Trong tương lai, pin điện thoại có thể làm từ gạch
Với khả năng chịu lực và hấp thụ nhiệt tốt, gạch có thể được sử dụng làm công cụ tích trữ điện với độ bền cao.
Không chỉ dùng trong xây dựng, các nhà khoa học Đại học Washington (Mỹ) đã tìm ra công dụng mới của gạch khi biến chúng thành công cụ tích trữ, cung cấp điện giống như pin.
Màu đỏ nâu, ấm của gạch có nguồn gốc từ hematite, dạng khoáng vật của oxit sắt thường tìm thấy trong đất đá, được con người sử dụng làm chất màu trong hơn 73.000 năm.
Một ngày nào đó, điện trong nhà bạn sẽ được cấp từ những bức tường gạch. Ảnh: Getty Images.
Tuy nhiên, hematite cũng được sử dụng trong các cơ sở tích trữ năng lượng hiện đại. Với ý tưởng đó, các nhà hóa học đã nghiên cứu phương pháp chỉnh sửa gạch giúp chúng tích trữ, cung cấp năng lượng cho thiết bị sử dụng điện.
Nhóm nghiên cứu đã mua những viên gạch từ cửa hàng Home Depot, sau đó phủ lên một loại khí làm từ phân tử (molecule) cụ thể. Một số loại gạch có tính chất xốp nên khí luồn vào từng ngóc ngách của viên gạch.
Phân tử khí sau đó tương tác với hematite dẫn đến phản ứng trùng hợp, sinh ra hợp chất cao phân tử (polymer) tên PEDOT có thể tích trữ và dẫn điện.
Để kiểm tra phản ứng, các nhà nghiên cứu đã cho viên gạch vào lò vi sóng, kết quả chúng chuyển sang màu xanh dương.
Sử dụng pin mặt trời, các nhà khoa học tích cho nửa viên gạch điện tích dương, nửa còn lại mang điện tích âm rồi nối chúng bằng băng đồng (cooper tape). Viên gạch giờ đây trở thành cục pin có khả năng tích trữ năng lượng rồi cung cấp cho thiết bị khác.
Video đang HOT
Gạch tích điện đang thắp sáng bóng đèn LED nhỏ. Ảnh: Julio Darcy.
Những viên pin làm từ gạch này có thể được sạc trong 13 phút, tuổi thọ tương đương 10.000 lần sạc. Tuy nhiên, hiện tại những viên gạch chưa thể tích trữ nhiều năng lượng.
Julio D’Arcy, trợ lý giáo sư hóa học Đại học Washington, cho biết 50 viên gạch có thể trữ đủ điện để thắp sáng bóng đèn khẩn cấp 3 W trong 50 phút (tương đương đèn bàn LED), tuy nhiên cường độ ánh sáng sẽ giảm theo thời gian.
Hiện cách duy nhất để tăng trữ lượng điện là tăng số viên gạch, tuy nhiên theo D’Arcy, đó không phải giải pháp tối ưu bởi phủ khí cho nhiều viên gạch sẽ tốn thêm chi phí.
Viên pin bằng gạch có thể cấp điện cho các thiết bị nhỏ như máy dò CO2. Tuy nhiên các nhà khoa học muốn tăng trữ lượng điện của gạch cho bằng với pin lithium, mục đích chính là tích hợp vào những ngôi nhà sử dụng điện mặt trời, đóng vai trò nguồn năng lượng dự phòng khi hệ thống điện chính gặp sự cố.
Xa hơn nữa, D’Arcy cho biết những viên gạch tích điện có thể dùng trong lĩnh vực xây dựng và lọc nước. Một ngày nào đó, điện trong nhà bạn sẽ được cấp từ những bức tường gạch và nước sạch được lọc từ chính chúng.
D’Arcy tin tưởng nếu nghiên cứu thành công, những viên gạch tích điện sẽ được sử dụng rộng rãi bởi gạch là vật dụng rất quen thuộc, cần thiết trong xây dựng.
Hai cơn mưa sao băng rực rỡ trên bầu trời tháng 8
Tháng 8 hàng năm đánh dấu sự bắt đầu của mưa sao băng Perseid (Anh Tiên), thắp sáng bầu trời đêm với 100 sao băng phát sáng mỗi giờ. Từ ngày 11 đến ngày 13-8, mưa sao băng Perseid dự kiến sẽ đạt cực đại cùng với trăng tròn. Mưa sao băng Kappa Cygnid dự kiến sẽ xuất hiện muộn hơn sau đó.
Mưa sao băng Perseid sắp đạt đỉnh trong vài ngày tới
Tùy thuộc vào vị trí của người xem trên thế giới, mưa sao băng Perseid sẽ đạt đỉnh từ bình minh đến tối muộn hoặc khoảng nửa đêm.
Mưa sao băng Perseid xảy ra vào tháng 8 hằng năm khi Trái đất đi qua đường đi của sao chổi Swift-Tuttle. Mưa sao băng là kết quả của các mảnh vỡ của sao chổi nóng lên khi chúng đi vào bầu khí quyển của Trái đất và bốc cháy.
Vì hầu hết các thiên thạch đều có kích thước bằng hạt cát nên chúng sẽ cháy hoàn toàn trước khi chạm tới bề mặt Trái đất. Nếu các mảnh vỡ rơi xuống đất, chúng sẽ trở thành thiên thạch.
