Trồng vải thiều GlobalGAP – an toàn từ vườn lên bàn ăn
Những ngày này, nhiều hộ trồng vải thiều của huyện Lục Ngạn (Bắc Giang) phấn chấn bởi khoản tiền khá lớn thu về sau 1 năm chăm bón vất vả.
Vui nhất có lẽ là những hộ thuộc nhóm nông dân sản xuất và xuất khẩu vải thiều ở thôn Kép 1, xã Hồng Giang. Ông Giáp Văn Thành, nhóm trưởng thổ lộ: “Từ đầu vụ đến nay, nhóm chúng tôi đón cả trăm đoàn khách tham quan, tìm hiểu về mô hình trồng vải thiều theo tiêu chuẩn GlobalGAP. Thêm việc, bận bịu hơn nhưng vui lắm bởi cái tiếng vải thiều sạch của nhóm đã có nhiều người biết tới…”.
Được sự hỗ trợ của Nhà nước, nhóm ông Thành gồm 23 hộ bắt đầu thực hiện chăm sóc vườn vải thiều theo tiêu chuẩn GlobalGAP năm 2015 trên diện tích 10ha. Cuối vụ thu hoạch, sản lượng vải quả đạt hơn 100 tấn, trong đó có tới 50 tấn được doanh nghiệp thu mua xuất khẩu, giá thu mua là 30.000 đồng/kg, cao hơn 10.000 – 15.000 đồng/kg so với vải thiều trồng thông thường. Anh Nguyễn Văn Lưu – một trong những hộ thành viên trong nhóm có 2ha trồng vải thiều, trong đó có 1ha trồng theo tiêu chuẩn GlobalGAP. “Riêng vải thiều GlobalGAP năm nay mang về cho gia đình khoản lợi nhuận 200 triệu đồng” – anh Lưu cho biết.
Chủ tịch Lại Xuân Môn (phải) trao đổi với các thành viên nhóm nông dân sản xuất, xuất khẩu vải thiều thôn Kép 1, xã Hồng Giang. Ảnh: P.Đ
Video đang HOT
Theo ông Giáp Văn Thành, trồng vải thiều GlobalGAP giúp quả vải sạch, an toàn mà chi phí vật tư, phân bón, công sức giảm đi 1/3 so với canh tác thông thường. Chi phí giảm, giá bán cao hơn, lợi nhuận của người trồng vải thiều GlobalGAP cũng cao hơn. “Trồng vải thiều theo tiêu chuẩn GlobalGAP vừa khỏe cho người trồng, khỏe cho người tiêu dùng, an toàn từ vườn đến bàn ăn…” -ông Giáp Văn Thành khoe.
Trong lần đi khảo sát, nắm bắt tình hình nông nghiệp, nông dân mới đây tại Bắc Giang, Ủy viên T.Ư Đảng, Chủ tịch BCH T.Ư Hội NDVN Lại Xuân Môn đã tới thăm mô hình của nhóm nông dân sản xuất và xuất khẩu vải thiều thôn Kép 1, xã Hồng Giang. Chủ tịch Lại Xuân Môn chia sẻ những thành công bước đầu của những hộ trong nhóm và gợi ý, để việc trồng vải thiều GlobalGAP bền vững, bên cạnh việc nhân rộng mô hình, địa phương và các nhóm nông dân cần phát triển thêm mô hình du lịch sinh thái vào vụ vải; đa dạng hóa, rải vụ bằng cách đưa tỷ lệ phù hợp giống chín sớm, chính vụ và chín muộn…
Theo Danviet
Sản xuất nông sản an toàn vẫn mạnh ai nấy làm
Mới đây, Trung tâm Xúc tiến thương mại nông nghiệp Hà Nội đã tổ chức Hội thảo "Tăng cường liên kết giữa cơ sở, doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh nông sản rõ nguồn gốc và an toàn trên địa bàn thành phố Hà Nội".
Mục đích để người dân Thủ đô được sử dụng nhiều nông sản, thực phẩm an toàn theo chuỗi hơn.
Diện tích sản xuất VietGAP ngày càng lớn
Trong những năm qua, TP.Hà Nội đã liên tục quan tâm chỉ đạo công tác phát triển nông nghiệp, nông thôn, nhờ đó trên địa bàn thành phố đã hình thành nên các vùng sản xuất chất lượng, hàng hóa tập trung, quy mô lớn. Trong lĩnh vực trồng trọt, đã hình thành 157 cánh đồng mẫu lớn, vùng sản xuất lúa hàng hóa chất lượng cao tại 14 huyện ngoại thành; 170ha cây ăn quả VietGAP; trên 80ha chè VietGAP; diện tích rau an toàn được quản lý, chỉ đạo và cấp giấy chứng nhận đạt 5.000ha, diện tích giám sát sản xuất theo VietGAP đạt 352,7ha và trên 40ha rau hữu cơ.
