Trồng tiêu trúng mùa, giá tiêu bán cao, thu tiền tỷ, vì sao vẫn có nông dân Gia Lai kêu không lãi nhiều?
Người dân huyện Chư Sê ( tỉnh Gia Lai) đang bước vào vụ thu hoạch hồ tiêu. Mặc dù chi phí đầu tư trồng tiêu tăng cao nhưng bù lại hồ tiêu trúng mùa, bán được giá cao… Những ngày này, gia đình ông Lê Hùng Huấn (làng Tok Roh, xã Ia Blang, huyện Chư Sê, tỉnh Gia Lai) tranh thủ thu hoạch hơn 13.000 trụ hồ tiêu được trồng từ năm 2012.
Trò chuyện với chúng tôi, ông Huấn vui vẻ cho hay: “Những năm qua, nhờ bón phân hữu cơ, tưới nhỏ giọt và để cỏ làm mát đất nên vườn hồ tiêu của gia đình phát triển xanh tốt, cho sản lượng ổn định hàng năm trên 10 tấn, lãi hơn 1 tỷ đồng. Năm nay, gia đình vui mừng khi giá hồ tiêu tăng cao, hiện dao động ở mức 80.000 đồng/kg”.
Người dân huyện Chư Sê, tỉnh Gia Lai thu hoạch hồ tiêu trong bối cảnh giá tiêu tăng cao, nhưng chi phí cũng tăng lên rất nhiều. Ảnh: Mỹ Đức
Còn anh Lê Đình Cương (làng Ser Dơ Mó, xã Kông Htok) thì cho biết: Gia đình đang thu hoạch 4 sào hồ tiêu được trồng từ năm 2019. Năm nay, giá hồ tiêu đã tăng cao trở lại. Tuy nhiên, do chi phí phân bón, vật tư nông nghiệp cộng với công thu hái tăng cao nên chúng tôi không lãi được nhiều.
Huyện Chư Sê có hơn 2.000 ha hồ tiêu. Trước đây, hồ tiêu được coi là một trong những cây trồng mang lại hiệu quả kinh tế cao.
Tuy nhiên, nhiều năm trở lại đây, do giá hồ tiêu xuống thấp khiến cho người dân không còn mặn mà trong việc đầu tư chăm sóc.
Điều này dẫn đến nhiều diện tích hồ tiêu bị chết hoặc người dân nhổ bỏ để trồng các loại cây khác có giá trị kinh tế cao hơn.
Trước thực tế này, ngành Nông nghiệp huyện và chính quyền các địa phương đã tích cực tuyên truyền, vận động người dân duy trì việc chăm sóc, áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất để ổn định năng suất, sản lượng tiêu.
Trao đổi với chúng tôi, ông Hoàng Phước Bính-Phó Chủ tịch Hiệp hội Hồ tiêu Chư Sê (tỉnh Gia Lai)-cho biết: “Vụ hồ tiêu năm nay, năng suất tiêu tạm ổn vì thời tiết tương đối thuận lợi. Đặc biệt, giá hồ tiêu tăng cao nên bà con có thu nhập ổn định, tái đầu tư sản xuất vụ tiếp theo. Đối với những vườn hồ tiêu hiện có và trồng mới thì bà con cần chú ý canh tác theo hướng hữu cơ, sinh học để vườn tiêu phát triển bền vững và có hiệu quả cao”.
Video đang HOT
Cứ cố trồng mai vàng dưới đất phèn chua, ngờ đâu một ông nông dân Long An giờ lại thu tiền tỷ
Cánh đồng mai vàng của ông Trần Văn Vị (74 tuổi) nằm hun hút trong ấp vùng sâu của xã Tân Tây, huyện Thạnh Hóa, tỉnh Long An vẫn thường tấp nập thương lái, khách hàng tìm đến.
Tại đây, người mua dễ dàng lựa chọn được những cây mai ưng ý nhất, phù hợp với túi tiền, sở thích. Theo nhiều người, ông Vị đang sở hữu cánh đồng mai lớn nhất ở vùng Đồng Tháp Mười (ĐTM) của tỉnh.
Cứ tưởng rằng, ở vùng Đồng Tháp Mười, người dân chỉ khá lên nhờ trồng lúa nhưng ai ngờ, ông Vị lại đổi đời từ trồng mai vàng. Chuyện nghe tưởng chừng cứ như đùa nhưng đó là sự thật. Và câu chuyện "bén duyên" làm giàu từ cây mai vàng của ông Vị lại xuất phát từ suy nghĩ "trồng chơi vì thấy đẹp".
Từ chuyện trồng mai vàng chơi vì thấy đẹp
Ông Vị được biết đến là người đầu tiên đưa cây mai vàng "bén duyên" và phát triển ở vùng đất xã Tân Tây. Đó là vào khoảng năm 1980, sau những lần ông Vị xuống chơi nhà bạn ở Tiền Giang, thấy những cây mai vàng nở hoa sặc sỡ ở vườn nhà rất đẹp nên bị mê hoặc. Vậy là, ông xin bạn vài gốc đưa về trồng ở vườn nhà cho thỏa thú vui.
