Trừ điểm giấy phép lái xe không phải hình thức xử phạt vi phạm hành chính
Trừ điểm giấy phép lái xe (GPLX) – một trong những nội dung của dự thảo Luật Đảm bảo trật tự, an toàn giao thông (TTATGT) đường bộ do Bộ Công an chủ trì soạn thảo đã nhận được rất nhiều sự quan tâm của dư luận.
Đây là biện pháp quản lý hành chính nhà nước chứ không phải hình thức xử phạt vi phạm hành chính.
Dư luận ủng hộ cách quản lý nghiêm khắc nhưng rất cần thiết của quy định này nhằm nâng cao ý thức người tham gia giao thông, đảm bảo trật tự, an toàn giao thông, từ đó giúp giảm thiểu tai nạn giao thông.
Sẽ có nghị định quy định cụ thể
Theo dự thảo Luật Đảm bảo TTATGT đường bộ, GPLX có 12 điểm trong 12 tháng tính từ ngày cấp mới. Bộ Công an sẽ không thể hiện trực tiếp số điểm trên bằng lái mà mã hóa, lưu trên hệ thống dữ liệu. Khi có quyết định xử phạt, điểm sẽ được trừ trên hệ thống. Trong trường hợp bị trừ hết điểm, GPLX bị coi không còn hiệu lực. Tài xế muốn cấp GPLX mới, phải học và thi trong thời gian ít nhất 6 tháng. Trong thời hạn một năm kể từ lần trừ điểm gần nhất, nếu người lái xe không bị trừ hết điểm thì cơ quan chức năng sẽ cấp lại 12 điểm để áp dụng cho năm kế tiếp. Trong một năm mà tài xế không vi phạm thì sẽ không được cộng tích luỹ điểm sang năm kế tiếp. Tài xế bị trừ hết điểm sẽ phải thi lại GPLX.
Liên quan đến quy định trừ điểm GPLX, tại Báo cáo Quốc hội về việc tiếp thu, giải trình một số nội dung lớn, nội dung còn nhiều ý kiến tham gia của dự án Luật Bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ, Chính phủ đã thảo luận kỹ lưỡng và thống nhất đề xuất quy định trừ điểm, phục hồi điểm GPLX là biện pháp quản lý hành chính nhà nước (không phải hình thức xử phạt vi phạm hành chính), nhằm đáp ứng yêu cầu thực tiễn của công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông trong tình hình hiện nay, tiếp thu kinh nghiệm quản lý an toàn giao thông của các nước tiên tiến trên thế giới để quản lý, giám sát quá trình chấp hành pháp luật của người lái xe, từ đó sẽ tác động đến hành vi, nâng cao ý thức của người tham gia giao thông.
Để triển khai quy định này, theo dự thảo Luật, Chính phủ sẽ ban hành nghị định quy định cụ thể thẩm quyền, căn cứ, trình tự, thủ tục thực hiện. Tinh thần là việc trừ điểm được thực hiện khi có quyết định xử phạt vi phạm hành chính (đối với hành vi vi phạm có quy định trừ điểm); thủ tục trừ điểm, phục hồi điểm, thu hồi GPLX đơn giản, hợp lý, tránh phiền hà cho người vi phạm, theo hướng ứng dụng công nghệ thông tin, số hóa hệ thống cơ sở dữ liệu về sát hạch, cấp GPLX; hệ thống cơ sở dữ liệu về xử phạt vi phạm hành chính, hệ thống tự động trừ điểm (không có sự tiếp xúc trực tiếp giữa người có thẩm quyền xử phạt và người vi phạm) nên sẽ không phát sinh tiêu cực; không trùng chéo với các hình thức xử phạt vi phạm hành chính.
Video đang HOT
Đồng thời, khi sửa Nghị định số 100/2019/NĐ-CP sẽ quy định áp dụng nhiều hơn hình thức trừ điểm GPLX đối với các hành vi vi phạm, giảm số lượng các hành vi bị áp dụng hình thức tước quyền sử dụng GPLX (chỉ những hành vi nào có tính chất, mức độ nguy hiểm, có nguy cơ cao dẫn đến mất an toàn giao thông cần thiết phải tước thì mới quy định tước), quy định này bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của người dân, có tính tiến bộ, nhân văn và có tác dụng nâng cao ý thức chấp hành pháp luật đối với người tham gia giao thông.
Theo dõi cả quá trình chấp hành luật của lái xe
Liên quan đến quy định trừ điểm GPLX, chuyên gia giao thông TS Nguyễn Xuân Thủy, nguyên Giám đốc Nhà xuất bản Giao thông vận tải cho rằng, việc trừ điểm GPLX tuy là biện pháp nghiêm khắc nhưng rất cần thiết. Bởi trước hết, nó giúp các lái xe tự nâng cao ý thức chấp hành quy định của pháp luật về giao thông, nếu vi phạm bị trừ điểm, thậm chí phải thi lại nếu trừ nhiều điểm. Từ nâng cao ý thức sẽ giúp trật tự an toàn giao thông được đảm bảo và khiến tai nạn giao thông có thể được kéo giảm.
