Trong ‘Tây Du Ký’ năm 1986, đây là nam diễn viên vất vả nhất khi đóng 30 vai mà không mấy ai nhận ra
Nhờ sự cống hiến hết mình với nghề mà nam diễn viên này đã được khán giả vô cùng yêu mến và kính trọng.
Bộ phim “Tây Du Ký” phiên bản 1986 đã trở thành tác phẩm kinh điển trong lòng nhiều thế hệ khán giả. Dù phim đã được làm đi làm lại nhiều lần nhưng không bao giờ vượt qua được phiên bản 1986. Tất cả những nhân vật của phiên bản này đều được xem như tượng đài, và vai diễn của họ được xem là hoàn hảo.
Nhưng có thể bạn không biết rằng trong bộ phim truyền hình “Tây Du Ký” năm 1986, có một diễn viên đã đóng gần 30 vai mà không được mọi người phát hiện ra, người này chính “ Sa Tăng” Diêm Hoài Lễ.
Trong số 4 thầy trò Đường Tăng, Sa Tăng chính là nhân vật bị coi là mờ nhạt và không tạo được nhiều sự chú ý. Nhắc đến nhân vật này, cư dân mạng sẽ chỉ nhớ đến những câu thoại ít ỏi nhưng kinh điển được chế trên mạng như: “Đại sư huynh, sư phụ bị yêu quái bắt rồi!”, “Nhị sư huynh, sư phụ bị yêu quái bắt rồi”, “Đại sư huynh, nhị sư huynh bị yêu quái bắt rồi”, “Đại sư huynh, nhị sư huynh và sư phụ bị yêu quái bắt rồi”, “Đại sư huynh nói đúng”… Những câu thoại lặp đi lặp lại chỉ xoay quanh việc sư phụ bị yêu quái bắt đã biến Sa Tăng thành nhân vật “trang trí” cho bộ phim.
Ngoài vai Sa Tăng, nam diễn viên Diêm Hoài Lễ còn đảm nhiệm rất nhiều nhân vật khác như Ngưu Ma Vương, Thái thượng lão quân, Long Vương, vai Mã giám quan…
Hình ảnh của Diêm Hoài Lễ khi tham gia “Tây Du Ký”, nhân vật Sa Tăng thường phải gánh vác hành lý nặng. Dù vậy, nhưng nam nghệ sĩ chưa bao giờ phàn nàn. Thậm chí, vì quá chuyên tâm đóng phim, các cảnh quay diễn ra trong môi trường đầy thuốc diệt côn trùng (thuốc muỗi) nên ông đã hít nhiều thuốc quá mức, cuối cùng bị nhiễm trùng phổi và qua đời ở tuổi 73.
Video đang HOT
Trong làng giải trí hiện nay, khó tìm thấy được diễn viên nào tâm huyết và có kỹ năng diễn xuất như Diêm Hoài Lễ. Chính vì vậy mà khán giả luôn dành cho ông một sự tiếc thương và kính trọng vô cùng.
16 tập sau của 'Tây du ký' được thực hiện như thế nào?
Tháng 7/1998, đài truyền hình cuối cùng cũng quyết định quay bổ sung bộ phim truyền hình "Tây du ký". Khi đó, Lục Tiểu Linh Đồng đã 40 tuổi.
Bước ra khỏi vòng vây của hoa tươi và tiếng vỗ tay, tôi lặng lẽ quay về quê hương Thiệu Hưng. Tôi tìm đến mộ phần của anh tôi, Tiểu Lục Tiểu Đồng, ở đường Thượng Ngu tại Khư Chấn, đem theo rượu ngon và hoa tươi, đặt trước mộ phần của anh, đứng trước mộ cúi đầu thành kính mặc niệm nhớ lại ước hẹn ngày xưa với anh.
Tôi nhớ đến những lời anh nói với tôi trước lúc lâm chung: "Nếu em có thể diễn thành công Tôn Ngộ Không, em sẽ gặp được anh". Chúng tôi một người ở ngoài mộ, một người ở trong mộ. Chỉ cách nhau có ba tấc đất nhưng giống như xa vạn dặm.
