Trú mưa trong vạt áo
Người ta hay kể chuyện con gái giận chồng bế con về nhà ba má, chuyện kể của chị là đứa con trai giận vợ.
Lần đầu tiên con trai chị về nhà ăn cơm chiều mà đi một mình, chị hỏi: “Mẹ con nó đâu?”, tưởng là con dâu và cháu nội đang còn mua bánh trái ở khu chợ nhỏ đầu xóm. Nhưng, con trai chẳng nói năng gì, mùi giận hờn tỏa ra không che giấu.
***
Chồng chị bực mình lắm. Anh nói đàn ông mà giận hờn bỏ đi kiểu đó khác gì con nít. Chị nghe mà cười thầm. Chẳng những anh bỏ nhà đi mà còn uống rượu giả say tới mắng vốn má chị. Mà chị có lỗi gì đâu, chỉ là một tấm hình chụp chung từ thời sinh viên choàng vai cười híp mắt, sau đó là một lần họp lớp có tấm ảnh cụng ly… Cũng vì cái tính ghen tuông của anh mà từ đó chị bỏ qua những cuộc họp lớp cũng như bỏ qua bao lần gặp gỡ bạn bè cho yên cửa yên nhà. Anh đã quên rồi sao?
Ừ, mà cũng nên quên. Đã là ông bà rồi thì chỉ nên nhắc lại những gì tốt đẹp để làm gương cho con cháu.
Ảnh mang tính minh họa – SHUTTERSTOCK
Thấy con trai ngồi coi ti vi cho tới hết phim mà vẫn chưa có dấu hiệu đứng lên, chị nói: “Để má dọn phòng cho con”.
Nhà 2 tầng, vợ chồng chị ở tầng dưới với con gái, tầng trên là của con trai. Từ khi cả hai anh em lần lượt lập gia đình rồi ra riêng, tầng trên thành chỗ cho bà con họ hàng từ quê ghé nhờ mỗi khi về thành phố thi cử, khám bệnh hoặc đi du lịch…
May mà hôm nay không có ai, ngại nhất là người ta chứng kiến chuyện con cái nhà mình lúc không vui.
Chị nấn ná ở lại trong phòng lâu hơn với ý nghĩ biết đâu con trai sẽ buột miệng kể cho chị nghe. Vậy nên chị cứ kéo kéo vuốt vuốt tấm trải giường cho thật vuông vắn, rồi lấy cớ mấy hôm nay đóng kín cửa nên ngột ngạt, chị mở cửa sổ ra đứng đợi cho gió thổi tung tấm rèm mấy bận rồi đóng lại… Chợt nhớ ra hôm nay cuối tháng, chị liền nói: “Giận gì thì cũng phải nhớ gửi tiền lương cho vợ, việc nhà đủ thứ lo toan nên đàn bà mong chờ lương lắm đó. Con đừng lấy cớ giận hờn rồi thành ra người bần tiện, nghe chưa?”.
Cũng hay là gặp ngày cuối tháng. Chị thấy con trai bấm bấm điện thoại, một lát sau thì vang tiếng bíp bíp… Chắc là vì ngay khi đang căng thẳng mà tiền vẫn về tài khoản như thường lệ nên bên kia mềm lòng mà chịu đáp trả một câu nhẹ nhàng chăng? Như là “Cảm ơn anh, em đã nhận tiền”… Chị đoán mò thôi. Dù sao thì chịu trò chuyện với nhau cũng là đỡ căng thẳng hơn rồi.
Không ngủ được, chị thao thức nghĩ ngợi. Con gái lấy chồng 6 năm nay chưa lần nào phải bế con về nhà khóc lóc. Chị thường dặn dò “lạt mềm buộc chặt”, con gái chỉ cười cười. Chẳng biết nó nghe lời chị hay là thuộc dạng đàn bà bản lĩnh cầm cương được chồng? Hay chẳng qua nó may mắn được chồng yêu chiều?
