Trong trường hợp nào, cảnh sát giao thông được dừng xe ôtô?
Cảnh sát giao thông (CSGT) được quyền dừng phương tiện trong bốn trường hợp, việc dừng phải đảm bảo an toàn, đúng quy định của pháp luật, không gây cản trở đến hoạt động giao thông.
Người điều khiển cần nắm được các trường hợp CSGT được dừng xe ôtô để đảm bảo quyền lợi và cư xử đúng luật.
Việc dừng xe phải đảm bảo an toàn, đúng quy định của pháp luật. Ảnh Sơn Tùng
Trường hợp CSGT được dừng xe ôtô
Thông tư 65/2020/TT-BCA quy định, chỉ có 4 trường hợp CSGT được dừng xe ôtô, đó là:
Phát hiện hành vi vi phạm Luật giao thông đường bộ và các hành vi vi phạm khác thông qua giám sát trực tiếp hoặc các phương tiện, thiết bị kỹ thuật hỗ trợ.
Thực hiện mệnh lệnh, kế hoạch tổng kiểm soát phương tiện giao thông đường bộ, kế hoạch tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm theo chuyên đề đã được các cấp có thẩm quyền phê duyệt.
Có văn bản đề nghị của thủ trưởng, phó thủ trưởng cơ quan điều tra hoặc văn bản đề nghị của các cơ quan chức năng liên quan về việc dừng phương tiện giao thông để kiểm soát, phục vụ, hỗ trợ công tác đảm bảo an ninh, trật tự, đấu tranh chống tội phạm và các hành vi vi phạm pháp luật khác.
Đặc biệt chú ý, các văn bản đề nghị phải ghi rõ thời gian, tuyến đường, phương tiện giao thông dùng để kiểm soát, xử lý và lực lượng tham gia phối hợp thực hiện.
Nhận được tin báo, phản ánh, kiến nghị, tố cáo của tổ chức, cá nhân về hành vi vi phạm pháp luật của phương tiện và người tham gia giao thông đường bộ.
Video đang HOT
Như vậy, nếu không thuộc một trong các trường hợp trên mà tự ý yêu cầu người tham gia giao thông dừng xe để kiểm tra là hành vi vi phạm pháp luật. Lúc này, người điều khiển phương tiện hoàn toàn có quyền khiếu nại CSGT để bảo vệ quyền lợi của mình.
CSGT dừng xe ôtô phải có yêu cầu gì?
Theo quy định tại khoản 2 – Điều 16 – Nghị định 65/2020/TT-BCA, việc CSGT dừng xe ôtô phải đảm bảo đầy đủ các yêu cầu:
Quá trình dừng xe phải đảm bảo an toàn, theo đúng quy định của pháp luật, không gây ảnh hưởng đến hoạt động giao thông. Khi đã cho dừng phương tiện, CSGT phải thực hiện việc kiểm soát, xử lý các hành vi vi phạm theo đúng quy định của pháp luật.
CSGT được dừng xe trong nhiều trường hợp. Ảnh: Sơn Tùng
Khi dừng xe ôtô, CSGT phải đặt rào chắn bằng các cọc tiêu hình chóp nón hoặc dây căng dọc sát lề đường hoặc vỉa hè để hình thành khu vực bảo đảm trật tự, an toàn giao thông theo quy định của Bộ Công an.
Đồng thời, lực lượng CSGT cần bố trí người làm nhiệm vụ hướng dẫn, điều tiết giao thông, nhằm đảm bảo hoạt động giao thông diễn ra bình thường, an toàn.
Khi dừng phương tiện giao thông trên đường cao tốc để xử lý vi phạm, CSGT chỉ được thực hiện tại các vị trí khu vực trạm thu phí, điểm đầu, điểm cuối đường cao tốc.
Ngoài ra, khi tuần tra, kiểm soát cơ động, CSGT được phép dừng ôtô ở làn dừng phương tiện khẩn cấp để xử lý vi phạm trong các trường hợp như:
Phát hiện hành vi vi phạm trật tự, an toàn giao thông nghiêm trọng, có thể gây nguy hiểm ngay lập tức.
Phối hợp đấu tranh phòng chống tội phạm theo văn bản được ban hành.
Nhận được tố giác về hành vi vi phạm luật của người và ôtô đang lưu thông trên cao tốc.
Phát hiện ôtô dừng, đỗ không đúng điểm quy định trên đường cao tốc.