Để có thể "gặp" người anh của mình, để có thể kể cho mọi người nghe về người anh đã mất sớm của tôi cho nhiều người được biết, tôi đã tham gia lên kế hoạch và chủ diễn bộ phim truyền hình dài tám tập Hầu Oa .
Mùa thu năm 1993, bộ phận đoàn phim của Đài truyền hình Trung ương, xưởng phim điện ảnh nhi đồng Trung Quốc và công ty Tập đoàn Hoa Hoa cùng liên hợp sản xuất bộ phim Hầu Oa phản ánh lịch sử gia tộc nhà chúng tôi.
Trong phim tôi diễn vai cha tôi Lục Linh Đồng, cũng vì vậy đã giành nam diễn viên phụ xuất sắc nhất của giải thưởng Kim Ưng Trung Quốc lần thứ 12, trở thành diễn viên đầu tiên giành hai giải "Kim Ưng" trong lịch sử.
Bộ phim truyền hình này cũng đã giành được giải thưởng Phi Thiên, giải thưởng Phim truyền hình thiếu nhi xuất sắc nhất lần thứ 14 và giải thưởng "Kim Ưng" lần thứ 12.
Trong thời gian quay Tây du ký , tiếc nuối lớn nhất của tôi chính là không thể đưa hết toàn bộ tác phẩm Tây du ký lên màn ảnh.
Thời gian sau này, tôi từng cùng đạo diễn Dương Khiết chạy vạy khắp nơi, hy vọng tìm được nhà đầu tư để quay hết bộ phim Tây du ký , nhưng độ khó của kịch tính đối với những tập trong Tây du ký còn lại rất lớn, về mảng này ngay đến cả Đài truyền hình Trung ương cũng cảm thấy nó là cục xương nuốt không trôi, một cơ cấu điện ảnh bình thường sao nuốt nổi cơ chứ?
Thế là tôi đưa ra quyết định: Thứ nhất, tích cực chuyển đổi sang những vai diễn khác; thứ hai, tiếp tục luyện công, nghiên cứu sâu Hầu hý chờ đợi cơ hội.
Tạo hình bốn thầy trò Đường Tăng trong phim Tây du ký (phần 2), công chiếu năm 2000.
Nói đến chuyển đổi sang vai diễn khác thì khó khăn vô cùng: Bởi vì tôi diễn Tôn Ngộ Không quá lâu, nhất cử nhất động đều theo quán tính. Nhiều người đều cho rằng tôi không thể diễn được những vai diễn khác.
Mãi đến năm 1991, tôi tham gia diễn bộ phim Năm mới của đạo diễn Hoàng Kiến Trung, mới được coi là bước chân vào lĩnh vực điện ảnh thêm lần nữa. Sau này, tôi là diễn viên chính trong bộ truyền hình Hầu Oa .
Chính vào lúc tôi đang nỗ lực khai phá con đường mới đồng thời có được chút thành tựu thì một việc đã khiến tôi lại bỏ dở mọi việc. Đó chính là việc của Hầu vương. Tôi cảm thấy, bất luận thế nào cũng phải quay cho xong bộ phim truyền hình Tây du ký , không thì cả đời tôi khó mà yên lòng.
Thế là từ năm 1988 đến năm 1998, tôi bắt đầu kiên trì không ngừng nghỉ rèn luyện Hầu hý, việc này chắc chắn sẽ khai phá cho tôi con đường sang loại hình tuồng khác.
Nhưng cuối cùng tôi vẫn lựa chọn sự trung thành với con đường mà người anh đã mất sớm của tôi Tiểu Lục Tiểu Đồng đã chọn, đây là sự trung thành đối với Hầu vương thế gia, sự trung thành đối với sự nghiệp Hầu hý của Trung Quốc. Tôi chỉ có một niềm tin: Nhất định phải trình chiếu hết các tập phim Tây du ký trên màn ảnh.
