Trồng xoài Cát Chu, trái ra từng chùm, bán có rẻ cũng thu 300 triệu
Mô hình trồng xoài Cát Chu của anh Đặng Văn Đức tại ấp Phú Lộc xã Phú Hữu, huyện Châu Thành, tỉnh Hậu Giang đã đem lại thu nhập khá cao cho gia đình góp phần phát triển kinh tế hộ.
Với sự phát triển vượt trội của cây mít hiện nay phần đông bà con đều chuyển sang canh tác loại cây đang đem lại siêu lợi nhuận này thì gia đình anh Đặng Văn Đức đã mạnh dạn giữ vững vườn xoài Cát Chu 500 gốc với hy vọng sẽ mang lại nguồn thu đủ trang trải cho gia đình.
Một cây xoài Cát Chu trái ra từng chùm, quả đều nhau trong vườn xoài của gia đình anh Đặng Văn Đức.
Anh Đặng Văn Đức cho rằng: “ Trồng xoài Cát Chu bao năm nay bỏ bao nhiêu công sức chẳng lẻ phải đốn bỏ để chạy theo cây mít mà chưa biết loại cây này sẽ được giá như thế này trong bao lâu. Trong khi vườn xoài Cát Chu của mình đang giai đoạn cho trái và bắt đầu cho trái…”.
Chính nhận thức, suy tính như vậy mà anh Đức quyết tâm giữ lại vườn xoài Cát Chu với niềm tin vững chắc sẽ có một vụ mùa bội thu. Và niềm vui đã đến với gia đình anh Đức thật sự khi vụ xoài vừa rồi vườn xoài Cát Chu nhà anh thu về gần 30 tấn xoài với giá bán trung bình 12.000 đồng/ký, anh Đức thu về khoảng 360 triệu đồng.
Video đang HOT
Anh Đức cho biết: “Vườn xoài Cát Chu của gia đình tôi khoảng 200 cây đã mười mấy năm tuổi và 300 cây bắt đầu cho trái. Trồng xoài nói chung, xoài Cát Chu nói riêng chủ yếu là kỹ thuật cho cây ra bông làm sao tránh được những lúc có mưa đêm nhiều thì năng suất trái sẽ rất cao”.
Anh Đức còn cho biết thêm “Cây xoài Cát Chu cho lợi nhuận khá cao. Năm nào thời tiết thuận lợi với thêm bán được giá cao, vườn xoài của tôi cũng cho thu nhập từ 200 triệu đến 300 triệu đồng”.
Để có một vườn xoài Cát Chu như hiện tại là cả một quá trình cần cù, siêng năng, dành nhiều thời gian cho việc chăm sóc ngay từ lúc trồng đến khi thu hoạch trái.
Anh Đức chia sẻ: “Vườn xoài Cát Chu nhà tôi cho thu hoạch rải vụ quanh năm. Vì vậy sau mỗi vụ thu hoạch phải chăm bón các loại phân bón nhiều dinh dưỡng cho cây mau lại sức. Trong thời gian canh tác phải thường xuyên chăm sóc, cắt cành, tạo tán, tỉa bỏ những chùm nhiều trái và chỉ để lại những trái có kích cỡ đều nhau, không bị bệnh hay méo, nhờ vậy trái lớn rất đều rất đẹp, năng suất cao và bán được giá cao”.
Không chỉ là người thành công với mô hình trồng xoài Cát Chu mà anh Đức còn là tấm gương sáng trong hội viên, nông dân tiêu biểu của địa phương. Những kinh nghiệm trồng xoài Cát Chu có được, anh Đức sẵn sàng chia sẻ cho những người có nhu cầu và ham học hỏi, có ước vọng làm giàu trên chính mảnh đất của quê hương.
Theo Danviet
Mùa lũ ở An Giang theo chân người đi đặt lọp tôm ở đồng nước nổi
Về xã đầu nguồn Phú Hữu, huyện An Phú (tỉnh An Giang) thời gian này, con nước tuy đã tràn đồng nhưng vẫn còn ở mức thấp so với cùng kỳ, lũ về muộn, cuộc sống mưu sinh của người dân nơi đây cũng vì thế mà chậm trễ theo.
