Trừ lương công nhân vì… đi toilet quá 4 lần một ngày?!
400 công nhân của Công ty TNHH sản xuất thương mại – may Việt Tiến Phú chi nhánh Hậu Giang đồng loạt bỏ việc vào sáng ngày 22/7 để đòi các quyền lợi mà họ cho là bị từ chối vô lý.
Theo ghi nhận của PV Dân trí, sau khi vào làm việc đến khoảng 8h sáng ngày 22/7, hơn 400 công nhân của Công ty TNHH sản xuất thương mại- may Việt Tiến Phú (chi nhánh Hậu Giang tại ấp Tân Phú A, thị trấn Cái Tắc, huyện Châu Thành A, tỉnh Hậu Giang) bỏ việc đòi phía công ty giải quyết một số quyền lợi đã gây thiệt thòi mà họ yêu cầu trước đó.
Công nhân bức xúc vì cho rằng bảng lương có những khoản trừ vô lý.
Tiếp xúc với PV, các công nhân bức xúc cho biết, theo bảng lương tháng 6 họ vừa mới nhận thấy có những khoản trừ vô lý. Ngay trong ngày nhận lương, các công nhân đã yêu cầu phía công ty giải quyết. Tuy nhiên, phía lãnh đạo công ty hứa sáng thứ 2 (22/7) sẽ giải quyết nhưng đến sáng nay theo các công nhân vẫn không được xem xét thỏa đáng.
Nhiều công nhân cho biết, khi xin vào làm việc, phía công ty nói sẽ trả lương là 2,1 triệu đồng/tháng, tuy nhiên sau đó thì chỉ trả 1,8 triệu đồng/tháng. Ngoài ra, các công nhân cũng không được ký hợp đồng lao động với công ty cũng như không có đăng ký bảo hiểm.
Các công nhân bức xúc về việc phía công ty trừ những khoản tiền mà họ cho là vô lý, gây thiệt thòi đến đời sống của công nhân. Công nhân T.T.N.P cho biết, ngoài lương cơ bản, họ được hưởng thêm các khoản trợ cấp với tổng số tiền là 600.000 đồng/tháng, gồm: chuyên cần: 200.000 đồng, nhà trọ: 200.000 đồng, xăng xe: 100.000 đồng và trách nhiệm: 100.000 đồng. Tuy nhiên có rất nhiều công nhân đều không hưởng trọn số tiền trợ cấp này.
Các công nhân bức xúc cho rằng, họ bị trừ tiền với những lý do như cúp điện không thể làm việc, không có hàng được công ty cho về, đi trễ giờ, nghỉ có phép…và thậm chí đi tolet quá 4 lần/1 ngày cũng bị trừ tiền.
Theo công nhân C.V.H, anh đi làm đủ 26 ngày công (theo quy định của công ty) nhưng vẫn bị trừ tiền chuyên cần, nhà trọ và trách nhiệm hết 350.000 đồng. “Trừ hết một số khoản như thế, tháng lương còn lại chỉ chừng hơn 2 triệu đồng làm sao sống”, anh H. bức xúc. Còn công nhân L.T.H.N đi làm đủ 26 ngày, có tăng ca nhưng vẫn bị trừ tiền nhà trọ, trách nhiệm, xăng xe.
Trụ sở chi nhánh Công ty may Việt Tiến Phú tại Hậu Giang- nơi hàng trăm công nhân bỏ việc sáng 22/7. (Ảnh: Huỳnh Hải)
Ngay sau khi ghi nhận những bức xúc của các công nhân, ngay trong sáng ngày 22/7, PV Dân trí đã liên hệ lãnh đạo công ty để làm rõ. Tuy nhiên, phía công ty cho biết lãnh đạo cao nhất đang ở TPHCM chứ không có ở công ty. Tại chi nhánh, tiếp PV là ông Ô Vĩ Quân (phụ trách theo dõi đơn hàng và phiên dịch) và kế toán là ông Phạm Quốc Huy.
Video đang HOT
Ông Phạm Quốc Huy cho biết, chi nhánh Công ty TNHH sản xuất thương mại- may Việt Tiến Phú tại Hậu Giang hoạt động từ đầu năm 2013 đến nay. Ông Huy thừa nhận, phía chi nhánh công ty chưa ký hợp đồng lao động chính thức cho một công nhân nào.
Còn ông Ô Vĩ Quân thì cho rằng, công ty tuyển công nhân vào làm theo thời gian nên có những quy định yêu cầu các công nhân phải thực hiện. Việc trừ tiền cũng là tùy vào quá trình làm việc của mỗi công nhân. “Sáng nay, phía công ty có yêu cầu với Tổ trưởng các tổ thông báo cho các công nhân khi thấy bảng lương không hợp lý thì lên gặp kế toán để xem xét lại nhưng có thể do Tổ trưởng báo không rõ ràng nên các công nhân chưa hiểu”, ông Quân phân trần.
Còn việc giải quyết những bức xúc của công nhân, ông Quân cho rằng đã báo lên lãnh đạo cấp trên đang xin ý kiến giải quyết.
