Trót mua đèn sưởi nhà tắm rởm, tôi mất mấy ngày trời để “độ chế” lại cho an toàn và tiết kiệm điện
Giờ mà vứt đi và mua mới thì kể cũng tốn kém, vì thế, tôi quyết định sẽ “độ” lại cặp đèn sưởi nhà tắm này để sử dụng tiếp.
Chào các bạn. Như đã chia sẻ ở bài trước, tôi vì ham rẻ nên mua 1 đôi đèn sưởi nhà tắm với giá 250K/chiếc và cảm thấy thật sự chán nản với chất lượng hoàn thiện của chúng. Không chỉ vậy, trong quá trình sử dụng còn xảy ra tình huống mất an toàn khiến cho tôi suýt ôm hận. Giờ mà vứt đi và mua đèn mới thì kể cũng tốn kém. Vì thế, tôi quyết định phải độ lại cặp đèn này để sử dụng tiếp.
Đèn sưởi nhà tắm hiệu Kangaroo giá 750K và đèn nhái Kottmann giá 250K
Cảnh báo: Những gì tôi thực hiện dưới đây chỉ mang tính chất tham khảo và khuyến cáo các bạn không làm theo. Tôi không chịu trách nhiệm nếu có vấn đề gì xảy ra khi độc giả cố gắng bắt chước!
Áp dụng kiến thức vật lý lớp 9 đi tìm nguyên nhân:
Ở bài trước, khi so sánh đèn sưởi 250K và 750K, chúng ta nhận thấy:
Dây dẫn điện của đèn sưởi 250K mỏng manh như sợi tóc, trong khi đèn sưởi 750K có dây dẫn dày dặn hơn và đều được bọc vỏ chống cháy, cách nhiệt.
Công suất tiêu thụ của đèn sưởi nhà tắm giá rẻ (250K) với đèn chính hãng Kangaroo (750K), chúng ta đã thấy có sự khác biệt đáng ngạc nhiên khi đèn giá rẻ cho ra nhiệt độ thấp hơn (257 độ C so với 275 độ C) nhưng công suất tiêu thụ lại lớn hơn (851,2 W so với 821,9 W), tức là ngốn điện nhiều hơn nhưng hiệu quả làm việc lại kém hơn.
Ở cấp 2 chúng ta đã được học: “điện trở của các dây dẫn có cùng chiều dài và được làm từ cùng một loại vật liệu tỉ lệ nghịch với tiết diện của mỗi dây.” (Sự phụ thuộc của điện trở vào tiết diện dây dẫn – vật lý lớp 9).
Bóng đèn rởm ghi thông số 220V-275W
Tôi cho rằng có 2 nguyên nhân chính gây ra sự chênh lệch về công suất của đèn sưởi 250K và 750K như sau:
Bóng đèn sưởi rẻ tiền có hiệu suất thấp hơn;
Dây dẫn điện rẻ tiền gây hao hụt năng lượng nhiều hơn.
Lựa chọn phương án
Sau khi đã khoanh vùng được nguyên nhân, chúng ta thấy: để khắc phục tình trạng “ăn nhiều làm ít” thì cần thay cả bóng đèn tốt hơn và dây dẫn to hơn. Tuy nhiên, nếu thay cả 3 bóng đèn thì quá tốn kém, và chi phí chắc cũng ngang với mua đèn mới rồi. Vì thế, tôi đã chọn phương án thay toàn bộ dây dẫn thành loại có tiết diện 2×2.5 mm2.
Mua vật tư
Tôi có thói quen hay nhặt nhạnh đồ linh tinh nên dây điện cũ thì có rất nhiều. Do vậy, chỉ tốn tiền cho ống ghen sợi thủy tinh cách điện, cách nhiệt. Tôi ra chợ Giời ở phố Huế mua 6 cái ống ghen đường kính 3mm, chiều dài 3 m mỗi ống hết tổng cộng 20K.
Tiến hành
Sau khi đã tháo mặt nạ của đèn sưởi, tôi chụp lại hình ảnh đám dây nhợ để khi thay dây đỡ bị cắm nhầm. Đặt dây điện mới vào ướm cho bằng với chiều dài của những dây cũ rồi cắt và lồng ống ghen cách nhiệt.
