Trồng thứ rau rừng tốt um giữa vùng cà phê, ai ngờ một nông dân lại giàu lên
Với suy nghĩ, trồng rau sạch không chỉ mang lại lợi nhuận kinh tế cao mà còn cung ứng cho thị trường sản phẩm an toàn, chất lượng, bảo đảm sức khỏe cho người tiêu dùng; anh Nguyễn Huy Minh (thôn Nhân Hòa, xã Đan Phượng, huyện Lâm Hà, tỉnh Lâm Đồng) đã quyết định thử sức với công việc trồng rau rừng, cụ thể là rau bò khai.
Từ khi bắt đầu trồng rau rừng cho đến nay, mô hình trồng rau này đã mang lại cho gia đình anh Minh nguồn thu nhập ổn định.
Giống rau rừng mang tên bò khai, xanh tốt trong vườn nhà anh Minh, thôn Nhân Hòa, xã Đan Phượng, huyện Lâm Hà, (tỉnh Lâm Đồng).
Rau rừng dễ trồng, cho lợi nhuận cao
Mô hình trồng rau rừng của anh Nguyễn Huy Minh thuộc Tổ hợp tác Thanh niên xã Đan Phượng (huyện Lâm Hà). Năm 2016, với sự hỗ trợ của Trung tâm Khuyến nông tỉnh Lâm Đồng, anh Minh đã tiến hành trồng thử nghiệm 300 gốc rau bò khai (1 gốc giá thành 20.000 đồng).
Video đang HOT
Sau quá trình trồng thử nghiệm, nhận thấy hiệu quả mà cây rau bò khai mang lại khá cao, bên cạnh đó là sự động viên, cổ vũ từ Tổ hợp tác Thanh niên, vườn rau bò khai đã được anh Minh đầu tư mở rộng với diện tích hiện nay lên đến 5.000 m2.
Anh Minh cho biết, rau bò khai được anh lấy giống từ Cao Bằng, là đặc sản của đồng bào dân tộc thiểu số, dễ trồng, dễ chăm sóc, lại ít sâu bệnh.
Ở giai đoạn đầu (khoảng 5 tháng), để đảm bảo cây khỏe và phát triển tốt, người nông dân có thể che lưới đen hoặc trồng bắp che tán cho cây.
Khi cây đã phát triển ổn định, thường xuyên tưới nước và bón phân hữu cơ sẽ duy trì được hiệu quả cây trồng. Quá trình thu hoạch rau bò khai được thực hiện bằng việc thu hái ngọn non.
Cũng theo anh Minh, việc trồng và thu hoạch rau bò khai được tiến hành đều đặn mỗi ngày. Cứ 1.000 m2 đất có thể trồng được 1.000 gốc rau bò khai. Bình quân mỗi tháng, trên mỗi sào đất, người trồng có thể thu hoạch được khoảng 200 kg rau, mang lại lợi nhuận khoảng 8 triệu đồng.
Hiện nay, thị trường tiêu thụ rau chủ yếu của gia đình anh Minh là TP Đà Lạt và TP Hồ Chí Minh. Giá bán rau bò khai tại vườn là 50.000 đồng/kg và giá bán lẻ tại các cửa hàng, quán ăn, nhà hàng,… dao động từ 80.000 đến 120.000 đồng/kg.
Bò khai-loại rau rừng “hút hàng”
Với tôn chỉ “rau sạch vì sức khỏe tiêu dùng”, vườn rau bò khai của gia đình anh Minh được chăm sóc cẩn thận, chỉ bón phân hữu cơ, không phun xịt bất kỳ loại thuốc hóa học nào. Cũng chính vì điều này, thị hiếu của người tiêu dùng đối với loại rau rừng này càng cao hơn.
Tại thời điểm dịch bệnh, sản phẩm rau bò khai do anh Minh chăm sóc vẫn được bán ra với giá bán ổn định, thậm chí nguồn cung còn bị thiếu hụt do nhu cầu sử dụng cao.
