Trồng thành công loài hoa xứ lạnh ở Phú Quốc, người Đà Lạt đến xem phục lăn ông nông dân Kiên Giang
Sự xuất hiện của hoa cẩm tú cầu nhiệt đới Phú Quốc ở ấp Bãi Bổn, xã Hàm Ninh (TP Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang) đã tạo nên sức hút mới mẽ đối với người dân và những người đam mê khám phá du lịch.
10 năm ròng nghiên cứu
Là một người có sở thích trồng hoa cẩm tú cầu nên bất kể đi du lịch mua về hay được bạn bè tặng, ông Võ Tấn Châu (ấp Bãi Bổn, xã Hàm Ninh, TP Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang) đều mang về trồng, nghiên cứu.
Hoa cẩm tú cầu nhiệt đới Phú Quốc của ông Châu được khách gần xa ưa chuộng vì khả năng chịu nhiệt tốt tại ở ấp Bãi Bổn, xã Hàm Ninh (TP Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang). Ảnh: PV
Ông Châu đã nhiều lần thất bại trong việc trồng và nhân giống hoa vốn dĩ không thuộc về nơi này nhưng ông quyết không bỏ cuộc mà tiếp tục theo đuổi.
10 năm ròng rã nghiên cứu để thuần hóa và nhân giống, cuối cùng thì đất và hoa không phụ lòng người. Hoa cẩm tú cầu đã được ông Châu khai sinh trên đất đảo đầy nắng gió mang tên cẩm tú cầu nhiệt đới Phú Quốc.
Sau khi thành công, năm 2019 ông Châu mở rộng diện tích trồng. Mỗi năm ông tự nhân giống và sản xuất khoảng hơn 1.000 chậu hoa cẩm tú cầu thương phẩm để cung ứng cho thị trường hoa kiểng cả nước.
Năm 2021, dù ảnh hưởng của dịch COVID-19 nhưng vườn ông Châu vẫn tiêu thụ hoa ổn định và luôn không đủ bán. Giá mỗi chậu hoa dao động từ 90.000 đến 100.000 đồng.
Ông Châu cho biết: “Thất bại quá nhiều rồi, ai cũng nói thôi bỏ đi vì nó là hoa xứ lạnh không sống được ở xứ nóng. Nhưng tôi đam mê quá, tôi không bỏ và luôn có một niềm tin mãnh liệt là sẽ thành công”.
Không thua kém hoa cẩm tú cầu trồng ở Đà Lạt
Loại hoa này từ khi ươm trồng đến ra hoa từ 4-6 tháng, mỗi cụm hoa có đường kính khoảng 15cm và thời gian nở kéo dài từ 3 tháng trở lên. Sau khi hoa tàn chỉ cần cắt ngang, cây sẽ tiếp tục ra mới và cho đợt hoa tiếp theo.
Video đang HOT
Không như những loài hoa khác, cẩm tú cầu có thể đổi màu trên cùng một bông hoa, từ trắng kem sang màu hồng, màu tím và xanh lục rất đẹp mắt. Để điều chỉnh màu sắc hoa, người trồng phải nắm vững kỹ thuật điều chỉnh độ pH của đất trồng.
Lão nông 64 tuổi tâm đắc chia sẻ: “Nếu mua hoa ở Đà Lạt về thì nở hết là cây cũng chết còn hoa của tôi thì vừa sống được lại cho hoa suốt mùa.
Cái vượt trội của nó là hoa chịu được nhiệt độ lên đến 40 độ C (trong thời gian ngắn), lượng nhiệt vượt trội lớn so với các loại cẩm tú cầu khác nên miền Tây mình sẽ trồng được”.
Ông Châu cho biết thêm, muốn hoa đẹp lâu phải giữ trong bóng râm, 1 ngày chịu nắng tối đa khoảng 60% và phải tưới mỗi ngày.
Nhân rộng mô hình để phục vụ du lịch
Trên 3ha đất của mình, hàng ngày ông Châu vẫn cần mẫn cắt cành, ươm trồng, để tiếp tục phát triển vườn hoa với số lượng lớn.