Video đang HOT
Lần lượt thay dây, gắn lại vào đui đèn cho đến hết. Tôi thay cả dây điện nguồn gốc bằng dây nguồn máy tính để bàn cùng thông số 10A-250V.
Sau khi đã lắp lại như sơ đồ đấu nối ban đầu thì tôi cắm điện kiểm tra thử. Đèn sáng đủ cả 1, 2 và 3 bóng, ok luôn.
Tôi yên tâm lắp lại và sử dụng mấy hôm cho đến khi…
Sự cố bất ngờ
Sau vài ngày, tôi chợt phát hiện thấy bóng đèn bị lồi hẳn ra ngoài. Hiện tượng này xảy ra ở cả 2 chiếc đèn sưởi, và nguyên nhân là thanh nhựa dùng để cố định đui đèn vào vỏ đèn bị nóng chảy – còn toàn bộ những dây điện mới thay thì không bị sao cả.
Tôi mất mấy tiếng đồng hồ để tìm cách khắc phục bằng những đồ sẵn có trong nhà, và nghĩ ra phương án là tận dụng những mẩu ống ghen điện còn thừa. Tôi chọn ống ghen điện là vì nó có chiều dày phù hợp, ngang bằng với thanh nhựa chữ U bị chảy, và loại ghen này được quảng cáo là chống cháy.
Tôi còn cẩn thận dùng dây thít nhựa để buộc bên ngoài. Sau khi lắp xong thì nhìn lại y như cũ, từ bên ngoài không ai biết là bên trong đã được độ chế.
Tuy nhiên, chỉ sau đúng 1 lần tắm tôi lại thấy bóng đèn lồi ra. Hóa ra là ống ghen điện chống cháy nhưng không chịu được nhiệt độ cao và bị quăn lại. Thế là tôi phải vắt óc suy nghĩ để tìm cách chữa bằng những đồ có sẵn trong nhà.
Cuối cùng tôi chọn được một tấm ván gỗ lót sàn – cũng mất thời gian cắt, cưa, khoan lỗ… mất mấy tiếng đồng hồ mới xong 2 chiếc đèn.
Kết quả
Như vậy, tổng chi phí tiền mặt tôi phải bỏ ra cho việc độ chế 2 chiếc đèn sưởi nhà tắm này là 20K, còn công sức và thời gian thì không thể đo đếm được bằng tiền. Sau nửa tháng sử dụng hàng ngày, tới nay tôi chưa phát hiện ra thêm lỗi gì ở 2 chiếc đèn sưởi giá rẻ này nữa.
Bật 1 bóng điện
Công suất của chúng cũng được cải thiện khi giảm xuống chỉ còn 261,7 W cho 1 bóng, và 813,6 W khi bật cả 3 bóng so với trước khi độ chế là 275 W và 851,2 W. Thực sự việc thay dây có giúp tiết kiệm được ngay lập tức mấy chục W hay không thì tôi không dám khẳng định, nhưng cái đồng hồ đo báo như vậy :D.
và bật cả 3 bóng
Về phần mình, điều tôi dám chắc đó là dây điện tiết diện lớn hơn sẽ an toàn hơn loại dây “stock” mỏng manh.
Kết luận
Vì tham rẻ mua đèn sưởi nhà tắm giá bèo nên tôi gặp rắc rối và phải tốn khá nhiều công sức để khắc phục mà cũng vẫn thấy nghi ngại khi sử dụng bởi bóng đèn rẻ tiền có thể phát nổ bất cứ lúc nào. Nếu các bạn muốn nhàn thân và độ an toàn cao thì không nên vì ham hố mà mua đèn sưởi nhà tắm giá rẻ nói riêng cũng như các sản phẩm nhái khác nói chung.
Những lỗi thường gặp khi dân a-ma-tơ tự sửa hệ thống điện trong nhà
Hãy ghi nhớ và thực hiện đúng những quy tắc an toàn điện này, rất có thể một ngày nào đó chúng sẽ giúp bạn bảo vệ được túi tiền và cả tính mạng đấy!
Trong cuộc sống, dù bạn giàu hay chưa giàu thì việc cố gắng tiết kiệm luôn là điều đúng đắn. Có nhiều lý do khiến không ít người muốn tự mình sửa chữa hoặc hiện đại hóa hệ thống điện trong nhà, nhưng một trong những mục đích chính là để đỡ tốn tiền gọi thợ.
