Trọng tài Collina xử lý dũng cảm trong trận chung kết World Cup 2002
Pierluigi Collina là một trong những vua áo đen vĩ đại nhất bóng đá. Nhưng ít người biết rằng quyết định dũng cảm của ông năm 2002 đã góp phần giúp Brazil lên đỉnh thế giới.
Zing giới thiệu với các bạn một chương trong cuốn sách “Những câu chuyện đã được kể” của tác giả Milile Kraba. Cuốn sách kể lại hành trình ra đời và phát triển của World Cup, từ một giải đấu sơ khai những năm đầu thế kỷ 20, đến ngày hội bóng đá được chờ đợi nhất hành tinh với doanh thủ hàng tỷ USD.
Nếu bạn là một người yêu bóng đá, bạn không thể bỏ qua World Cup. Và nếu bạn yêu World Cup, bạn không thể không đọc cuốn sách của Milile Kraba.
Chương dưới đây kể lại quyết định mang tính bước ngoặt của trọng tài Pierluigi Collina trong trận chung kết World Cup 2002. Quyết định mà theo suy nghĩ của trọng tài người Italy, đã ảnh hưởng trực tiếp đến diễn biến của trận đấu. Và qua đó, giúp Brazil đánh bại tuyển Đức, để trở thành quốc gia đầu tiên trên thế giới 5 lần vô địch giải đấu.
Trọng tài Pierluigi Collina là người bắt chính trận chung kết World Cup 2002 giữa Brazil và Đức. Ảnh: Getty.
Trận chung kết kinh điển
Ngày 30/6/2002, sân vận động quốc tế ở thành phố Yokohama (Nhật Bản), chung kết World Cup 2002 diễn ra giữa Brazil và Đức. Đây là cuộc chạm trán giữa gã khổng lồ của bóng đá thế giới, hai đất nước đến từ Nam Mỹ và châu Âu.
Collina, trọng tài nổi tiếng và xuất sắc nhất thế giới thời bấy giờ được FIFA giao trọng trách bắt trận chung kết được hàng tỷ người trên thế giới chờ đợi.
Người Đức vắng mặt tiền vệ Michael Ballack vì thẻ phạt, nhưng người Brazil, sau ám ảnh ở thất bại năm 1998 trên đất Pháp, cũng không thật sự vượt trội hơn đối thủ.
Trận đấu bắt đầu nóng dần lên với những pha va chạm giữa cầu thủ hai đội. Hậu vệ người Brazil, Roque Junior bị thẻ vàng sau cú vào bóng với Oliver Neuville. Tiền đạo Klose sau đó cũng chịu chung số phận sau pha thúc cùi chỏ Edmilson.
Ba phút trước khi kết thúc hiệp 1, Kleberson tung cú sút dội xà đối thủ, rồi sau đó đến lượt Ronaldo đối mặt với thủ môn Kahn. Người gác đền của tuyển Đức dùng chân cản phá thành công cú dứt điểm của “Người ngoài hành tinh” trong gang tấc.
Đây là một trận chung kết kinh điển của bóng đá thế giới, khi người Brazil phô diễn hết những gì tinh túy nhất của bóng đá xứ Samba. Còn người Đức, họ chơi thứ bóng đá lầm lì và bản lĩnh, như cái cách đã tạo nên ý chí và danh tiếng cho đất nước từ xưa đến nay.
Video đang HOT
Brazil trở thành quốc gia giàu thành tích nhất World Cup sau giải đấu trên đất Nhật Bản và Hàn Quốc năm 2002. Ảnh: Getty.
Sự cố hy hữu
Tuy nhiên, bước ngoặt của trận đấu đến ở phút 62, khi ông Collina phát hiện ra một cầu thủ Brazil bị rách áo. “Tôi đang đứng ở giữa sân và thấy một cầu thủ Brazil bị rách áo, vì thế tôi đã yêu cầu anh ta đổi trang phục”, Collina kể lại. “Anh ta nhận một chiếc áo mới từ ban huấn luyện, loay hoay xỏ vào một lần, hai lần nhưng vô ích”.
Người đó là tiền vệ phòng ngự Edmilson, một trong những trụ cột của Brazil trong hành trình trên đất Nhật Bản và Hàn Quốc năm đó.
Chiếc áo đơn giản là không thèm hợp tác với Edmilson, và cựu cầu thủ Barca phải nhờ đến các đồng đội trợ giúp. Họ loay hoay một hồi, để rồi sau đó đám đông trên các khán đài bắt đầu ồ lên, Edmilson đã mặc áo ngược từ đằng sau ra trước.
Trọng tài Collina lúc này đứng trước một quyết định khó khăn, theo quy định lúc đó của FIFA, ông phải yêu cầu Edmilson rời khỏi sân để đổi áo. Điều này đồng nghĩa với việc Brazil sẽ chơi với 10 người cho đến khi Edmilson được trở lại sân thi đấu. Cựu sao Barca đứng trước viễn cảnh phải ở ngoài sân đến khi bóng chết mới được trở lại.