Đối với những trường hợp này, CSGT cần giải quyết chính xác và nhanh chóng thu dọn cọc tiêu, dây căng, biển báo hiệu và di chuyển ngay để đảm bảo trật tự.
Mức phạt với hành vi bỏ chạy khi CSGT dừng xe
Căn cứ vào Luật Giao thông đường bộ 2008, trường hợp chủ xe bỏ chạy khi CSGT yêu cầu dừng xe đều được coi là hành vi không chấp hành hiệu lệnh của người điều khiển giao thông. Hành vi này sẽ bị xử phạt hành chính tùy theo tính chất, mức độ nghiêm trọng của tình huống và loại phương tiện mà người điều khiển sử dụng.
Cụ thể, các mức phạt đối với hành vi người điều khiển xe ôtô không chấp hành hiệu lệnh của CSGT như sau:
Phạt tiền từ 3 đến 5 triệu đồng.
Tước quyền sử dụng giấy phép lái xe trong khoảng từ 01 đến 03 tháng hoặc 02 đến 04 tháng đối với hành vi vi phạm gây tai nạn giao thông.
Thực tế, lo sợ bị phạt khi bị thổi còi, nhiều chủ phương tiện đã không dừng xe theo yêu cầu của CSGT thậm chí quay xe bỏ chạy. Đây là hành vi không chấp hành hiệu lệnh, trốn tránh sự kiểm tra và xử lý của CSGT, bị coi là hành vi chống người thi hành công vụ. Đối với người điều khiển ôtô, tùy mức độ và tính chất của vi phạm sẽ nhận mức xử phạt hành chính theo quy định.
Khai với cảnh sát giao thông uống 1 lon bia mà đo nồng độ cồn hơn 0,7mg/l
Trong thời gian 2 giờ đo nồng độ cồn, lực lượng làm nhiệm vụ đã tạm giữ 2 chiếc ô tô và nhiều xe máy do các chủ phương tiện sử dụng rượu bia nhưng vẫn lái xe.
Tối 7.5, lực lượng Cảnh sát giao thông (CSGT) Công an tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu lập chốt đo nồng độ cồn tại khu vực trạm thu phí cũ (TP.Bà Rịa) trên quốc lộ 51, hướng từ TP.Vũng Tàu đi TP.Bà Rịa. Tại đây, lực lượng CSGT đã ra hiệu lệnh dừng cả trăm xe máy, ô tô để đo nồng độ cồn người điều khiển phương tiện.
Cảnh sát giao thông đo nồng độ cồn người điều khiển ô tô
Trong khoảng thời gian từ 19 giờ - 21 giờ cùng ngày, lực lượng làm nhiệm vụ đã xử lý vi phạm, lập biên bản tạm giữ 2 chiếc ô tô mang biển kiểm soát tỉnh Đồng Nai và Trà Vinh do người điều khiển phương tiện vi phạm nồng độ cồn.
Lực lượng làm nhiệm vụ cũng ra quyết định tạm giữ nhiều xe máy do người điều khiển phương tiện vi phạm nồng độ cồn.
Nhiều người điều khiển xe máy thực hiện đo nồng độ cồn
Anh N.N.T (42 tuổi, ngụ xã Long Sơn, TP.Vũng Tàu) điều khiển xe máy biển kiểm soát 72C2 - 21..., khi bị lực lượng Cảnh sát giao thông kiểm tra nồng độ cồn đã cho kết quả hơn 0,5mg/l.
Trả lời câu hỏi của một cán bộ Cảnh sát giao thông "đã uống nhiều bia chưa?", anh T. thành thật: "Em đi làm cho ông anh, có nhậu một ít. Em uống để chừa đường về mà. Em uống có 3 lon à. Đô em uống chắc 5 lon là em xỉn".
Trường hợp khác là nam thanh niên Đ.N.M (tạm trú TP.Vũng Tàu) điều khiển xe máy biển kiểm soát 18B2 - 93..., bị đo nồng độ cồn có kết quả khá cao, hơn 0,7mg/l thì khai nhận với lực lượng làm nhiệm vụ chỉ uống có 1 lon bia (?).
Kỳ 1: Những đêm trắng "săn" cát tặc Với hàng trăm km đi qua địa bàn Thủ đô, sông Hồng và suông Đuống lâu nay là tuyến đường thủy huyết mạch. Lực lượng Cảnh sát giao thông của Công an TP Hà Nội không chỉ đảm bảo an toàn cho các hoạt động đường thủy mà còn tập trung tăng cường phòng, chống tội phạm, vi phạm pháp luật trên sông...