Nếu bạn không có một lượng kinh nghiệm và vốn kiến thức nhất định thì hành động như vậy chẳng những không giúp tiết kiệm được mấy tiền mà thậm chí còn có thể dẫn đến hỏng hóc. Có những lỗi dễ dàng được khắc phục, trong khi vài lỗi khác sẽ ngốn của bạn kha khá bởi mọi sai lầm đều phải trả giá bằng tiền mặt!
Trong bài viết này, chúng tôi sẽ mách cho bạn biết về những sai lầm phổ biến nhất của cả người mới bắt đầu lẫn một số người tự cho mình là "chuyên gia". Sau khi nghiên cứu các lỗi được trình bày dưới đây, bạn sẽ biết chính xác làm thế nào để không lặp lại "vết xe đổ" đó.
Các lỗi thường gặp khi đi dây điện
Chú ý! Nếu bạn không có kiến thức lý thuyết và kinh nghiệm thực hành thì tốt nhất là hãy giao phó công việc cho các chuyên gia (thợ), và sử dụng kiến thức trong bài này như một tài liệu tham khảo để kiểm tra công việc của người thợ.
Không lập sơ đồ đường điện chi tiết
Đây là sai lầm lớn nhất, hay gặp phải nhất khi xây dựng hoặc sửa chữa nhà cửa, đặc biệt là từ khoảng chục năm trở về trước. Ngày nay, nhiều người đã rút được kinh nghiệm là trước khi bắt đầu sửa chữa hoặc lắp đặt hệ thống dây điện mới thì cần lên một kế hoạch chi tiết và vẽ sơ đồ chính xác. Những lời bào chữa theo kiểu "Tôi sẽ nhớ mọi thứ" không bao giờ là phù hợp trong trường hợp này. Một bản vẽ chi tiết được dựng lên sẽ giúp bạn rất nhiều trong tương lai khi muốn sửa chữa, nâng cấp một cách an toàn, và quan trọng nhất là không để xảy ra nguy cơ làm hỏng các dây chìm, ví dụ như khi bạn muốn khoan tường để lắp kệ, lắp thêm ổ cắm, v.v.
Ngoài ra, việc lập một sơ đồ và lên kế hoạch như vậy cho phép bạn tính toán chính xác sẽ cần bao nhiêu ổ cắm, công tắc, hộp lắp đặt và dây điện. Điều này có nghĩa là bạn sẽ không bị mua quá nhiều, và nhờ đó mà tiết kiệm được tiền.
Sử dụng dây có tiết diện không đủ
Hãy nhớ lại kiến thức vật lý phổ thông: Tải tiêu thụ càng lớn thì yêu cầu tiết diện của dây dẫn cũng càng lớn. Vì vậy, nếu bạn định dùng dây điện có tiết diện lõi 1,5 mm2 cho hệ thống đèn chiếu sáng thì đối với ổ cắm sẽ cần dùng loại dây điện có tiết diện 2,5 mm2.
Dùng dây nhôm
Đừng quên rằng: không có chỗ cho dây điện lõi nhôm trong nhà. Vì vậy, nếu bạn đang lắp đặt hệ thống dây điện mới, hãy chỉ sử dụng dây đồng. Trong trường hợp bạn đang nâng cấp hệ thống điện cũ và không thể loại bỏ hoàn toàn dây nhôm (nếu có) thì đừng cố gắng thực hiện thao tác xoắn dây đồng và dây nhôm như thông thường bởi 2 lý do:
1. Điện trở suất của dây nhôm và dây đồng khác nhau.
2. Dây nhôm rất dễ bị oxi hóa do không khí, bề mặt của dây nhôm hình thành một lớp oxit sẽ làm tăng điện trở tiếp xúc của điểm tiếp xúc giữa dây nhôm và dây đồng. Khi dòng điện đi qua điểm tiếp xúc này, nhiệt sẽ tăng lên tại điểm nối và có thể gây ra hỏa hoạn.
Phân tách đường điện không hợp lý
Để kết nối các thiết bị tiêu thụ điện công suất lớn, ví dụ, ấm siêu tốc, bếp từ hoặc lò nướng điện thì tốt nhất là dành cho chúng một đường cấp điện riêng từ cầu dao (hoặc điện nguồn) tổng.