Tuy nhiên, vị trọng tài nổi tiếng nhất bóng đá thế giới đã có quyết định của riêng mình.
Tiền vệ Edmilson đã gây ra sự cố hy hữu trong trận chung kết World Cup 2002. Ảnh: Getty.
Quyết định khó khăn
“Yêu cầu Edmilson rời sân để đổi áo không khác trừng phạt đội bóng của anh ta”, Collina lý giải về quyết định đi ngược lại luật thi đấu của FIFA. “Trừng phạt một đội bóng trong trận chung kết World Cup vì việc đổi áo có nghĩa là tôi đã thất bại trong nhiệm vụ của mình, khi nó đi ngược lại các nguyên tắc fair-play của môn thể thao này”.
Một trọng tài giỏi không phải lúc nào cũng cứng nhắc với các nguyên tắc và luật thi đấu, trọng tài đó còn phải biết điều chỉnh và áp dụng cho phù hợp vào mọi tình huống xảy ra trên sân, để đảm bảo trận đấu diễn ra công bằng và với tinh thần thể thao cao thượng nhất. Collina xuất sắc và đi vào lịch sử bóng đá thế giới cũng vì điều đó.
Trận đấu sau đó được tiếp diễn, và chỉ vài phút sau đó, Brazil có tình huống sút bóng khó chịu của Rivaldo, Kahn ói bóng ra và “Người ngoài hành tinh” Ronaldo lao đá bồi ghi bàn thắng mở tỷ số.
Bàn thắng đó dường như đã mở ra bước ngoặt của trận đấu. Đội bóng xứ Samba ghi thêm được một bàn nữa, ở phút 79 nhờ công của Ronaldo để lần thứ 5 lên đỉnh thế giới.
Người ta tin rằng nếu không có quyết định fair-play và rất “đời” của Collina năm xưa cho Edminson, Brazil có thể đã không ghi được bàn thắng mở tỷ số. Và cục diện của trận chung kết năm đó có lẽ đã khác.
Trận chung kết World Cup 2002 được coi như cột mốc đỉnh cao nhất trong sự nghiệp cầm còi của Collina. Tuy nhiên, ngay cả trong thời khắc quan trọng nhất của sự nghiệp, Collina vẫn tuân thủ nguyên tắc của bản thân mình, bất chấp điều đó có thể khiến ông bị trừng phạt.
Đó là lý do Collina được tôn vinh như một trong những vị “vua áo đen” vĩ đại nhất mọi thời đại của bóng đá thế giới. Ông không chỉ là một trọng tài bình thường, The Times từng gọi Collina là người đi tiên phong, đã thay đổi cách thức điều khiển các trận đấu.
Hồng An
Ronaldinho và các nhà vô địch World Cup 2002 giờ ở đâu?
Ronaldinho là một trong những nhân tố nổi bật ở đội hình tuyển Brazil vô địch World Cup 2002. Sau gần 18 năm, "Rô vẩu" đang ngồi tù ở Paraguay.
Marcos (thủ môn): Marcos được CĐV Brazil ca ngợi như người hùng thầm lặng tại World Cup 2002. Ngoại trừ trận tứ kết gặp Anh, sự xuất sắc của Marcos giúp Brazil giữ sạch lưới trong phần còn lại. Anh cống hiến cả sự nghiệp cho CLB Palmeiras, ra sân 533 trận. Marcos tuyên bố giải nghệ năm 2012, không chuyển sang nghiệp huấn luyện. Marcos chỉ thỉnh thoảng xuất hiện ở các chương trình bình luận thể thao tại Brazil.
Lucio (trung vệ): Ở tuổi 23, Lucio là chốt chặn tin cậy trong hàng thủ tuyển Brazil tại World Cup 2002. Lucio thi đấu chuyên nghiệp đến tháng 1/2020 và tuyên bố giải nghệ trong màu áo Brasilliense. Cựu trung vệ Inter Milan đang ấp ủ giấc mơ trở thành HLV trong vài năm tới.
Edmilson (trung vệ): Edmilson là cỗ máy chơi bóng một thời khi thi đấu đa năng trên nhiều vị trí ở hàng phòng ngự và tiền vệ. Vào hè 2004, Edmilson rời Lyon gia nhập Barca. Anh gắn bó 4 năm cùng sân Camp Nou, ra sân 71 trận. Năm 2011, Edmilson tuyên bố giã từ sân cỏ, trở thành đại sứ của Barca. Edmilson thường xuyên ra sân ở các trận giao hữu gây quỹ từ thiện.