Trao đổi với lão ngư Trần Văn Phối, người dân ấp Phú Hiệp, xã Phú Hữu người đã gắn bó với nghề bà cậu từ thời còn rất trẻ đến nay, dù đã gần 70 tuổi nhưng ông vẫn gắn bó với nghề đặt lợp tôm mỗi khi mùa nước nổi về. Ông cho biết, mùa lũ năm 2018, chỉ trong 2 tháng nước, gia đình ông đã có thêm thu nhập khoảng 17 triệu đồng từ việc đặt lợp tôm trên cánh đồng ngập nước của xã Phú Hữu .
Mùa nước nổi là mùa nhiều hộ dân xã Phú Hữu, huyện An Phú, tỉnh An Giang đi đặt lọp bắt tôm trên các cánh đồng nước nổi.
Mùa lũ năm 2018, mỗi ngày đi đặt lọp, ông Phối cũng kiếm được vài ba ký tôm, có hôm lên 6-7 ký, từ đó mà cuộc sống trong mùa nước nổi của gia đình ông cũng tương đối dễ chịu.
Còn mùa lũ năm nay đến trễ gần 1 tháng, không có thu nhập từ việc đặt lợp tôm như mọi năm, tất cả chi tiêu trong gia đình gần 1 tháng qua phải lấy từ số tiền dành dụm từ mùa lúa vụ Hè Thu.
Đặt lọp tôm trên cánh đồng nước nổi xã Phú Hữu, huyện An Phú (tỉnh An Giang) năm nay cho thu nhập không bằng năm 2018.
Theo kinh nghiệm nhiều năm làm nghề đặt lợp tôm, ông Trần Văn Phối cho biết, nếu lũ về đúng thời gian thì lượng tôm mới nhiều, vì tôm từ sông theo nước vào đồng cư trú và sinh sản, lượng thức ăn phong phú nên tôm lớn nhanh hơn và những người làm nghề đặt lợp tôm cũng dễ dàng kiếm sống bằng nghề này trong mùa lũ.
Tuy nhiên, năm nay nước về muộn, có thể sản lượng sẽ không bằng năm trước do tình trạng khai thác thủy sản trên sông diễn ra thường xuyên, trong đó có cả các phương tiện đánh bắt bằng ngư cụ cấm.
Hiện tại, mực nước lũ trên địa bàn xã vẫn còn khá thấp so với cùng kỳ năm trước, nhưng cũng như nhiều hộ dân khác của xã Phú Hữu sống bằng nghề câu lưới mùa nước nổi, gia đình ông Phối vẫn chuẩn bị đầy đủ dụng cụ như: Ghe, xuồng, lợp để phục vụ cho việc đánh bắt trong vài ngày tới.
Hiện tại, lượng lợp tôm của gia đình vào khoảng 100 cái, nếu công việc cho kết quả khả quan, ông sẽ tiếp tục làm thêm số lượng lợp để phục vụ cho việc khai thác tôm mùa lũ, mặc dù biết có thể sản lượng sẽ không nhiều như những năm vừa qua nhưng ông vẫn vui vì với người làm nghề hạ bạc có nước là có tiền.
Sau những ngày khát lũ, hiện người dân vùng biên giới Phú Hữu đang khẩn trương bước vào cuộc mưu sinh, với hy vọng, dù lũ muộn nhưng cũng sẽ không phụ lòng người dân, khi lũ đã mang về những nguồn thủy sản phong phú, làm cho cuộc sống nơi đây thêm nhộn nhịp những chuyến xuồng, ghe đánh bắt, để lũ luôn là một phần không thể thiếu trong đời sống của người dân vùng biên giới.
Theo Danviet
Mùa nước nổi đang...chìm, cá tôm ít chuột nhiều, ai cũng lo âu Những ngày cuối tháng 9, nước thượng nguồn sông Mekong đổ về Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) có nhích lên, nhưng so với mọi năm vẫn thấp hơn nhiều. Nước về muộn, lại ở mức thấp, kéo theo lượng phù sa và nguồn lợi thủy sản ít hơn trước. Đi dọc quốc lộ 91 từ TP.Cần Thơ đến tỉnh An Giang, gặp...