Nếu bạn vẫn quyết định sử dụng những gì có sẵn, ví dụ loại dây tiết diện 1,5 mm2 làm dây ổ cắm, thì trong trường hợp tải nặng, dây điện sẽ bắt đầu nóng lên. Khi lớp vỏ cách điện bị chảy sẽ xảy ra đoản mạch và có thể dẫn đến cháy.
Không sử dụng đầu nối
Một sai lầm khác là lạm dụng cách xoắn để nối dây thay vì dùng các phương pháp theo quy định. Cách nối dây đáng tin cậy nhất là kết hợp xoắn hàn và kìm bấm đầu cốt.
Cá nhân tôi vẫn thích sử dụng phương pháp nối bằng đầu cốt vì tôi cho rằng cách này đáng tin cậy và dễ thực hiện hơn.
Nếu hộp đấu dây để mở thì các đường dây phục vụ chiếu sáng có thể được kết nối dễ dàng bằng những khối nối dây nhanh WAGO.
Đi dây chéo
Một số "chuyên gia vườn" hoặc những người muốn tiết kiệm nhiều tiền có thể muốn đặt dây theo đường chéo. Thế nhưng, hãy nhớ rằng việc này hoàn toàn bị nghiêm cấm. Dây điện phải được đặt theo chiều ngang từ hộp nối đi ra, theo chiều dọc đến ổ cắm và công tắc.
Để dây trung tính đi qua công tắc
Đây là sai lầm chết người! Trong trường hợp dây trung tính (N) đi qua công tắc thì khi bạn làm việc đơn giản mà không ngắt cầu dao vì lười hoặc chủ quan (ví dụ, thay bóng đèn) thì bạn sẽ có nguy cơ bị điện giật. Vì vậy, nguyên tắc là chỉ cho dây pha (L) đi qua công tắc.
Dùng ổ cắm trong phòng ẩm ướt
Nếu bạn lắp đặt những loại ổ cắm thông thường trong phòng tắm thì khả năng cao là sau một thời gian chúng sẽ phát ra tia lửa. Điều này có thể khiến cho những thiết bị bảo vệ như áp tô mát hoặc cầu dao chống giật tự nhảy.
Do vậy, trong các phòng có độ ẩm cao thì các ổ cắm cũng phải là loại chống thấm đặc biệt.
Không phân chia hệ thống dây điện thành các nhóm
"Tại sao lại phải chia dây thành các nhóm? Tôi chỉ cần đặt một cầu dao tổng và thế là xong".
Suy nghĩ này thực sự rất tào lao, và có lúc nó sẽ khiến bạn phải hối hận. Nếu bạn đang làm hệ thống dây từ đầu thì đừng bao giờ tiết kiệm tiền với hộp điện tổng.
Ít nhất thì bạn cũng cần phải tách dây thành nhóm chiếu sáng và nhóm ổ cắm riêng. Khi cần thay ổ cắm thì bạn sẽ cảm ơn chính bản thân mình vì không cần phải cầm đèn pin hoặc làm mọi thứ trong bóng tối.
Tiết kiệm tiền mua cầu dao
Đừng chọn mua cầu dao (áp tô mát) theo tiêu chí: "cứ rẻ hơn thì ta lấy". Tốt hơn hết, hãy chọn cầu dao từ một nhà sản xuất đáng tin cậy và mua ở đại lý có uy tín. Với vấn đề an toàn thì đừng có bao giờ tiếc tiền.
Kết luận
Trên đây là tất cả những gì tôi muốn nói với các bạn về những lỗi thường gặp nhất khi làm việc với hệ thống dây điện. Hãy ghi nhớ chúng và thực hiện đúng, rất có thể một ngày nào đó chúng sẽ giúp bạn bảo vệ được túi tiền và cả tính mạng đấy!
Cậu bé người Mỹ mắc hội chứng tóc khó chải hiếm gặp: Einstein cũng mắc chứng bệnh này và sinh ra với mái đầu 'bùng nổ' Nếu bạn được sinh ra với kiểu tóc giống như nhà bác học Einstein, bạn nên vui hay buồn? Theo các báo cáo liên quan, một bé trai 14 tháng tuổi ở Atlanta, Georgia, Mỹ đã mắc phải "hội chứng khó chải tóc" hiếm gặp, với mái tóc dựng đứng và khó chải. Theo chia sẻ, khi bé trai được 5 tháng tuổi,...