Theo Dantri
"Kết quả lấy phiếu có thể khác nếu kinh tế không khó khăn"
Bộ trưởng Tư pháp Hà Hùng Cường nhận định, đất nước đang trong giai đoạn khó khăn nhất kể từ thời kỳ đổi mới. Trách nhiệm của người đứng đầu Chính phủ rất nặng nề. Nếu tình hình kinh tế đỡ hơn, có thể kết quả lấy phiếu đã khác.
Nhìn nhận khó khăn có cả phần nội tại cũng như do khách quan khi trao đổi với báo chí ngay sau khi công bố kết quả lấy phiếu tín nhiệm 47 chức danh cấp cao, Bộ trưởng Tư pháp cho rằng, các Bộ trưởng cần chung tay chung lòng cùng Thủ tướng, Chính phủ tháo gỡ khó khăn.
Vượt qua "cửa ải" lấy phiếu với kết quả rất cao (176 phiếu tín nhiệm cao, 280 phiếu tín nhiệm, chỉ 36 phiếu tín nhiệm thấp), nhất là so với nhiều Bộ trưởng, thành viên khác của Chính phủ, ông có thể chia sẻ đôi chút về cảm giác lúc này?
Tôi rất phấn khởi và trân trọng sự đánh giá của các vị đại biêu Quôc hôi (ĐBQH) và cũng là của nhân dân đối với ngành tư pháp cũng như cá nhân mình. Qua đó, nhìn nhận lại một cách nghiêm túc những gì mình đã làm được. Đương nhiên, vẫn còn một số phiếu đánh giá tín nhiệm thấp, cũng không phải là ít.
Các ngành kinh tế, xã hội có thể nhìn thấy tác động rõ hơn. Còn đối với lĩnh vực tư pháp, không có gì gọi là quyền lợi để có va chạm trực tiếp, đó cũng là điều phải suy nghĩ đối với cá nhân tôi. Có nghĩa rằng còn nhiều vấn đề cần phải nhìn nhận, đánh giá lại nghiêm túc xem những gì còn yếu kém thì phải chỉnh sửa, cố gắng hơn nữa.
Bộ trưởng Tư pháp Hà Hùng Cường: "Sang năm, chỉ nên lấy phiếu tín nhiệm đối với các thành viên Chính phủ" (ảnh: Việt Hưng).
Một số Bộ trưởng, trưởng ngành nắm các lĩnh vực kinh tế, xã hội nhận số phiếu tín nhiệm chưa cao. Nói như vậy có nghĩa ông vẫn đánh giá vấn đề ở khía cạnh tích cực hơn?
Tôi nghĩ vấn đề không hẳn là trách nhiệm cá nhân của từng Bộ trưởng các ngành đó. Thực ra, nhiều người mới nhận nhiệm vụ trong gần 2 năm từ đầu nhiệm kỳ này thôi trong khi sự tồn đọng trong ngành để lại từ nhiều năm rồi và rất lớn. Nhất là trong lĩnh vực ngân hàng, trong điều kiện cơ chế tập chung quan liêu bao cấp một thời gian dài.
Tôi rất thông cảm và chia sẻ với các Bộ trưởng. Đương nhiên, thực tế có phần cá nhân, tôi nói không phải giải trình hộ các Bộ trưởng đó nhưng khó khăn là khách quan. Ngành tài chính, giáo dục, y tế... còn rất khó khăn
Bộ trưởng có thể giải thích về việc kết quả tín nhiệm của các chức danh trong cơ quan hành pháp cao hơn so với các chức danh thuộc Chính phủ?
Vấn đề này cũng rõ thôi, vì chức trách của ĐBQH ngoài lập pháp còn giám sát. ĐBQH có trách nhiệm theo dõi các hoạt động chỉ đạo điều hành và có lẽ phần công việc này nặng về phía Chính phủ, các Bộ. Cho nên số phiếu thuộc về khối cơ quan hành pháp thấp cũng là dễ hiểu.
Còn về số phiếu tín nhiệm của Thủ tướng, ông có đánh giá gì?
Đúng là có nhiều vấn đề mà trách nhiệm với người đứng đầu Chính phủ rất nặng nề. Trong giai đoạn phải nói là khó khăn nhất kể từ thời kỳ đổi mới tới nay, cả khó khăn do nội tại, cả khó khăn do bên ngoài tác động, suốt từ năm 2010 đến giờ. Thủ tướng và cả Chính phủ đều cần phải cố gắng hơn. Vì Thủ tướng là người đứng đầu, các vị Bộ trưởng ở từng lĩnh vực cũng phải chung tay chung lòng cùng với Thủ tướng để tháo gỡ khó khăn.
Nếu kinh tế thế giới tốt lên, nếu kinh tế đất nước chuyển biến, đỡ hơn, tôi nghĩ có thể kết quả bỏ phiếu sẽ khác.
Còn sang năm, tôi nghĩ, câu chuyện đầu tiên cần phải xem lại chính là Nghị quyết 35 về việc lấy phiếu tín nhiệm này. Tất nhiên đây là hoạt động thực hiện Nghị quyết TƯ 4 nhưng cũng cần phải xem xét hướng lấy phiếu đối với chức danh nào. Theo tôi chỉ cần lấy phiếu Chính phủ, các thành viên Chính phủ. Không nhất thiết phải đề ra việc Quốc hội lấy phiếu với các chức danh trong Quốc hội.