Hình ảnh hoa cẩm tú cầu đã khá quen thuộc với mọi người khi đi du lịch ở Đà Lạt, tuy nhiên lại là một cây trồng mới đối với người dân ở Phú Quốc nói riêng và miền Tây nói chung nên nhiều người cũng tìm đến tham quan.
Nói về dự định tiếp theo ông Châu cho biết: “Tôi đã đam mê theo đuổi rất lâu và đến giờ này không chỉ là trồng hoa bán mà tôi còn mơ ước sẽ biến vườn hoa của mình như một vườn hoa ở Đà Lạt.
Tôi cũng đã lập kế hoạch tăng sản lượng lên gấp 5 lần để phục vụ nhu cầu khách tiếp theo sẽ là làm du lịch sinh thái”.
Việc xây dựng vườn hoa theo hướng phục vụ du lịch không chỉ cho thu nhập cao mà còn giải quyết việc làm thường xuyên cho lao động địa phương.
Bà Nguyễn Kim Tới, Phó Chủ tịch UBND xã Hàm Ninh (Tp Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang) cho biết: “Hoa cẩm tú cầu là hoa xứ lạnh vốn dĩ không thể sống được lâu ở nơi khí hậu nóng như miền Nam. Vườn hoa của ông Châu là bước đột phá trong việc nhân giống thành công loại hoa “khó tính”, trái khí hậu trên đảo ngọc.
Nếu phát triển hơn nữa thành du lịch sinh thái thì sẽ góp phần làm đẹp thêm cho du lịch Phú Quốc, quảng bá hình ảnh vùng đất và con người mang tên Phú Quốc đến với du khách gần xa”.
Đồng Tháp: Vừa trồng lúa vừa nuôi những con tôm càng to bự, trai trẻ thu ngay tiền tỷ
Khi đến thăm mô hình nuôi tôm càng xanh, cá linh non trên ruộng lúa do Phòng Kinh tế TP.Hồng Ngự (Đồng Tháp) triển khai với sự tham gia của nhiều nông dân trẻ, Bộ trưởng Bộ NNPTNT Lê Minh Hoan vô cùng tâm đắc.
Nông dân Đồng Tháp nuôi tôm, cá linh non trên ruộng lúa
Khi đến thăm mô hình nuôi tôm càng xanh, cá linh non trên ruộng lúa do Phòng Kinh tế TP.Hồng Ngự (Đồng Tháp) triển khai với sự tham gia của nhiều nông dân trẻ, Bộ trưởng Bộ NNPTNT Lê Minh Hoan vô cùng tâm đắc.
Theo Bộ trưởng Lê Minh Hoan, những mô hình như thế này rất cần được nhân rộng để phát triển nền nông nghiệp sinh thái, hình thành một thế hệ nông dân mới sản xuất thuận thiên, bền vững.
Khi đến thăm mô hình nuôi tôm càng xanh, cá linh non trên ruộng lúa do Phòng Kinh tế TP.Hồng Ngự (Đồng Tháp) triển khai với sự tham gia của nhiều nông dân trẻ, Bộ trưởng Bộ NNPTNT Lê Minh Hoan vô cùng tâm đắc. Ảnh: V.Giang.
Được triển khai từ tháng 6/2021, mô hình nuôi cá linh non, tôm càng xanh kết hợp trồng lúa mùa nổi do Phòng Kinh tế TP.Hồng Ngự triển khai tại phường An Bình đã mang lại hiệu quả rất rõ rệt.
Anh Bùi Trí Nhân, người tham gia xây dựng mô hình với diện tích khoảng 11ha cho biết, khi được biết TP.Hồng Ngự triển khai các mô hình sinh kế mùa nước nổi, anh mạnh dạn tham gia vì nhận thấy diện tích đất ruộng nhà mình khá phù hợp và cũng muốn chuyển hướng làm ăn mới.
Để tham gia mô hình, sau khi thu hoạch xong lúa đông xuân 2021, Nhân cải tạo đất, làm bờ bao rồi mua cá linh non bột về thả ở ruộng. Chỉ sau 30 ngày thả nuôi, Nhân đã thu được 2,2 tấn cá, lợi nhuận gần 300 triệu đồng.
