Trồng rừng gỗ lớn – hiệu quả nhân đôi
Đến thăm một số xã khó khăn thuộc tỉnh Yên Bái, Bắc Giang, Quảng Ninh, Thanh Hóa, Quảng Trị, Thừa Thiên – Huế và Cà Mau, chúng tôi không khỏi ngạc nhiên bởi màu xanh bạt ngàn của những cánh rừng keo lai, keo tai tượng, hứa hẹn sẽ mang lại năng suất và giá trị kinh tế cao cho người trồng rừng.
Đây là kết quả đạt được từ mô hình trồng rừng thâm canh gỗ lớn do Tổng cục Lâm nghiệp, Bộ NNPTNT chủ trì, phối hợp với chi cục kiểm lâm các tỉnh triển khai trong giai đoạn 2014 – 2019.
Tăng năng suất và giá trị kinh tế rừng trồng
Theo báo cáo của Tổng cục Lâm nghiệp, tổng diện tích xây dựng mô hình trồng rừng thâm canh gỗ lớn là 789ha (trong đó có 320ha keo lai, 469ha keo tai tượng) được triển khai tại 62 xã khó khăn thuộc 36 huyện, 453 hộ tham gia dự án.
Một mô hình trồng rừng gỗ lớn tại Bắc Giang. Ảnh: S.H
Mô hình trồng rừng keo lai sử dụng các giống tiến bộ kỹ thuật cho năng suất cao đã được Bộ NNPTNT công nhận là các dòng BV10, BV16, BV32, BV33, BV 73, BV75. Mô hình trồng rừng keo tai tượng sử dụng giống keo tai tượng Úc. Mô hình được lựa chọn tương đối tập trung, gần đường giao thông, gần các khu dân cư; có lập địa tốt, khí hậu thuận lợi, phù hợp với đặc điểm sinh thái của cây keo.
Mô hình thực hiện các giải pháp kỹ thuật đúng theo quy trình được phê duyệt; các chỉ số sinh trưởng về đường kính, chiều cao, trữ lượng, năng suất bình quân/năm của mô hình đều vượt trội so với diện tích rừng trồng trong khu vực.
Đến thăm gia đình ông Nguyễn Văn Điều (ở bản Xoan, xã Xuân Lương huyện Yên Thế, Bắc Giang), ông cho biết, gia đình được giao khoán 10ha đất lâm nghiệp. Sau khi khai thác rừng keo tai tượng trồng từ năm 1995, ông thu được 720 triệu đồng, bình quân chỉ được 9 triệu đồng/ha/năm (chưa trừ chi phí đầu tư ban đầu và chăm sóc), nên tính ra hiệu quả kinh tế rất thấp.
Sau khi nghe cán bộ Chi cục Lâm nghiệp tỉnh Bắc Giang tư vấn về nội dung dự án, cũng như hiệu quả kinh tế của mô hình thâm canh gỗ lớn với chu kỳ kinh doanh dài hơn, nhưng hiệu quả cao gấp đôi, ông Điều đã mạnh dạn tham gia dự án. Đi thăm khu rừng keo tai tượng do gia đình ông trồng từ tháng 6/2015, chúng tôi thấy mật độ trồng rừng rất thưa so với mật độ trồng rừng gỗ nhỏ, hàng cách hàng 3m, cây cách cây 2,5m, cây sinh trưởng đều, thân thẳng tắp, nhiều cây đã đạt đường kính trên 20cm, chiều cao vút ngọn đạt 15m.
Đến thăm Hợp tác xã Phú Hưng ở xã Hải Phú (Hải Lăng, Quảng Trị), ông Nguyễn Thể – Chủ nhiệm Hợp tác xã phấn khởi khoe, hợp tác xã được giao 278ha đất rừng chủ yếu là trồng thông mã vĩ và keo lai. Để tham gia dự án, sau khi khai thác 10ha keo lai, hợp tác xã để nguyên cành cây, lá cây không cho đốt, thuê máy xúc để múc hố, sau đó trồng cây vào đúng mùa mưa nên tỷ lệ sống cao. Lô rừng này được chăm sóc 2 lần/năm, bón phân mỗi năm 1 lần, mỗi cây bón 0,2kg phân NPK, bón thúc 0,3kg.
Video đang HOT
Đến nay, hơn 10ha rừng trồng keo lai 54 tháng tuổi đang độ sinh trưởng và phát triển tốt, cao trung bình khoảng 15m, đường kính khoảng 20cm. Ông Thể cho biết thêm, các diện tích rừng của hợp tác xã đã được cấp chứng chỉ rừng bền vững (FSC), giá gỗ có chứng chỉ hiện nay là 1,5 triệu đồng/tấn, cao hơn gỗ không có chứng chỉ từ 18 – 20%. Khu rừng này, nếu khai thác được khoảng 120 tấn/ha, trị giá 180 triệu đồng/ha, nhưng hợp tác xã cam kết không khai thác, để gỗ lớn với chu kỳ 10 – 12 năm.
