải di dời để TP HCM xây mới chung cư Cô Giang ( quận 1) nhưng không chịu bàn giao.
Sáng 7/9, hàng chục người thuộc đoàn cưỡng chế của UBND quận 1 đến nhà 129 đường Cô Bắc ( phường Cô Giang) – do Công ty cổ phần Xuất nhập khẩu Tạp phẩm quản lý. Lực lượng chức năng cho cắt điện, rào chắn khu vực để tháo dỡ từng phần căn nhà bốn tầng.
Trước đó, doanh nghiệp nhà nước đã dọn dẹp phần lớn vật dụng, chỉ để lại một nhân viên bảo vệ trông coi tài sản. Họ không phản ứng với động thái của cơ quan chức năng.
Căn nhà cuối cùng ở khu chung cư Cô Giang. Ảnh: Duy Trần.
Rộng khoảng 200 m2, căn nhà thuộc diện di dời để xây khu căn hộ và trung tâm thương mại trên nền chung cư Cô Giang cũ, theo quyết định của UBND thành phố. Trong khi bốn block chung cư, 133 nhà phố đã nhận đền bù, chấp thuận di dời hoặc chờ tái định cư tại chỗ thì doanh nghiệp nhà nước không chịu bàn giao.
Sau nhiều lần ra thông báo cũng như không thỏa thuận được mức đền bù, quận 1 lập đoàn liên ngành để cưỡng chế.
“Chủ trương giải tỏa khu chung cư Cô Giang để xây mới có hơn 10 năm trước nhưng chưa làm được. Sau gần một năm thực hiện quyết liệt, đến nay việc giải tỏa mới hoàn thành”, Phó chủ tịch UBND quận 1 Đoàn Ngọc Hải nói và cho biết sẽ giao lại cho chủ đầu tư tháo dỡ, lấy mặt bằng xây dựng block đầu tiên để tái định cư tại chỗ cho người dân.
Video đang HOT
Bên trong căn nhà khi đọc quyết định cưỡng chế. Ảnh: Duy Trần
Chung cư Cô Giang được xây năm 1968, bị hư hỏng, có thể sập bất cứ lúc nào gây nguy hiểm đến tính mạng và tài sản của người dân.
Năm 2006, UBND TP HCM chủ trương đầu tư khu căn hộ và trung tâm thương mại tại đây với quy mô 1,4 ha gồm 30 tầng, 1.092 căn hộ. Trong đó, gần 300 căn phục vụ cho tái định cư tại chỗ. Tổng chi phí bồi thường được phê duyệt hơn 1.500 tỷ đồng.
Từng cho rằng mức bồi thường không hợp lý, cư dân nhiều lần tập trung hàng trăm người để phản đối.
Duy Trần
Theo VNE
Phố hàng rong ở Sài Gòn ngày đầu mở cửa
20 quầy hàng trên vỉa hè đường Nguyễn Văn Chiêm, quận 1, chính thức hoạt động sáng nay, sau hơn một năm chuẩn bị.
Phố hàng rong Nguyễn Văn Chiêm trong sáng nay. Ảnh: Duy Trần.
6h ngày 28/8, UBND quận 1 khai trương phố hàng rong trên đường Nguyễn Văn Chiêm (phường Bến Nghé), phục vụ nhu cầu ẩm thực đường phố của du khách, người dân. Khu ẩm thực có 20 gian hàng, được xếp ngay ngắn ở một phần ba vỉa hè, giới hạn bởi vạch kẻ trắng.
Các hộ kinh doanh bán nhiều món như xôi, bánh bao, nước giải khát... Món ăn làm tại nhà, được bày trong tủ kiếng. Phố hàng rong này chỉ bán cho khách mang đi chứ không có bàn ghế ăn uống tại chỗ.