Ngoài cá linh non, Nhân còn nuôi tôm càng xanh trong ruộng lúa nên lợi nhuận ngay năm đầu tiên triển khai mô hình lên đến cả tỷ đồng.
Từ hiệu quả mô hình do Phòng Kinh tế TP.Hồng Ngự triển khai, sang năm 2022, Nhân tiếp tục triển khai mô hình sản xuất kết hợp theo thuận thiên.
Anh Bùi Trí Nhân, người triển khai mô hình nuôi tôm càng xanh, cá linh non trên ruộng lúa ở phường An Bình, TP.Hồng Ngự (Đồng Tháp) thu hoạch tôm càng xanh. Ảnh: V.G
Triển vọng nhân rộng mô hình ở Đồng Tháp
Chia sẻ với phóng viên, đại diện Phòng Kinh tế TP.Hồng Ngự cho biết, triển vọng nhân rộng mô hình sản xuất theo hướng thuận thiên, thích ứng với biến đổi khí hậu là rất lớn.
Hiện, TP.Hồng Ngự có 8.500ha sản xuất lúa thì có khoảng 5.000ha có thể triển khai mô hình nuôi thủy sản trên ruộng lúa.
Theo đại diện Phòng Kinh tế TP.Hồng Ngự, hiện nay, hiệu quả sản xuất 2 vụ lúa không còn cao, năng suất giảm trong khi chi phí đầu vào ngày càng tăng.
Trong khi đó, mùa lũ về bà con bỏ đất trống 5 tháng, cỏ dại mọc nhiều nên chi phí xử lý thuốc bảo vệ thực vật lớn, lại gây ô nhiễm môi trường.
Bộ trưởng Bộ NNPTNT Lê Minh Hoan thị sát vùng có thể triển khai mô hình sản xuất thuận thiên ở TP.Hồng Ngự (Đồng Tháp). Ảnh: V.G
Từ thực tế đó, thành phố có định hướng khai thác lợi thế mùa nước nổi với mô hình trồng lúa mùa kết hợp nuôi thủy sản.
Theo Phòng Kinh tế TP.Hồng Ngự, hiệu quả lớn nhất của mô hình là tạo ra sản phẩm sạch từ tự nhiên bởi nước lũ về mang theo phù sa, lúa lấy dinh dưỡng từ phù sa để lớn lên và làm đòng, chắc hạt, không cần phải sử dụng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật nên chất lượng rất tốt.
Ngoài lúa, mùa lũ còn mang theo nhiều loại thủy sản, giúp nông dân nâng cao thu nhập.
Nếu chỉ trồng 2 vụ lúa đơn thuần, lợi nhuận thu được chỉ khoảng 25 triệu đồng/ha nhưng nếu áp dụng mô hình trồng lúa kết hợp nuôi trồng thủy sản, lợi nhuận có thể tăng gầp 4 - 5 lần.
Từ thành công của mô hình, mùa nước nổi năm tới TP.Hồng Ngự sẽ mở rộng mô hình này để bà con vùng lũ tận dụng mặt nước ruộng để nuôi cá linh hay các loại các nước ngọt khác.
Điều đáng mừng là ngày càng có nhiều bạn trẻ ấn tượng với mô hình và quyết định tham gia để có thể khai thác hiệu quả tiềm năng của vùng đất này trên tinh thần thuận thiên và bền vững.
Hậu Giang: Bỏ nuôi heo theo nghề nuôi con "rảnh ra là chui rúc", ai ngờ lại "mở mày mở mặt" Thời gian gần đây, giá gia cầm bấp bênh, việc tái đàn heo tiềm ẩn nhiều rủi ro nên nhiều người nông dân trên địa bàn phường Hiệp Thành (TP Ngã Bảy, tỉnh Hậu Giang) mạnh dạn chuyển đổi sang nuôi lươn không bùn mang lại nhiều hiệu quả cao Mô hình nuôi lươn không bùn được xem là có nhiều triển vọng,...