Cơ chế hoạt động của Quốc hội là hoạt động nghị trường, là nguyên tắc quyết định tập thể, ý kiến các ĐBQH đều có giá trị ngang nhau. Mọi sự thể hiện cá nhân là không rõ so với Chính phủ. Sự tương tác với các ĐBQH tính chất cũng khác nhau nên mọi sự so sánh đều rất khó.
Có nên áp dụng việc lấy phiếu tín nhiệm và đặc biệt là việc công khai kết quả bỏ phiếu trong Đảng, thưa Bộ trưởng?
Trong Đảng đã có quy định, sắp tới sẽ tổ chức lấy phiếu nhưng mức độ công bố đến đâu thì chắc còn chờ hướng dẫn nữa, có thể bắt đầu từ kinh nghiệm của Quôc hôi. Theo quy định những người lấy phiếu với chức trách bên nhà nước sẽ thôi lấy phiếu tín nhiệm bên Đảng. Còn việc công khai, cá nhân tôi nghĩ phải nên công khai, vì Đảng cũng nắm quyền lực của người dân, cũng là phục vụ nhân dân. Nếu cũng công khai được như Quốc hội thì tốt thôi.
Xin trân trọng cảm ơn ông!
Sáng ngày 12/6, PV Dân trí đã có những cuộc phỏng vấn nhanh cử tri ở một số tỉnh ĐBSCL liên quan đến kêt quả bỏ phiếu: Anh Nguyễn Đức Tính (29 tuổi, ngụ huyện Vĩnh Lợi, tỉnh Bạc Liêu, một tri thức trẻ): Tôi cho rằng việc đánh giá qua bỏ phiếu là hết sức cần thiết, giúp người dân cảm nhận được các vị lãnh đạo có được tín nhiệm hay không. Tuy nhiên với 3 mức đánh giá tín nhiệm cao, tín nhiệm và tín nhiệm thấp thì còn chung chung quá. Theo tôi để cụ thể hơn thì nên chỉ có 2 mức đánh giá là tín nhiệm hoặc không tín nhiệm, như thế sẽ giúp cho các vị lãnh đạo cố gắng hơn nữa trong công việc điều hành của mình, từ đó sẽ đạt được lòng tin của người dân.
Anh Nguyễn Đức Tính, cử tri tỉnh Bạc Liêu. (Ảnh: Huỳnh Hải)
Ông Huỳnh Quốc Sử (40 tuổi, ngụ huyện Châu Thành A, tỉnh Hậu Giang, một người dân buôn bán nhỏ): Qua kết quả được Quốc hội công bố, với những cán bộ "không được đánh giá cao" như ở ngành ngân hàng, giáo dục, y tế, giao thông... theo tôi có thể không phải do năng lực họ thấp kém mà do đặc điểm riêng biệt của từng ngành nghề. Ví dụ như ngành ngân hàng, tiền tệ do xu hướng kinh tế thế giới thay đổi liên tục nên cũng ảnh hưởng không nhỏ lĩnh vực này ở trong nước, dẫn đến việc điều hành của vị "tổng tư lệnh" ngành này gặp nhiều khó khăn. Tuy nhiên, các vị lãnh đạo có phiếu thấp cần nhìn vào kết quả số phiếu để từ đó thay đổi mình, thay đổi cách điều hành làm sao đảm bảo tốt an sinh xã hội, đảm bảo cuộc sống tốt nhất cho người dân.
Ông Huỳnh Quốc Sử, cử tri tỉnh Hậu Giang. (Ảnh: Huỳnh Hải)
Ông Nguyễn Văn Trí (một nông dân ở huyện Thoại Sơn, tỉnh An Giang):Trong cuộc họp này, Quốc hội mạnh dạn cho đại biểu bỏ phiếu tính nhiệm các lãnh đạo đầu ngành, bà con rất mừng với kết quả vừa qua. Tuy nhiên, với người dân chúng tôi rất mong sớm có một cuộc bỏ phiếu tín nhiệm đối với các vị quan chức ở địa phương mình. Vì thực tế, những chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước lúc nào cũng đúng, có lợi cho dân, thế nhưng đến người thực hiện là các "quan" ở địa phương thì sai lệch, nhũng nhiễu làm người dân bất an, mất niềm tin.
Ông Nguyễn Văn Trí, cử tri tỉnh An Giang. (Ảnh: Nguyễn Hành)
Huỳnh Hải - Nguyễn Hành
Theo Dantri
Trả lương chậm có thể bị phạt 50 triệu đồng Bộ LĐTB-XH vừa trình dự thảo nghị định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh lực lao động. Chậm trả lương sẽ bị phạt 50 triệu đồng? Theo đó, sẽ phạt từ 20 - 50 triệu đồng đối với các doanh nghiệp trả lương cho người lao động thấp hơn mức tối thiểu vùng. Ngoài ra, người sử dụng lao động còn...