Trông xe dưới gầm cầu: Phải quản chặt từ đầu
UBND TP Hà Nội vừa có văn bản chấp thuận phương án của Sở GTVT, về việc sử dụng tạm khu vực một số gầm cầu làm nơi trông giữ phương tiện.
Như vậy, sau khi Bộ GTVT lên tiếng ủng hộ, Hà Nội đã chính thức triển khai cấp phép cho các điểm trông giữ đặc thù này.
Trông xe dưới gầm cầu Vĩnh Tuy. Ảnh: Trọng Đảng
Bảo đảm tổ chức giao thông
Sau một thời gian dài chờ đợi, việc trông xe tại một số vị trí dưới gầm cầu, gầm đường trên cao của Hà Nội đã chính thức được Bộ GTVT và UBND TP cho phép. Các chuyên gia đánh giá, đây là giải pháp hữu hiệu trong bối cảnh “khát” điểm đỗ của TP hiện nay. Tuy nhiên, việc thực hiện khai thác các điểm đỗ xe đặc thù này rất cần được quản lý chặt chẽ ngay từ đầu, nhằm bảo đảm hiệu quả mà không ảnh hưởng đến tổ chức giao thông trong từng khu vực.
Do đó, UBND TP Hà Nội yêu cầu Sở GTVT chủ trì, phối hợp với Công an TP, Sở Tài chính, chính quyền địa phương và các đơn vị liên quan căn cứ Nghị quyết 12 của Chính phủ, kiểm tra kỹ các địa điểm trông giữ xe dưới gầm cầu. Trên nguyên tắc, chỉ cho tồn tại tạm thời các điểm trông giữ xe có đủ điều kiện đường ra, đường vào hợp lý, đủ hệ thống biển báo hiệu, đánh số ô đỗ xe… và bảo đảm ATGT cho các phương tiện và người tham gia giao thông, không gây ùn tắc.
Tất cả các điểm phải bảo đảm an toàn tuyệt đối về PCCC trong khu vực, có đủ các thiết bị báo cháy, chữa cháy tại chỗ, niêm yết công khai giá vé trông giữ phương tiện theo quy định. Việc trông giữ xe tại các khu vực gầm cầu sẽ bố trí lối xe ra vào riêng biệt, hợp lý, có nhân viên hướng dẫn giao thông tại các lối xe ra, xe vào bảo đảm ATGT cho người, phương tiện; sắp xếp phương tiện, lối ra vào cách mố, trụ cầu tối thiểu 3m từ mép trụ mỗi bên để phục vụ cho các đơn vị quản lý cầu duy tu công trình cầu theo quy định.
Đại diện Sở GTVT Hà Nội cho biết, các đơn vị khai thác sẽ phải lắp đặt hệ thống camera theo dõi, vừa để phục vụ kiểm soát phương tiện ra vào, vừa bảo đảm an ninh trật tự, trích xuất dữ liệu phục vụ công tác kiểm tra khi cần; áp dụng công nghệ thông tin để thông báo giá dịch vụ trông giữ.
Video đang HOT
Xem xét mở rộng
Hiện, UBND TP Hà Nội mới chấp thuận phương án cho khai thác 4 khu vực gầm cầu, gồm: Chương Dương, Ngã Tư Vọng, Mai Dịch và Vĩnh Tuy để tổ chức trông giữ phương tiện tạm thời. Đây là các điểm có nhu cầu rất cấp thiết của TP, tuy nhiên cũng còn không ít vị trí khác có thể khai thác để giải cơn “khát” hạ tầng giao thông tĩnh.
Nhiều chuyên gia còn cho rằng, khác với các điểm trông giữ thông thường, điểm dưới gầm cầu, gầm đường trên cao có nhiều thuận lợi do không phải đầu tư lớn về hạ tầng. Hầu hết các vị trí như vậy đều đã có sẵn mặt bằng tốt, hạ tầng xung quanh hoàn chỉnh, có thể nhanh chóng đưa vào khai thác, sử dụng. Tiến sĩ giao thông đô thị Đặng Minh Tân nhận định: “Nhu cầu đỗ gửi xe của Hà Nội quá lớn. Trong khi đó, các khu vực gầm cầu, gầm đường trên cao còn rất nhiều vị trí có thể tận dụng được, nên xem xét mở rộng cấp phép trông giữ xe”. Tuy nhiên, ông Tân cũng lưu ý, UBND TP Hà Nội cũng như Sở GTVT và các đơn vị chức năng liên quan cần ban hành một bộ quy định riêng về PCCC, an toàn kỹ thuật đối với các điểm trông giữ xe dưới gầm cầu. Bộ quy định này cần được liên ngành thẩm tra kỹ lưỡng chặt chẽ, cả trong quá trình xây dựng lẫn áp dụng ngoài thực tế. “Nên dành một thời gian thí điểm quản lý 4 điểm trông giữ xe dưới gầm cầu có sẵn, sau đó rút kinh nghiệm và xem xét mở rộng thêm” – ông Tân đề xuất.