Dư luận ủng hộ việc trừ điểm giấy phép lái xe – một quy định nghiêm khắc nhưng rất cần thiết. Ảnh minh họa.
“Nếu người vi phạm giao thông bị xử phạt, bị giữ bằng nhưng sau khi anh ta nộp phạt, lấy lại bằng thì lại được hoạt động bình thường và như “mới”. Như vậy, việc trừ điểm sẽ còn giúp các cơ quan chức năng đánh giá, theo dõi được cả quá trình chấp hành luật của lái xe do được lưu trữ lại, từ đó có cách xử lý vi phạm cũng chính xác hơn”, TS Nguyễn Xuân Thủy nhấn mạnh.
Anh Nguyễn Văn Khôi, lái xe hãng taxi công nghệ tại Hà Nội chia sẻ, việc trừ điểm GPLX khi vi phạm pháp luật về giao thông chắc chắn sẽ giúp các lái xe nâng cao ý thức hơn nữa trong khi tham gia giao thông. “Chúng tôi mong cơ quan chức năng có hướng dẫn cụ thể, rõ ràng để đảm bảo quyền lợi cho những người chấp hành tốt Luật Giao thông và quản lý nghiêm những lái xe cố tình vi phạm, vi phạm Luật Giao thông nhiều lần”, anh Khôi bày tỏ suy nghĩ.
Còn lái xe tải Trần Ngọc Nam thì cho rằng, đi liền với việc triển khai quy định trừ điểm GPLX, cơ quan chức năng cũng cần quan tâm đến việc nâng cấp, cải tạo đường sá, hệ thống biển báo… để phù hợp và thuận lợi cho người tham gia giao thông. Quy định trừ điểm GPLX có thể coi là một biện pháp quản lý nhà nước văn minh, hiện đại. Và, thay vì quản lý từng hành vi đơn lẻ, cơ quan nhà nước còn có thể theo dõi cả quá trình chấp hành luật của lái xe.
Đề xuất trừ điểm giấy phép lái xe: Nhiều ý kiến trái chiều, lo ngại tiêu cực
Trước đề xuất trừ điểm giấy phép lái xe (GPLX) trong dự thảo đề án Luật đảm bảo trật tự, an toàn giao thông, bên cạnh những ý kiến đồng tình, nhiều người cho rằng nếu trừ hết điểm GPLX sẽ tương đương với bị tước bằng lái.
Điều này dễ dẫn tới việc, tài xế sẵn sàng đưa nhiều tiền để không bị trừ điểm và có thể còn tạo cơ hội để tiêu cực.
Cảnh sát giao thông xử lý vi phạm trên cao tốc Ảnh: Nguyễn Hoàn
Hành vi nào sẽ bị trừ điểm?
Bộ Công an vừa trình Chính phủ dự thảo (lần 2) đề án Luật đảm bảo trật tự, an toàn giao thông (ATGT) đường bộ. Trong dự thảo, tại Điều 62 có nội dung, giấy phép lái xe (GPLX) có tổng 12 điểm. Người điều khiển phương tiện vi phạm lĩnh vực trật tự, ATGT sẽ bị trừ điểm. Nếu bị trừ hết điểm, tài xế phải học và sát hạch như trường hợp cấp lần đầu sau ít nhất 6 tháng kể từ khi GPLX hết hiệu lực. Dữ liệu về điểm trừ đối với người vi phạm sẽ được cập nhật trên hệ thống cơ sở dữ liệu ngay sau khi hình thức xử phạt có hiệu lực.
Cũng trong dự thảo lần này, tại Điều 77 có nội dung áp dụng phạt tiền và trừ điểm GPLX của người điều khiển xe cơ giới với hàng chục hành vi vi phạm. Điển hình như các hành vi: gây tai nạn không dừng lại; lỗi dừng đỗ, lái xe vào đường cấm; lái xe ngược chiều đường; vi phạm tốc độ; lái xe không có đăng ký hoặc đăng ký hết hạn; không chấp hành hiệu lệnh của cảnh sát; vượt đèn đỏ; lái ô tô khách chở quá 50-100% số người; Lái xe tải chở quá tải trọng; không gắn biển số; biển không đúng hoặc biển giả...
Ngoài ra, nhiều hành vi như: lái xe sử dụng điện thoại, tai nghe; kéo hoặc đẩy xe khác, vật khác; không đi bên phải chiều đi của mình; chở từ 3 người trên xe máy... cũng áp dụng phạt bằng phương thức trừ điểm GPLX.