Sao chổi Swift-Tuttle, sinh ra các trận mưa sao băng Perseid, được các nhà thiên văn học người Mỹ Lewis Swift (1820-1913) và Horace Parnell Tuttle (1837-1923) phát hiện ra vào tháng 7-1862. Đây là sao chổi lớn nhất đi qua Trái đất 133 năm một lần. Nó đi qua hành tinh của chúng ta lần cuối vào năm 1992.
Các nhà nghiên cứu đã từng dự đoán rằng đường đi của sao chổi Swift-Tuttle có thể va chạm với Trái đất vào năm 2126, nhưng các tính toán chính xác đã bác bỏ giả thuyết này.
Sao băng Perseid rơi khi một vệ tinh bay ngang bầu trời vào sáng sớm ngày 12-8-2008, trong Khu giải trí Quốc gia Lake Mead, Nevada, Mỹ. Ảnh: Getty Images.
Perseid nổi tiếng vì có nhiều sao băng sáng trên bầu trời. Bên cạnh những vệt sao băng nhỏ, Perseid còn được biết đến với việc xuất hiện những quả cầu lửa. Đó là những vụ nổ ánh sáng và màu sắc lớn hơn và sáng hơn truyền theo chiều ngang và có các vệt dài hơn so với các sao băng trung bình đi qua bầu trời.
Theo trang web của Hội Vật lý Thiên văn Việt Nam, trận mưa sao băng Anh Tiên diễn ra hằng năm từ ngày 17-7 đến ngày 24-8. Cực đỉnh năm nay diễn ra vào đêm 12 rạng sáng ngày 13-8.
Mặt trăng hạ huyền sẽ chặn mất các sao băng mờ, nhưng nếu thực sự kiên nhẫn, bạn vẫn có thể nhìn thấy được một vài sao băng sáng nhất.
Thời gian quan sát tốt nhất là sau nửa đêm tại khu vực tối, thoáng đãng. Sao băng xuất hiện từ phía chòm sao Perseus (Anh Tiên), nhưng cũng có thể xuất hiện bất cứ nơi nào trên bầu trời.
Theo Science Times, trong khi mưa sao băng được xem tốt nhất ở Bắc bán cầu, nửa còn lại của thế giới vẫn có thể thưởng thức màn trình diễn thiên thể. Các thiên thạch đầu tiên sẽ xuất hiện ở Nam bán cầu sau nửa đêm và sẽ không có cùng tần suất xuất hiện các thiên thạch như ở Bắc bán cầu.
Theo ông Paul Chodas, Giám đốc Trung tâm CNEOS chuyên tính toán quỹ đạo của tiểu hành tinh và sao chổi và tỷ lệ tác động của chúng với Trái đất của NASA, để có trải nghiệm mưa sao băng Perseid tối đa, hãy đến một địa điểm có bầu trời càng tối càng tốt.
Để mắt thích nghi với bóng tối, sau đó thư giãn và kiên nhẫn chờ đợi. Tốc độ trung bình của sao băng xuất hiện mỗi phút một lần, nhưng có thể có những lần mờ nhạt. Vì chúng tỏa ra từ chòm sao Anh Tiên thường mọc muộn trên bầu trời nên mưa sao băng này có thể nhìn rõ hơn vào những giờ sáng sớm khi chòm sao này mọc cao hơn.
Năm nay, do sự hiện diện của sao Mộc và lực hấp dẫn mạnh, sao băng Perseid có thể hiển thị tới 200 sao băng mỗi giờ và tạo ra tiếng nổ. Sự kết hợp giữa mặt trăng với sao Mộc sẽ xảy ra từ ngày 12 cho đến ngày 22-8. Một số chuyên gia cho biết sao băng Perseid sẽ vẫn hoạt động cho đến khoảng ngày 26-8.
Thêm một trận mưa sao băng khác trong tháng 8
Một bức ảnh xếp chồng lên nhau chụp hai thiên thạch Kappa Cygnid (trên cùng bên trái) và chín thiên thạch Perseid, chụp ngày 12 và 13-8-2007. Ảnh: Aasnova.
Theo Live Science, trong tháng 8, một trận mưa sao băng khác sẽ xuất hiện trên bầu trời, đó là mưa sao băng Kappa Cygnid.
Theo dự đoán từ Tổ chức Sao băng Quốc tế (IMO), những thiên thạch này bắt đầu xuất hiện từ ngày 3-8, sẽ đạt cực đại vào ngày 17-8 và sẽ tiếp tục đến hết ngày 25-8.
Mặc dù trận mưa sao băng này chỉ xuất hiện từ hai đến bốn lần mỗi giờ, nhưng sẽ có những quả cầu lửa bùng lên. Ngắm sao băng đẹp nhất là vào đầu buổi tối, khi ánh hào quang của chòm sao Cygnus gần trên đỉnh đầu.
Không giống như nhiều trận mưa sao băng khác, Kappa Cygnid không liên quan đến sao chổi nào được biết đến.
Muối diêm - 'sát thủ' giấu mặt trong thảm họa tại Beirut Trong những ngày qua, dư luận thế giới bàng hoàng vì vụ nổ tại thành phố Beirut, thủ đô của Lebanon. Nguyên nhân sau đó được xác định là do hơn 2.750 tấn ammonium nitrate chứa trong một nhà kho. Câu hỏi được đặt ra nhiều nhất là tại sao người ta phải tích trữ lượng khổng lồ hợp chất 'chết chóc' này?...