Trong bối cảnh khó khăn về hạ tầng giao thông tĩnh như hiện nay, việc tổ chức các điểm trông giữ xe dưới gầm cầu là phù hợp. Tuy nhiên, lãnh đạo Sở GTVT Hà Nội cũng khẳng định, các điểm trông xe dưới gầm cầu chỉ được tồn tại trong ngắn hạn, trước mắt là đến năm 2023. Hiện nay, Quy hoạch bến, bãi đỗ xe của Hà Nội đã được phê duyệt. Khi Quy hoạch được triển khai vào thực tế, các điểm trông giữ xe được hình thành đủ để đáp ứng nhu cầu, TP sẽ chấm dứt hoạt động của các điểm này.
Tăng cường kiểm tra, giám sát để giảm vi phạm
Với mục tiêu tăng cường công tác kiểm tra, giám sát để giảm vi phạm, cấp ủy và ủy ban kiểm tra các cấp trong Đảng bộ Khối các cơ quan tỉnh đã chủ động xây dựng và triển khai chương trình kiểm tra, giám sát theo kế hoạch và đột xuất với phương châm mở rộng giám sát, coi trọng giám sát chuyên đề và kiểm tra có trọng tâm, trọng điểm.
Bí thư Đảng ủy Khối các cơ quan tỉnh Hoàng Thị Bích Hằng khen thưởng các đơn vị trong khối làm tốt công tác kiểm tra, giám sát năm 2019. Ảnh:P.Hằng
Qua kiểm tra, giám sát đã chủ động nắm bắt tình hình và kịp thời lãnh đạo, chỉ đạo chấn chỉnh những hạn chế, thiếu sót để giảm vi phạm trong tổ chức Đảng và đảng viên.
* Kiểm tra, giám sát những nơi dễ phát sinh sai phạm
Đồng chí Võ Thị Phương Oanh, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Đảng ủy Kho bạc Nhà nước Đồng Nai cho biết, Đảng ủy luôn xác định công tác kiểm tra, giám sát là một trong những nhiệm vụ quan trọng trong công tác xây dựng Đảng, góp phần đưa chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước và nghị quyết của chi bộ, Đảng bộ vào thực tiễn, nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức Đảng và đảng viên. Đồng thời, đây là biện pháp hữu hiệu để phòng chống tiêu cực, bảo đảm thực hiện tốt nguyên tắc tập trung dân chủ và tăng cường đoàn kết, giữ vững kỷ cương, kỷ luật trong Đảng.
Trong công tác kiểm tra, giám sát, Đảng ủy và Ủy ban Kiểm tra Đảng ủy Kho bạc Nhà nước Đồng Nai chú ý đến đối tượng là cán bộ chủ chốt, đảng ủy viên, chi ủy viên và đảng viên phụ trách những lĩnh vực nhạy cảm, dễ phát sinh tiêu cực như: cán bộ thực hiện công tác kiểm soát chi ngân sách nhà nước, công tác xây dựng cơ bản nội bộ ngành, công tác tổ chức cán bộ, kê khai tài sản, thu nhập... Trong năm 2019, Ủy ban Kiểm tra Đảng ủy Kho bạc Nhà nước Đồng Nai đã kiểm tra 1 chi bộ trực thuộc về thực hiện công tác kiểm tra, giám sát và thi hành kỷ luật trong Đảng. Đồng thời, giám sát chuyên đề 2 đảng viên là cấp ủy viên về triển khai thực hiện chức năng, nhiệm vụ được giao của đơn vị; việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh; rèn luyện, giữ gìn phẩm chất đạo đức, lối sống của cán bộ, đảng viên, nhất là cán bộ chủ chốt... Bên cạnh đó, đã tiến hành kiểm tra tài chính Đảng của Đảng bộ Kho bạc Nhà nước Đồng Nai.