Video đang HOT
Nửa khuya, đèn phòng khách bật sáng, chị đi ra, thấy con trai áo quần chỉnh tề. Con về đây, má đóng cửa giùm. Chị lấy tay dụi mắt rồi ngáp dài làm như đang buồn ngủ không nhìn thấy gì để con trai không phải che giấu nỗi ngượng ngùng và khuôn mặt ửng đỏ.
Sáng ra, chồng chị liếc lên lầu và hỏi: “Nó chưa dậy lo đi làm à?”, chị nói: “Về hồi khuya rồi”. Chồng nhìn chị một hồi rồi nói: “Hai con mắt em có quầng thâm rồi kìa. Lần sau mà nó bày đặt giận hờn làm em mất ngủ kiểu này là không cho về nhà”. Chị thường gật đầu cho chồng vui dù có khi trong lòng không ưng ý nhưng hôm nay chị phản ứng liền dù lời nói của chồng tỏ ý lo cho chị nhiều hơn. Chị hơi lên giọng: “Người ta có cha có mẹ là để nhờ nâng đỡ lúc này lúc kia, anh không cho con về nhà để nó vô quán rượu à?”.
Ảnh mang tính minh họa – Jcomp
***
Lần thứ hai con trai về, dắt theo cu Tý. Chị chột dạ, giận vợ đến nỗi dắt luôn con đi là lớn chuyện rồi. Chị cười giả lả làm ra vẻ đón chào 2 cha con tới chơi.
Chị ríu rít nựng nịu cu Tý và lôi trong tủ lạnh ra đủ thứ bánh trái rồi chị chợt giận vì cu Tý ngấu nghiến mọi thứ. Nghĩa là vợ chồng nó chẳng thèm nấu nướng gì và lơ là cả thằng nhỏ luôn hay sao?
Xót cháu, chị gọi điện thoại cho con dâu. Đầu bên kia kêu lên thảng thốt: “Má nói gì? Không phải 3 ngày nay 2 cha con ở bên má hả?”. Sự hoảng hốt trong giọng nói khiến chị rối trí. Con trai chị đùng đùng dắt con đi đâu suốt 3 ngày? Còn có nơi nào khác ngoài ngôi nhà này sao?
Chị trừng trừng nhìn con trai như muốn nhận câu trả lời ngay lập tức.
Ra là tour dã ngoại dành cho thiếu nhi với yêu cầu có phụ huynh đi kèm rất hợp với gã đàn ông đang giận vợ và muốn đi một mạch cho hả. Cu Tý ngấu nghiến là vì nhớ món ăn vặt…
Chị thở phào và thêm một hơi thở phào nữa vì nghe tiếng xe máy quen thuộc rồi nhìn thấy con dâu xuất hiện ngay cổng với vẻ mặt cô nàng lao tới đây vì cu Tý chứ chẳng phải vì “ai kia”. Cu Tý ôm chầm lấy mẹ rồi 2 mẹ con ôm riết nhau. Chị liếc nhìn “ai kia”. Nhân dịp vợ bận tay ôm con thì sao mình không nhanh tay cầm chìa khóa xe giành phần cầm lái, cơ hội làm hòa ngay đó mà sao cứ đứng ỳ ra? Nói cu Tý nhớ món ăn vặt mà không dám nói với chính mình là mình nhớ cơm nhà sao?
May mà trời chuyển mưa, gió thổi rèm cửa bay phần phật. Chồng chị thúc hối: “2 đứa chở nhau về nhanh đi kìa”.
Trời mưa thì lẽ ra nên giữ con cháu lại ăn cơm đợi qua cơn mưa mới đúng nhưng lần này chị vui vì cơn cáu gắt của chồng đến rất đúng lúc. Không khí chạy mưa khiến ai nấy cuống lên, đứa này vội mở khóa xe cho đứa kia thò tay vô cốp… Chỉ có 1 cái áo mưa. Trời mưa gió mà có bàn tay cứng cỏi của đàn ông cầm lái thì 2 mẹ con cứ yên tâm mà trú mưa trong vạt áo.