Trong trang phục xanh, có tạp dề do UBND quận cấp, chị Phượng cùng người nhà bận rộn dọn đồ ăn vào gian hàng số 11. Trước đây chị buôn bán tại hẻm gần nhà, khi quận vận động vào khu ẩm thực này để sắp xếp lại trật tự vỉa hè chị đã đăng ký ngay.
"Gia đình tôi được quận tập huấn về cách buôn bán, vệ sinh an toàn thực phẩm... từ mấy hôm trước. Hy vọng vào đây bán thu nhập sẽ khá hơn, có thể trang trải kinh tế", chị Phượng cười tươi.
Chị Vũ Ngọc Dương và một số đồng nghiệp làm việc tại cao ốc gần đó tỏ ra hào hứng khi đến chọn đồ ăn sáng. "Có khá nhiều món nên dễ dàng thay đổi khẩu vị. Trước giờ cũng hay mua đồ ăn trên vỉa hè nhưng hơi lo về vệ sinh an toàn thực phẩm. Nghe nói khu này do nhà nước quản lý, có kiểm tra thường xuyên nên mình yên tâm hơn", chị Dương nói.
Trong sáng hôm nay, do mới khai trương nên chưa có nhiều khách đến mua. Các hộ kinh doanh hy vọng trưa nay hoặc cuối tuần sẽ đông thực khách đến ủng hộ hơn.
Phố hàng rong trên vỉa hè đường Nguyễn Văn Chiêm dài 40 m, có 40 hộ kinh doanh, hoạt động trong hai khung giờ là 6-9h và 11-14h. Hộ buôn bán là những người nghèo, bán hàng rong được UBND phường Bến Nghé và các phòng ban lựa chọn.
Các gian hàng, bàn ghế được quận làm theo mẫu thống nhất. Hộ buôn bán đã được lựa chọn sẽ không phải trả bất kỳ khoản chi phí nào vì đề án này được một số đơn vị tài trợ.
Ông Đoàn Ngọc Hải trong buổi khai trương sáng nay. Ảnh: Duy Trần
Đề án phố hàng rong với tên gọi Khu ẩm thực thí điểm kinh doanh có thời gianđược ông Phó chủ tịch UBND quận 1 Đoàn Ngọc Hải lên kế hoạch từ giữa năm ngoái. Hồi cuối tháng 3, quận đề xuất với UBND TP HCM và được chấp thuận thí điểm. Do có nhiều ý kiến về việc thực hiện như thế nào, nên đề án chậm triển khai.
Các phố hàng rong này sẽ giúp người nghèo có nơi buôn bán hợp pháp trên vỉa hè với nguồn thu nhập ổn định, vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm cũng được kiểm soát.
Dự kiến một tháng sau khi khai trương phố hàng rong Nguyễn Văn Chiêm, quận cũng cho ra mắt khu tương tự ở công viên Bách Tung Diệp.
Quận 1 là địa phương đầu tiên trong cả nước thực hiện chiến dịch lập lại trật tự vỉa hè, lòng lề đường. UBND TP HCM đánh giá cao và nhân rộng phong trào khắp thành phố. Cùng với việc xử lý các cơ quan, nhà hàng, ôtô, hàng rong... lấn chiếm vỉa hè, quận 1 cũng lên kế hoạch sắp xếp chỗ buôn bán cho người nghèo và đề xuất xây dựng nhiều bãi để xe.
Duy Trần
Theo VNE
Ông Đoàn Ngọc Hải phạt hàng chục ôtô đậu vỉa hè trong đêm Phó chủ tịch UBND quận 1 chạy khắp các tuyến đường trung tâm, ghi nhận 22 ôtô đậu trên vỉa hè, gọi điện các phường ra xử phạt. 22h ngày 26/8, Sài Gòn mưa tầm tã. Ông Đoàn Ngọc Hải một mình chạy qua những tuyến đường thuộc phường Bến Thành, Bến Nghé, Phạm Ngũ Lão, Nguyễn Cư Trinh, Cầu Ông Lãnh (quận...