Qua kiểm tra, giám sát đã phát huy những kết quả đạt được của tổ chức Đảng và đảng viên; chỉ ra những tồn tại, hạn chế để tập thể, cá nhân chủ động phòng ngừa, ngăn chặn vi phạm, từ đó làm cho kỷ cương, kỷ luật của Đảng được giữ vững, xây dựng tổ chức Đảng và đảng viên ngày càng trong sạch vững mạnh.
Từ việc làm tốt công tác kiểm tra, giám sát nên trong năm 2019 ở Đảng bộ Kho bạc Nhà nước Đồng Nai không có đơn thư khiếu nại, tố cáo, phản ảnh đối với tổ chức Đảng và đảng viên; không có tổ chức Đảng và đảng viên vi phạm đến mức phải kiểm điểm, thi hành kỷ luật.
* Kiểm tra có trọng tâm, trọng điểm
Theo đồng chí Nguyễn Thanh Thơ, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Đảng ủy Khối các cơ quan tỉnh, trong năm 2019, công tác kiểm tra, giám sát tiếp tục được Ban Thường vụ Đảng ủy Khối và cấp ủy các chi, Đảng bộ cơ sở quan tâm thực hiện. Trong công tác kiểm tra, giám sát đã quan tâm việc kiểm tra thực hiện nghị quyết, chỉ thị của Đảng. Theo đó ở đợt kiểm tra cuối năm nay, Ban Thường vụ Đảng ủy Khối đã xây dựng và triển khai kế hoạch kiểm tra đối với 11 cơ sở Đảng về kết quả thực hiện các chỉ tiêu, nhiệm vụ theo nghị quyết năm 2019 của Tỉnh ủy và Đảng ủy khối; việc khắc phục các hạn chế, khuyết điểm sau kiểm điểm theo Nghị quyết Trung ương 4 khóa XII và kết quả công tác xây dựng Đảng.
Trong năm 2019, 100% tổ chức cơ sở Đảng trong Đảng bộ Khối các cơ quan tỉnh đều xây dựng và thực hiện tốt chương trình kiểm tra, giám sát của năm. Trong ảnh: Một buổi sinh hoạt chi bộ của Văn phòng HĐND tỉnh
Bên cạnh đó, Ban Thường vụ Đảng ủy khối đã chú trọng kiểm tra chuyên đề đối với 7 chi, Đảng bộ cơ sở về thực hiện chức trách nhiệm vụ được giao; công tác phòng, chống tham nhũng; việc khắc phục các hạn chế, khuyết điểm sau kết luận kiểm tra, thanh tra của cấp có thẩm quyền.
Cấp ủy các cơ sở Đảng tiến hành kiểm tra 127 tổ chức Đảng và 50 đảng viên (trong đó có 14 chi ủy viên). Nội dung kiểm tra bao gồm: việc chấp hành nghị quyết, chỉ thị của Đảng; thực hiện chức trách nhiệm vụ được giao, quy chế làm việc, nguyên tắc tập trung dân chủ, công tác cán bộ, đạo đức lối sống, những điều đảng viên không được làm... Qua kiểm tra không phát hiện sai phạm nhưng có một số hạn chế, thiếu sót của tổ chức Đảng, đảng viên đã được chấn chỉnh và đưa vào phương hướng khắc phục.
Trong năm 2019, các cấp ủy và ủy ban kiểm tra trong Đảng bộ Khối các cơ quan tỉnh còn chú trọng thực hiện nhiệm vụ giám sát, trong đó có giám sát thường xuyên, giám sát trực tiếp và giám sát chuyên đề. Đối với giám sát chuyên đề, Ban Thường vụ Đảng ủy Khối đã giám sát 8 tổ chức Đảng (tăng 7 tổ chức Đảng so với năm trước) về thực hiện thẩm quyền trách nhiệm người đứng đầu trong công tác cán bộ; về quy chế và chế độ kiểm tra, giám sát công tác cán bộ; việc thực hiện các quy định, quyết định của Ban TVTU về công tác cán bộ, thẩm quyền, trách nhiệm người đứng đầu trong công tác cán bộ, nhất là công tác quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, bổ nhiệm cán bộ; việc sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị và việc nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ.