***
Về thăm nhà, con gái hay cười khúc khích mỗi khi nghe kể chuyện giận hờn của anh Hai nhưng có lần con gái hỏi: “Ủa, ảnh lại giận nữa hả má?”. Rồi con gái “hiến kế”: “Má cho thuê căn lầu đi để anh Hai khỏi về nữa. Để con kiếm cho má vài đứa sinh viên hiền ngoan”.
Chồng chị gật đầu về phe con gái: “Đúng rồi đó. Không còn chỗ thì nó khỏi ỷ lại”.
Chị chưng hửng, cứ tưởng là chồng khắt khe (và có phần thất vọng về con trai) nhưng con gái cũng nói vậy là sao? Nghe như chị cũng có lỗi trong những cuộc giận hờn đó. Bấy lâu nay, chị cứ nghĩ mình là điểm tựa, là chỗ an toàn cho con trai con dâu mỗi khi sóng gió.
Chưa kịp phân định cảm giác hụt hẫng xuất hiện trong mình, chị chống chế: “Khi đó, nó ra quán rượu có phải là tệ hại hơn không?”.
Con gái lắc đầu: “Má đừng lo, người như anh Hai không đi quán rượu đâu, mà nếu có thì cũng mặc kệ. Mỗi lần giận đều có má chăm lo ăn uống ngủ nghỉ và cả tìm cách làm hòa cho nên anh Hai đâu thấy mệt. Má hãy để anh Hai tự trả giá vài lần cho biết sợ mà thôi đi”.
Chị tự hỏi con dâu có nghĩ như con gái mình không.
Ảnh mang tính minh họa – Jcomp
***
Đám bạn chị chia thành 2 phe. Phe này nói định nghĩa về nam nhi không cấm đàn ông giận hờn và trong cơn giận mà về nhà với má là khôn ngoan, chỉ tiếc là không phải ai cũng có má gần kề để khi cần về là về. Phe kia nói đàn ông là trụ cột mà nếu trụ cột chọn cách bỏ đi (cho dù đi đâu) thì căn nhà dễ bị sụp…
Đám bạn chị chưa bao giờ chung phe, chính chị cũng là thành viên nhiệt thành của những lần chọn phe để lý lẽ với nhau và kết thúc trong tiếng cười của cả hai phía.
Song, lần này chị không cười được. Chị hoang mang tự hỏi có nên cho thuê căn lầu hay cứ để đó làm chỗ trú ẩn an toàn cho con chị mỗi khi chông chênh?
Mẹ chồng chỉ bênh cháu ngoại
Hoài nói với chồng: "Em vốn dĩ không phải là người nhỏ nhen, nhưng cách cư xử của mẹ nhiều lần khiến em chịu không nổi".
Nhà chồng của Hoài chỉ có 2 chị em, chồng Hoài là út. Để tiện chăm sóc ba mẹ lúc về già, sau khi kết hôn, chồng Hoài không đồng ý việc ra riêng. Khi người chị chồng lập gia đình, ông bà cũng cắt bớt một phần đất để con gái và con rể cất ngôi nhà khang trang bên cạnh.
Những tưởng chị em ở gần nhau thì gắn bó, hòa thuận để hỗ trợ nhau, thế mà thực tế người hai nhà mặt nặng mày nhẹ, bằng mặt chứ không bằng lòng. Một trong những nguyên nhân gây nên bất hòa là do cách cư xử không công bằng của mẹ chồng Hoài.
Mẹ chồng Hoài dành nhiều quan tâm và chăm sóc cho cháu ngoại (Ảnh minh họa)
Theo quan sát của Hoài thì mẹ chồng chỉ thương cháu ngoại, xem cháu ngoại là báu vật; còn với cháu nội, bà luôn thể hiện suy nghĩ "trời sinh voi, trời sinh cỏ", trẻ con mà chăm sóc chiều chuộng thì chúng chỉ sinh hư.