Tháng 7/1998, Đài truyền hình Trung ương cuối cùng cũng quyết định quay bổ sung bộ phim truyền hình Tây du ký . Mười năm khổ luyện cuối cùng cũng đã cho tôi cơ hội tiếp tục thể hiện mình. Nhưng lúc này tôi đã trong khoảng 40 tuổi.
Khi quay Tây du ký , đạo diễn vẫn là Dương Khiết, nhưng cô đã thay rất nhiều diễn viên mới vào. Khi đó tôi có một cảm giác lạc lõng, có chút gì đó không tự tin. Tôi nói với đạo diễn Dương Khiết: "Nếu có nhân tuyển thích hợp thì thay luôn tôi cũng được".
Đạo diễn Dương Khiết nói: "Nếu thay luôn cậu, không những người trong đài không đồng ý, ngay đến cả khán giả cũng không bằng lòng đâu. Nếu thay luôn cậu thì dứt khoát khỏi quay bổ sung Tây du ký nữa.
Hiện giờ không phải chúng ta quay lại phim từ đầu, cũng không phải là tiếp tục quay, mà là quay bổ sung. Sau khi chúng ta quay xong còn phải tổ hợp lại với 25 tập đã quay từ trước để có được sự thống nhất thông suốt".
Theo đạo diễn Dương Khiết khi đó, bởi vì tuổi tôi đã lớn, nên những động tác khó như đi trên thép thăng bằng thì phải đi tìm diễn viên đóng thế. Nhưng hình như cũng chẳng có diễn viên đóng thế nào có thể đóng thế vai diễn của Tôn Ngộ Không được.
Còn gặp phải vấn đề khác nữa là tìm được diễn viên đóng thế thì lại không có "tướng khỉ", thể hiện không giống với "Tôn Ngộ Không". Thế là, những động tác có độ khó cao vẫn phải do tôi hoàn thành, cũng may trong 10 năm qua tôi không hề bỏ dở việc luyện công.
Trải qua nỗ lực gian khổ, 16 tập phim Tây du ký được quay bổ sung cuối cùng cũng được hoàn tất vào năm 1999. Mùa xuân năm 2000 phim được trình chiếu. Đến đây, 41 tập hoàn chỉnh của bộ phim truyền hình Tây Du Ký đã hoàn tất và trình chiếu cho khán giả với diện mạo hoàn chỉnh.
Đối với biểu diễn của tôi trong 25 tập đầu tiên và 16 tập quay bổ sung của Tây Du Ký , tôi nghĩ tất cả điều này hãy để cho khán giả bình luận, nhưng điều quan trọng là tôi đã hoàn thành sứ mệnh của bản thân, cũng coi như đã hoàn thành di nguyện của anh tôi.
Quay xong Tây du ký , do xây dựng hình tượng Tôn Ngộ Không quá xuất sắc, nên cử chỉ và hành động của tôi có chút giống với khỉ, tính nóng nảy, nói chuyện nhanh, bình thường đi bộ hơi gù lưng xuống.
Hơn nữa khi diễn tuồng thì cổ và eo của tôi cũng đã sinh tật. Tôi cho rằng hành vi của tôi có chút tương đồng với hành vi của Tôn Ngộ Không, đây có lẽ là kết quả được quyết định bởi "Hầu duyên" trong suốt cuộc đời của tôi.
"Yêu tinh nhện" Diêu Gia có đời tư bí ẩn nhất Tây Du Ký Khán giả chắc còn nhớ nữ nghệ sĩ Diêu Gia chính là "chị đại" trong số 7 yêu tinh nhện của Tây du ký năm nào. Mới đây, báo chí truyền thông xứ Trung vừa đăng tải bài viết về nữ diễn viên Diêu Gia - nàng yêu tinh nhện nổi tiếng năm nào của Tây du ký . Theo đó, nữ nghệ...