Ngoài giám sát của Ban Thường vụ Đảng ủy Khối, cấp ủy các cơ sở Đảng trong khối đã thực hiện giám sát chuyên đề 65 chi ủy chi bộ trực thuộc (tăng 23 tổ chức Đảng so với năm 2018) và giám sát 82 đảng viên.
Nhờ làm tốt công tác kiểm tra, giám sát, cấp ủy và ủy ban kiểm tra các cấp đã kịp thời phát hiện và ngăn chặn sai phạm, hạn chế được số đảng viên bị kỷ luật. Theo đó, trong năm 2019 số đảng viên của Đảng bộ Khối các cơ quan tỉnh bị thi hành kỷ luật là 25 trường hợp (giảm 10 trường hợp so với năm 2018).
Đồng chí Nguyễn Minh Thanh, Phó bí thư Đảng ủy Khối các cơ quan tỉnh cho biết, ngay từ đầu năm 2019, Ban Chấp hành Đảng bộ Khối đã ban hành chương trình công tác kiểm tra, giám sát của năm, đồng thời chỉ đạo Ủy ban Kiểm tra Đảng ủy Khối và cấp ủy cơ sở xây dựng và tổ chức thực hiện chương trình kiểm tra, giám sát trong năm. Trên cơ sở đó, 100% cấp ủy trực thuộc Đảng bộ Khối đã xây dựng chương trình kiểm tra, giám sát năm 2019. Để hướng dẫn cơ sở thực hiện công tác kiểm tra, giám sát đúng quy định, có hiệu quả, Đảng ủy Khối còn kịp thời triển khai, quán triệt, phổ biến các nghị quyết, quy định, hướng dẫn của Trung ương, Tỉnh ủy về công tác kiểm tra, giám sát. Qua đó cấp ủy, tổ chức Đảng và đảng viên trong Đảng bộ Khối đã nâng cao nhận thức về ý nghĩa, tầm quan trọng của công tác kiểm tra, giám sát và thi hành kỷ luật của Đảng; nâng cao ý thức tổ chức kỷ luật, chấp hành kỷ luật, kỷ cương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước.
Đồng chí Phó bí thư Đảng ủy Khối các cơ quan tỉnh Nguyễn Minh Thanh nhấn mạnh, trong năm 2020 cấp ủy, tổ chức Đảng trong khối tiếp tục chú trọng kiểm tra, giám sát những lĩnh vực dễ phát sinh sai phạm; những vấn đề bức xúc được cán bộ, đảng viên và quần chúng quan tâm. Đồng thời, kiểm tra, giám sát người đứng đầu các đơn vị về năng lực lãnh đạo, quản lý, về tư tưởng, chính trị, đạo đức, lối sống, phong cách làm việc và tính tiền phong gương mẫu. Bên cạnh đó, cấp ủy, tổ chức Đảng cần phát huy tính chủ động, tăng cường kiểm tra, giám sát khi có dấu hiệu vi phạm đối với tổ chức Đảng và đảng viên, nhất là cấp ủy viên, cán bộ thuộc diện cấp ủy quản lý. Đổi mới, nâng cao hiệu quả công tác kiểm tra, giám sát công tác phòng, chống tham nhũng. Giải quyết kịp thời, dứt điểm ngay từ cơ sở đơn thư khiếu nại tố cáo, các vụ việc nổi cộm gây ảnh hưởng đến tâm trạng và tư tưởng trong cán bộ, đảng viên và quần chúng, không để nảy sinh phức tạp. Cán bộ, đảng viên, tổ chức Đảng vi phạm phải xử lý kịp thời, nghiêm minh.
Phương Hằng
Theo Đongnai
Cải cách hành chính mạnh, ngành chăn nuôi bứt phá Đẩy mạnh tinh giản thủ tục hành chính, áp dụng các phương thức điện tử vào thực hiện thủ tục hành chính đã góp phần giúp ngành chăn nuôi phát triển mạnh trong 10 năm qua. Quy mô chăn nuôi tăng Theo Cục Chăn nuôi (Bộ NNPTNT), trong hơn 10 năm qua (2008 - 2018), Cục đã triển khai có hiệu quả việc...