Sản xuất rau an toàn ở xã Dương Liễu (Hoài Đức, Hà Nội). Ảnh: Việt Tùng
Đối với lĩnh vực chăn nuôi, Hà Nội đã hình thành rõ nét các vùng, xã chăn nuôi trọng điểm: 76 xã chăn nuôi trọng điểm, bao gồm 15 xã chăn nuôi bò sữa, 19 xã chăn nuôi bò thịt, 13 xã chăn nuôi lợn, 29 xã chăn nuôi gia cầm và 3,232 trại quy mô lớn ngoài khu dân cư. Hiện nay đã xây dựng được 11 chuỗi liên kết sản phẩm rau an toàn, 21 chuỗi liên kết tiêu thụ sản phẩm chăn nuôi. Tổng sản phẩm trong các chuỗi liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm đã đạt hàng ngàn tấn rau, 4.500 tấn thịt lợn, gia cầm, 140 triệu quả trứng, 29.000 tấn sữa tươi.
Theo thống kê, hiện tổng dân số Hà Nội đạt khoảng 10 triệu người (gồm cả học sinh, sinh viên, lao động ngoại tỉnh cư trú và làm việc, tham quan du lịch tại Hà Nội). Tuy vậy, sản xuất nông nghiệp tại chỗ của Thủ đô mới đảm bảo khoảng 69% thịt gia súc, gia cầm; 32% thủy sản các loại; 38% gạo tẻ chất lượng; 60% rau, củ quả; 18% quả tươi các loại. Lượng còn lại phải nhập từ các tỉnh, thành trong cả nước và nhập khẩu nước ngoài.
Đưa nông sản an toàn vào siêu thị
Theo Trung tâm Xúc tiến thương mại Hà Nội, toàn thành phố hiện có 425 chợ, trong đó có 15 chợ hạng 1, 66 chợ hạng 2, 310 chợ hạng 3 và 34 chợ chưa được phân hạng, 24 trung tâm thương mại, 134 siêu thị và hàng ngàn cửa hàng kinh doanh nông sản thực phẩm chủ yếu tập trung tại các quận nội thành.
Tuy nhiên, hiện nay có một lượng lớn các sản phẩm nông sản được các thương lái thu mua, tập kết tại các chợ đầu mối sau đó đưa đi tiêu thụ tại các chợ dân sinh, cửa hàng, bếp ăn tập thể, trong đó lượng sản phẩm được chứng nhận nguồn gốc mới chỉ chiếm khoảng 20%. Các chợ đầu mối vẫn đang đóng vai trò là khâu điều phối sản phẩm đến các thị trường tiêu thụ. Việc liên kết giữa các cơ sở sản xuất nông sản thực phẩm an toàn với nhau vẫn còn hạn chế, chủ yếu theo hình thức mạnh ai nấy làm nên quá trình kết nối với doanh nghiệp phân phối gặp nhiều khó khăn; sản phẩm tạo ra có tính cạnh tranh thấp. Công tác tuyên truyền, quảng bá nông sản thực phẩm an toàn và xúc tiến thương mại còn hạn chế...
Thực tế cho thấy, rất nhiều doanh nghiệp, trang trại, hợp tác xã, cơ sở sản xuất sản phẩm nông sản thực phẩm an toàn trên địa bàn TP.Hà Nội luôn mong muốn được giới thiệu các sản phẩm chất lượng của mình đến doanh nghiệp phân phối và người tiêu dùng. Nhiều doanh nghiệp, cơ sở sản xuất cũng cam kết chỉ sản xuất ra nông sản an toàn, không sử dụng thuốc trừ sâu, không phân hóa học cũng như các chất cấm trong chăn nuôi để sản phẩm có thể lên các kệ hàng trong siêu thị, trung tâm thương mại.
Theo Danviet
73% người bán rau "mù mờ" về sản phẩm Năm 2008, Sóc Sơn là huyện đầu tiên của Hà Nội thí điểm chương trình trồng rau sạch và rau hữu cơ do Hội Nông dân Việt Nam và Tổ chức ADDA Đan Mạch hỗ trợ. Theo ông Nguyễn Duy Hồng - Chi cục trưởng Chi cục Bảo vệ thực vật Hà Nội, hiện sản xuất rau an toàn (RAT) trên địa bàn...