Dần dần, gần trăm cây mai con được ông đưa về trồng xung quanh vườn nhà. Chỉ mấy năm, những cây mai đã sum suê cành, cứ tết đến là quanh nhà ông lại vàng rực hoa mai khiến ai đến cũng mê mẩn.
Vào khoảng năm 1990, nhiều người lại càng ngạc nhiên khi biết ông bán được cây mai vàng cho một "đại gia" với giá 5,5 triệu đồng. Số tiền này, thời điểm đó tính ra bằng mấy cây vàng nên chính ông cũng cảm thấy bàng hoàng, choáng váng.
Ông Trần Văn Vị dưới một gốc mai to lớn có giá hàng chục triệu đồng
Cũng từ lần đó, ông Vị bắt đầu mua mai con về trồng, nhân rộng ở vườn nhà. Sau năm 2000, thấy có hiệu quả kinh tế, ông quyết định chuyển đổi một số đất lúa cho năng suất thấp sang trồng mai. Lúc đầu ngay cả ông cũng bất ngờ khi thấy cây mai vàng lại phát triển tốt, khỏe ở vùng đất khó này.
Từ vài công đất trồng mai mang lại giá trị kinh tế cao nên có vốn, ông mở rộng diện tích. Năm 2010, ông chuyển toàn bộ 6ha đất lúa năng suất thấp sang trồng mai. Ông cũng chia bớt đất cho các con cùng trồng. Để trồng cây mai ở vùng đất phèn, ngập vào mùa lũ, ông Vị thuê kobe lên liếp cao gần nửa mét. Do đó, bao nhiêu mùa lũ trôi qua, cánh đồng mai vẫn không hề hấn gì. Ông còn tận dụng những rãnh đất để thả nuôi cá rô phi, tăng thêm thu nhập.
Hồi đó, thấy ông Vị đầu tư công sức, tiền của trồng mai vàng, nhiều người ngỡ ngàng, không nghĩ ông sẽ thành công. Thế nhưng, qua thời gian, ông chứng minh hướng đi của mình là đúng đắn khi lợi nhuận kinh tế mang lại cao.
Để giảm sức lao động, toàn bộ cánh đồng mai vàng được ông lắp đặt hệ thống tưới nước tự động, chỉ cần bật cầu dao điện là nước được cấp đầy đủ để cây mai phát triển tốt, dù trời nắng hạn.
Những năm qua, cánh đồng mai của ông Vị nằm lọt thỏm ở cuối con đường nhỏ, hẹp nhưng thường xuyên có người tìm đến tham quan và chọn mua. Cứ thế, cây mai vàng ở vùng ĐTM đã "vươn xa", có mặt ở nhiều tỉnh, thành phố. Mai vàng xuất xứ ĐTM nghe có vẻ mới, lạ nhưng nói về độ đẹp và gốc to thì chẳng hề thua kém ở những vùng đất khác.
Trồng mai vàng "hái" tiền tỉ
Chỉ vào bên phải vườn, ông Vị cho biết, đây là khu vực mai 4-5 tháng tuổi, còn bên trái là hàng mai 6-7 năm tuổi, phía trước mặt là những cây mai cao hơn 1,5m, tán rộng khoảng 2m, tuổi đời hơn 10 năm. Trong số đó, có những gốc mai giá hàng trăm triệu, thậm chí ngót nghét cả tỉ đồng. Nhiều dân chơi mai, đại gia đến xem rất thích thú và trả giá cao nhưng ông chưa bán.
"Giá bán cao thì thích lắm nhưng cảm giác được sở hữu những cây mai khủng, thế đẹp, tán rộng và hoa rực rỡ cũng rất "đã" và khó diễn tả bằng lời. Có nhiều lúc, cứ nhìn, quan sát, chăm sóc, lấy bàn tay đo gốc mai khủng là tui thấy tinh thần rất phấn chấn, thoải mái" - ông Vị cười nói.
Rồi ông bảo, nói chuyện về mai vàng cả ngày cũng chưa bao giờ thấy chán. Nhưng những nông dân chân chất như ông vẫn thường "khoe" những gốc mai quý của mình bằng hình ảnh thật. Ông thường bảo, để cảm nhận được cái thế, độ đẹp của những gốc mai này thì phải trực tiếp ra vườn nhìn bằng mắt, sờ bằng tay.
"Mai càng nhiều tuổi thì giá càng cao vì cây to, tán rộng. Những cây mai già thường được "đại gia" đặt hàng hoặc đến tận vườn mua" - ông Vị cho biết. Trong cánh đồng mai bạt ngàn với đủ lứa tuổi khác nhau, ngoài loại thân cây mới bằng ngón tay út đến lớn bằng bắp tay, thậm chí bắp chân thì ông Vị còn dành riêng một khu đất để ươm cây con. Cứ như thế, ông luôn có sẵn mai để trồng bù vào những cây đã bán.