Roque Junior (trung vệ): Roque chứng tỏ tài năng trong màu áo AC Milan, sau đó được góp mặt trong thành phần tuyển Brazil dự World Cup 2022 và đá chính ở trận chung kết. 90 phút trước tuyển Đức có lẽ là điểm sáng cuối cùng trong sự nghiệp Roque khi anh liên tục gây thất vọng tại các CLB. Năm 2010, Roque tuyên bố giải nghệ để bắt đầu sự nghiệp HLV. Dẫu vậy, anh lần lượt thất bại ở 2 đội bóng và không trở lại từ 2017 đến nay.
Cafu (hậu vệ phải): Cafu giữ vai trò thủ lĩnh trong đội hình tuyển Brazil, được HLV Felipe Scolari ví như "cánh tay phải" của ông. Cafu góp mặt trong 3 trận chung kết World Cup, lên ngôi 2 lần. Sau giải đấu trên đất Hàn Quốc và Nhật Bản, Cafu thi đấu thêm 6 năm, rồi giải nghệ tại AC Milan. Hiện tại, Cafu là doanh nhân khá thành công ở Brazil.
Roberto Carlos (hậu vệ trái): Với Cafu và Carlos, tuyển Brazil tại World Cup 2002 sở hữu đôi cánh ấn tượng bậc nhất lịch sử. Carlos trở thành đại sứ của Real Madrid sau khi giải nghệ, thường xuyên được mời tới sự kiện bóng đá. Khi được hỏi về sự nghiệp huấn luyện, Carlos nói không, bởi anh hạnh phúc cuộc sống hiện tại.
Gilberto Silva (tiền vệ trung tâm): Silva chơi bóng đơn giản, nhưng cực kỳ chắc chắn, là sự bổ sung lý tưởng cho dàn cầu thủ đậm chất ngẫu hứng của tuyển Brazil. Cựu tiền vệ Arsenal giải nghệ năm 2013 và tích cực tham gia các hoạt động gây quỹ từ thiện.
Kleberson (tiền vệ trung tâm): Kleberson liên tục đá chính tại World Cup 2002, nhưng mức độ đóng góp khiêm tốn so với đồng đội xung quanh. Sau World Cup 2002, sự nghiệp Kleberson trượt dốc nhanh chóng khi gia nhập Man United. HLV Sir Alex Ferguson từng nói: "Cậu ấy thất bại vì không dồn tất cả vào bóng đá". Kleberson hiện là HLV ở một lò đào tạo bóng đá trẻ tại Mỹ.
Ronaldinho (tiền vệ công): World Cup 2002 là lần đầu tiên Ronaldinho góp mặt ở ngày hội bóng đá lớn nhất hành tinh. Từ cú sút phạt thần sầu của "Rô vẩu", Brazil gỡ hòa tuyển Anh ở tứ kết, sau đó lội ngược dòng thắng 2-1. World Cup 2002 là bước đệm giúp Ronaldinho tiến lên đỉnh cao của bóng đá. Thế nhưng lối sống sa đọa, cùng những quyết định sai lầm đẩy "Rô vẩu" vào bi kịch khi không còn chơi bóng. Anh đang bị tạm giam ở nhà tù Paraguay vì tội dùng hộ chiếu giả.
Rivaldo (tiền đạo): "Phù thủy" xứ Samba góp công lớn cho chức vô địch của tuyển Brazil với 5 bàn thắng. Sau World Cup 2002, Rivaldo rời Barca khoác áo AC Milan. Anh thi đấu cho 8 CLB khác nhau, rồi giải nghệ năm 2015. Vài năm qua, Rivaldo thỉnh thoảng xuất hiện ở các trận đấu từ thiện của Barca.
Ronaldo de Lima (tiền đạo): Ronaldo "béo" là sự phi thường của bóng đá, khi trở lại sau chấn thương đứt dây chằng và bùng nổ tại World Cup 2002. "Người ngoài hành tinh" ghi 8 bàn, là nhân tố sáng nhất trong hành trình lên đỉnh thế giới của tuyển Brazil. Sau World Cup 2002, Ronaldo "béo" tiếp tục chơi bóng đỉnh cao ở Real, nhưng phong độ dần tuột dốc. Hiện tại, Ronaldo sở hữu tài sản hàng chục triệu USD nhờ các thương vụ làm ăn thuận lợi.
Theo Zing.vn
Rooney làm sáng tỏ tin đồn mâu thuẫn Ronaldo Wayne Rooney khẳng định không thể tin những gì Cristiano Ronaldo đã làm ở trận tứ kết World Cup 2006, nhưng đó là cuộc chơi và anh phải chấp nhận. Trong trận tứ kết World Cup 2006 giữa tuyển Anh và Bồ Đào Nha, Rooney thực hiện pha trả đũa Ricardo Carvalho. Trọng tài mất vài phút suy nghĩ trước khi truất quyền...