Bên cạnh đó, là một nhà nông thông minh, anh Minh còn chủ động đăng bán sản phẩm rau bò khai sạch trên tài khoản mạng xã hội cá nhân và trực tiếp quay các video về vườn rau bò khai để đăng tải trên nền tảng youtube.
Anh Nguyễn Huy Minh cho biết, rau bò khai được người tiêu dùng ưa chuộng không những do quy trình chăm sóc rau sạch mà còn vì tác dụng rất tốt của nó. Rau bò khai có thể dùng làm thực phẩm chế biến các món ăn như xào, luộc,… hay đơn giản dùng để ép nước uống.
Cũng theo anh Minh, bò khai là loại rau giàu vitamin C, carotene, giàu protein – hàm lượng 2,2% (theo phân tích cây trồng của Trung tâm Kỹ thuật Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng Lâm Đồng). Ngoài ra, loại rau này còn mang lại giá trị dược liệu như bổ gan, thận,…
Thu nhập ổn định từ dừa hữu cơ
Nhiều hộ trồng dừa ở ĐBSCL đang chuyển đổi từ việc trồng dừa truyền thống sang dừa hữu cơ, bởi mô hình này tiết kiệm chi phí vật tư và mang lại nguồn thu ổn định, được thị trường nhiều quốc gia ưa chuộng.
Dừa hữu cơ có giá thu mua 20.000-30.000 đồng/chục (12 trái), cao hơn dừa truyền thống.
Người dân thu nhập ổn định từ dừa hữu cơ. Ảnh: TÍN HUY
Ông Nguyễn Chánh Bình, Phó Giám đốc Trung tâm Khuyến nông tỉnh Bến Tre, cho biết, chuyển đổi sản xuất theo hướng hữu cơ, các vườn dừa đều cho năng suất tốt, nhiều doanh nghiệp đăng ký liên kết bao tiêu, đảm bảo tính bền vững trong chuỗi giá trị. Để nâng cao kiến thức cho nông dân trong việc chuyển đổi mô hình dừa hữu cơ, Trung tâm Khuyến nông tỉnh Bến Tre đã tổ chức tư vấn trên 110 điểm ủ phân hữu cơ; 176 cuộc tư vấn kỹ thuật canh tác dừa, quản lý sâu bệnh hại trên dừa, liên kết sản xuất tiêu thụ dừa; phối hợp xây dựng quy trình kỹ thuật canh tác dừa hữu cơ và mô hình sản xuất dừa theo tiêu chuẩn hữu cơ. Gần đây, Bến Tre phát triển hơn 3.200ha dừa hữu cơ tập trung, nâng tổng diện tích dừa sản xuất theo tiêu chuẩn hữu cơ lên hơn 13.000ha.
Tại Trà Vinh, Chi cục trưởng Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật tỉnh Lê Trường Sơn cho biết, toàn tỉnh có 23.800ha dừa, trong đó có khoảng gần 1.300ha dừa đạt chứng nhận hữu cơ. Theo đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp tỉnh Trà Vinh, định hướng đến năm 2030, diện tích dừa đạt tiêu chuẩn VietGAP khoảng 3.000ha, tập trung tại các huyện Càng Long, Cầu Kè, Tiểu Cần, Châu Thành, Trà Cú và TP Trà Vinh... Trồng dừa hữu cơ chỉ sử dụng các loại phân hữu cơ, vi sinh giúp cải tạo, nâng cao độ phì nhiêu của đất, bảo vệ thiên địch và sức khỏe người sản xuất, người tiêu dùng; đồng thời cân bằng hệ sinh thái môi trường, phát triển theo hướng bền vững.
'Biến' đất sỏi đá thành mật ngọt Xã Hbông, huyện Chư Sê, tỉnh Gia Lai nằm giữa vùng đất đầy sỏi đá. Sau nhiều năm loay hoay tìm loại cây trồng thích ứng với vùng đất khô cằn đầy sỏi đá, nông dân xã Hbông đã "thuần được đất" bằng cây mía. Và cây mía đã làm thay đổi cơ bản phương thức sản xuất và đời sống của người...