Bé Xíu là con gái Hoài; bé Na là con gái chị chồng. Xíu kém Na gần 2 tuổi, đều đang học mầm non. Cháu nhỏ hơn, thông thường sẽ cần được chăm sóc, dạy dỗ, nhận được nhiều sự dịu dàng, ân cần hơn. Thế mà ngược lại, từ ánh mắt, lời nói đến cử chỉ, hành động của mẹ chồng, Hoài luôn cảm nhận được sự thiên vị.
Nhiều lần Hoài đi làm về trời đã tối mịt, thấy bé Xíu tha thẩn chơi một mình ở phòng khách, mồ hôi nhễ nhại, chưa ăn uống, tắm rửa, còn bé Na thì nằm trong phòng riêng của bà có điều hòa, 2 bà cháu rúc rích cười nói.
Hoài đánh tiếng hỏi sao mẹ không gọi cháu vào chơi cùng hoặc bật quạt cho cháu ngồi kẻo muỗi, thì bà chỉ trả lời qua quýt: "Mẹ gọi vào mà Xíu không chịu, hỏi có muốn tắm không thì Xíu cũng bảo không". Nghe mẹ trả lời vậy, Hoài đành im lặng, vội bảo con xếp lại đồ chơi rồi đưa con đi tắm.
Nhìn cách phân xử của mẹ chồng mỗi lần 2 đứa cháu giành đồ chơi của nhau, Hoài cũng bất mãn. Nếu cháu ngoại giành đồ chơi của cháu nội, bà sẽ nói: "Đồ chơi của chị, cháu trả lại cho chị đi, mai mẹ Hoài mua cho cái khác". Còn nếu cháu nội muốn giành đồ chơi của cháu ngoại thì bà sẽ nói: "Cho chị Na mượn chơi một tí rồi chị trả lại nhé, không hư hỏng gì đâu".
Khi 2 cháu cãi lộn, cào cấu nhau, bà chỉ la mắng, quở phạt cháu nội và luôn phớt lờ, du di cho cháu ngoại.
Đành rằng, những mâu thuẫn, khúc mắc kể ra chỉ là chuyện vụn vặt, tuy nhiên nếu không có cách nhìn nhận hợp lý và tìm cách giải quyết thì sẽ tích tiểu thành đại, lâu ngày tạo nên những mối căng thẳng trong gia đình.
Hôm qua, trước lúc đi ngủ Hoài nói với chồng: "Em không phải người nhỏ nhen, nhưng cách cư xử không công bằng của mẹ khiến em chịu không nổi. Em vốn dĩ rất yêu thương bé Na, nhưng tại mẹ "bên trọng bên khinh" mà dần dà em khó chịu, bực bội khi chị và cháu ăn dầm ở dề bên nhà mình. Mẹ thì xem bé Na là cả thế giới".
Nghe vợ than, chồng Hoài nắm chặt tay cô. Chính anh cũng cảm nhận được sự nặng nề, ấm ức của Hoài bấy lâu nay, nhưng vì bận rộn đi sớm về khuya nên anh chưa rốt ráo tìm cách tháo gỡ. Anh nói với vợ: "Thôi ngủ đi, cuối tuần này anh xin họp gia đình để nói chuyện rõ ràng hơn với ba mẹ".
Dở khóc dở cười khi thấy cách mà mẹ tôi chăm con dâu ở cữ Vợ thì thích mẹ ruột chăm nhưng mẹ tôi khăng khăng đòi lên bằng được. Chúng tôi không thể từ chối thành ý của bà, hơn nữa đây là cháu nội đầu của bà. Ảnh minh họa Vợ tôi sinh được 2 tuần thì tôi phải đi công tác. Công việc quan trọng, tôi không thể trì hoãn được. Thời điểm vợ sinh...