Trước đó, trao đổi với báo chí, đại tá Đỗ Thanh Bình - Phó Cục trưởng CSGT cho biết, Bộ Công an dự kiến quy định các nhóm hành vi tương ứng với số điểm bị trừ, ví dụ vượt đèn đỏ sẽ bị trừ 6 điểm, lấn làn đường trừ 5 điểm... Trường hợp cảnh sát lập biên bản xử phạt hành chính, người vi phạm bị phạt tiền và bị trừ điểm tương ứng với lỗi ghi trên biên bản, số điểm bị trừ sẽ được cập nhật lên hệ thống dữ liệu bằng lái. Theo đại tá Đỗ Thanh Bình, quy định này giúp các tài xế có ý thức chấp hành luật giao thông tốt hơn để duy trì điểm số bằng lái, tránh mất quyền lái xe.
Dự thảo Luật đảm bảo trật tự, an toàn giao thông có nội dung trừ điểm giấy phép lái xe
Lo ngại tiêu cực nếu không được giám sát tốt
Trong nhiều ngày qua, dự thảo Luật đảm bảo trật tự, ATGT được đăng tải trên các phương tiện truyền thông đại chúng, nhiều ý kiến trái chiều xoay quanh đề xuất trừ điểm GPLX. Nhiều ý kiến đồng tình và cho rằng, áp dụng các quy định mới sẽ xây dựng hành lang pháp lý cho lực lượng chức năng, thực thi công vụ hiệu quả hơn. Đồng thời, góp phần nâng cao ý thức người điều khiển phương tiện tham gia giao thông.
Ngược lại, nhiều ý kiến cho rằng, việc trừ điểm GPLX song song với tước bằng và phạt tiền là chưa phù hợp tại Việt Nam. Anh Cao Xuân Trung (SN 1992, ở Hà Nội) làm nghề lái xe cho rằng, với hành vi vi phạm nghiêm trọng về đảm bảo trật tự, ATGT tài xế đã phải chịu mức phạt tiền nặng và bị tước GPLX cao nhất đến 2 năm theo Nghị định 100.
Tuy nhiên, với những hành vi vi phạm nhẹ hơn vừa bị phạt tiền, lại bị trừ điểm GPLX sẽ dẫn đến tài xế phải chịu quá nhiều hình thức xử phạt. Điển hình như: lái xe nghe điện thoại, đi vào đường cấm, dừng xe đoạn đường cong, bị khuất; lái ô tô kéo theo vật khác... bị phạt từ 1-2 triệu đồng, bị tước bằng 1-3 tháng. Trong khi đó, dự thảo luật mới tiếp tục đề xuất trừ điểm GPLX. Theo anh Trung, như vậy tài xế đồng thời bị phạt tiền, lại bị trừ điểm GPLX.
Anh Trung lý giải, hiện tại cơ sở hạ tầng giao thông ở nước ta còn nhiều bất cập. Nhiều khu vực, tuyến đường biển báo giao thông bị che khuất, vạch kẻ đường mờ hoặc bất hợp lý dẫn đến nhiều tình huống tranh cãi khi bị cảnh sát dừng xe, xử phạt. "GPLX có 12 điểm, chỉ vi phạm 2 lần vượt đèn đỏ là bằng hết hiệu lực, tài xế phải chờ 6 tháng mới được phép thi sát hạch lại và phải mất thêm nửa năm nữa mới có bằng mới. Như vậy, tài xế mất việc trong cả năm trời. Nếu điều này được đưa vào áp dụng, tài xế sẽ dùng mọi cách để không bị trừ điểm GPLX", anh Cao Xuân Trung nói.
Trong khi đó, anh Trần Thủy (31 tuổi, ở Hà Đông, Hà Nội) cho rằng, "Nếu hết điểm GPLX sẽ tương đương bị tước bằng lái, điều này sẽ dẫn tới việc tài xế đưa tiền để không bị lập biên bản. Thậm chí sẵn sàng đưa nhiều tiền hơn để không bị trừ điểm. Quy định như vậy không hẳn là tránh được tiêu cực mà có thể còn tạo cơ hội để tiêu cực mạnh hơn nếu không có cơ chế giám sát hoạt động công vụ hiệu quả", anh Thủy bày tỏ.
Phạt 1,5 triệu đồng tài xế lái xe ô tô đi vào đường cấm ở cầu Thăng Long, Hà Nội Phòng CSGT Công an TP Hà Nội lập biên bản xử phạt 1,5 triệu đồng và tước giấy phép lái xe 2 tháng với tài xế lái xe đi vào đường cấm ở cầu Thăng Long. Phong Canh sat giao thong Công an TP Hà Nội xac minh va mời lai xe ô tô BKS 90C-07731 đen lam viec vì vi phạm đi...