Ông Vị kể, mấy năm nay, cứ vào dịp tết, ông thu tiền tỉ từ bán mai vàng; còn tính cả năm, sơ sơ cũng hơn 10 tỉ đồng. Như năm 2021, bán được khoảng 17 tỉ đồng, trừ chi phí đầu tư, chăm sóc còn thu lợi, bỏ túi khoảng 10 tỉ đồng. "Số tiền đó, trước đây trồng lúa, có nằm mơ tui cũng không dám nghĩ đến. Vậy mà, hiện nay cứ đều đều" - ông Vị chia sẻ.
Ngoài trồng mai làm kinh tế, ông còn có đam mê đặc biệt với loài cây cảnh này. Cứ mỗi dịp tết đến, xuân về, những gốc mai trồng ở vườn nhà được đưa đi trưng bày, giới thiệu, bán ở các chợ hoa xuân, khu trưng bày thì ông cảm thấy thích lắm.
Theo ông Vị, nhiều năm trồng mai nên ông hiểu rất rõ đặc điểm loài cây này để chăm sóc. Như cây mai con phải bón phân liên tục nhưng để rễ hấp thụ tốt thì cần hòa tan vào nước để tưới vào gốc. Còn đối với những cây từ 2 tuổi trở lên thì đỡ vất vả hơn vì có thể bón phân trực tiếp vào gốc và mấy tháng mới làm một lần. Cây mai muốn đẹp, phát triển tốt thì phải được chăm sóc kỹ. Đặc biệt, một năm có mấy ngày tết nên người trồng mai phải biết o bế, nâng niu, chăm chút tỉ mỉ để trổ hoa đúng thời điểm và đẹp nhất.
Sau nhiều năm gắn bó với cây mai, ông Vị hiểu rất rõ đặc tính của loài cây cảnh này. Thời điểm nào bón phân, số lượng thế nào cho phù hợp, dấu hiệu nào là bệnh, ông nói vanh vách.
Dù việc bón phân, lặt lá, xịt thuốc phòng trừ sâu, bệnh cho cánh đồng mai đã thuê nhân công thực hiện nhưng với bản tính siêng năng, cần cù, thích lao động nên chẳng mấy khi, ông Vị chịu ngồi yên. Hầu như ngày nào, ông cũng lụi hụi ngoài cánh đồng chăm sóc cho cây mai nhiều hơn ở trong nhà.
Nhiều người đến học hỏi kỹ thuật trồng mai, ông đều nhiệt tình chỉ dẫn. Tuy nhiên, theo ông Vị, cây mai thắng lợi hay không còn phụ thuộc rất nhiều yếu tố, ngoài biết kỹ thuật, chăm sóc thì còn tùy thuộc nhiều vào thời tiết, giá cả thị trường.
Ông Vị là chủ của cánh đồng mai tại xã Tân Tây, huyện Thạnh Hóa, tỉnh Long An.
Sau nhiều năm, giờ đây, phong trào trồng mai vàng ở Tân Tây đã phát triển mạnh, diện tích trồng mai ngày càng tăng lên. Không chỉ mỗi ông Vị mà nhiều nông dân khác cũng trở thành đại gia nhờ trồng mai. Cây mai vàng Tân Tây dần có thương hiệu trên thị trường, từ khi được tỉnh công nhận làng nghề trồng mai xã Tân Tây từ tháng 7/2020. Để phát triển làng nghề trồng mai, nơi đây sẽ được đầu tư mở rộng cầu, đường, hệ thống điện. Từ những chính sách này, người dân rất phấn khởi về một sự phát triển, bứt phá của nghề trồng mai trong những năm tiếp theo.
Nói đến nghề trồng mai vàng ở Tân Tây, ông Vị luôn được nhắc đến là một trong số người có nhiều kinh nghiệm nhất. Không chỉ là trước đây mà đến bây giờ, ở tuổi 74, ông Vị vẫn thể hiện là tấm gương "gừng càng già càng cay" trong phát triển kinh tế.
Người dân ở đây vẫn thường bảo, chuyện ông Vị đưa mai vàng về trồng ở vùng đất này là một cơ duyên, tình cờ. Thế nhưng, để có được thành công, trở thành giàu có từ trồng mai thì không phải may mắn mà đó là cả một hành trình dài ông đã miệt mài hăng say lao động, nỗ lực và vượt qua vô vàn gian khó, thử thách.
Trồng thứ cây một thời ra quả "giảm nghèo", năm nay nhìn lên toàn lá là lá, nông dân Đồng Nai thấy chán Toàn huyện Cẩm Mỹ (tỉnh Đồng Nai) có trên 2.300 hecta trồng cây điều, tập trung tại các xã Bảo Bình, Xuân Tây, Xuân Bảo...Niên vụ điều năm nay, nông dân canh tác cây điều lại tiếp tục gặp khó. Điều không những mất mùa, giá bán còn thấp, dịch bệnh phát triển khiến bà con thất thu nặng nề. Nếu như năm...