Hướng đi mới cho ngành lâm nghiệp
Theo ông Triệu Văn Lực – Vụ trưởng Vụ Phát triển rừng (Tổng cục Lâm nghiệp), keo lai và keo tai tượng là cây lâm nghiệp chính đang được gây trồng phổ biến ở hầu hết các vùng sinh thái trong cả nước. Rừng trồng keo đã góp phần quan trọng trong việc cung cấp nguồn nguyên liệu cho ngành công nghiệp chế biến gỗ.
Giống keo tai tượng Úc xuất xứ Pongakii có thể đạt năng suất 20 – 25m3/ha/năm, keo lai từ 20 – 30m3/ha/năm, tùy lập địa nơi trồng rừng. Sau chu kỳ 10 – 12 năm, sản lượng ước đạt 220 – 250m3/ha và hầu hết các cây đã đạt đường kính trên 20cm, chiếm 50% trữ lượng. Lúc đó, rừng sẽ được bán theo giá gỗ xẻ, gỗ chế biến với giá trị từ 1,8 – 2 triệu đồng/m3, tức là khoảng 250 – 300 triệu đồng/ha, lợi nhuận bình quân từ 22 – 25 triệu/ha/năm, cao gấp 2 lần giá trị rừng gỗ nhỏ.
Tuy nhiên, đến nay, việc sử dụng giống keo đạt chất lượng vào trồng rừng sản xuất còn nhiều bất cập, người dân vẫn sử dụng nguồn giống không có nguồn gốc xuất xứ, chưa quan tâm đến chứng chỉ nguồn gốc cây giống, do vậy năng suất rừng trồng rất thấp, chỉ đạt 10 – 15m3/ha/năm.
Năm 2019, Việt Nam đã ký đàm phán Hiệp định VPA/FLEGT và Hiệp định thương mại EVFTA với EU. Gỗ, đồ mộc và đồ gia dụng của Việt Nam đã vào được thị trường khó tính này. Để nâng cao hiệu quả kinh tế của rừng trồng, bắt buộc người dân phải trồng rừng gỗ lớn và được cấp chứng chỉ FSC.
Theo Danviet
Chuyện lạ: Doanh nghiệp gỗ Trung Quốc ồ ạt sang Việt Nam đầu tư?
Những tháng đầu năm 2019 ghi nhận một hiện tượng bất thường, số dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào ngành chế biến gỗ tăng đột biến, trong đó chủ yếu là các nhà đầu tư đến từ Trung Quốc.
Ngành chức năng lo ngại, có thể có hiện tượng doanh nghiệp đầu tư sang Việt Nam để mượn tên xuất khẩu ngược gỗ sang Mỹ để tránh thuế do chiến tranh thương mại Mỹ - Trung.
Ván dán vào "tầm ngắm"
Theo báo cáo của Sở NPTNT các địa phương và số liệu của Tổng cục Thống kê, tính đến hết tháng 8/2019 cả nước có 5.424 doanh nghiệp hoạt động trong ngành chế biến, xuất khẩu gỗ, trong đó có 612 doanh nghiệp FDI, chiếm 11,3% tổng số doanh nghiệp.
Đáng chú ý, các dự án FDI đăng ký đầu tư vào ngành chế biến gỗ tăng đột biến trong thời gian qua, cho thấy có nhiều hiện tượng bất thường. Theo báo cáo của Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch và Đầu tư), 6 tháng đầu năm 2019, tổng số dự án FDI đăng ký đầu tư vào ngành công nghiệp chế biến gỗ là 44 dự án, trong đó, Trung Quốc có tới 29 dự án, chiếm 66%.
Điều đáng nói là, tuy số lượng các doanh nghiệp Trung Quốc đầu tư vào ngành gỗ của Việt Nam tăng đột biến nhưng số vốn đầu tư lại khá nhỏ. Theo đó, tổng nguồn vốn đầu tư của 44 dự án là 135,7 triệu USD, bình quân 3 triệu USD/dự án; trong đó, số vốn đầu tư bình quân vào một dự án của doanh nghiệp Trung Quốc là 2,4 triệu USD/dự án, còn của các nước khác là 4,3 triệu USD/dự án.
Một điều cũng khá bất thường là, bên cạnh việc tăng mạnh về kim ngạch xuất khẩu lâm sản (7 tháng đầu năm 2019 đạt 6,047 tỷ USD, tăng 17,9% so với cùng kỳ năm 2018) thì giá trị nhập khẩu gỗ, lâm sản cũng tăng đáng kể.
Thống kê của Tổng cục Hải quan cho thấy, giá trị nhập khẩu lâm sản và gỗ 7 tháng đầu năm 2019 đạt 1,457 tỷ USD, tăng 15,3% so với cùng kỳ 2018, trong đó, Trung Quốc, Mỹ, Cameroon, Chi Lê, Thái Lan là 5 thị trường có giá trị nhập khẩu lớn của Việt Nam, đạt 757,6 triệu USD, chiếm 52% giá trị nhập khẩu.
Những tháng đầu năm 2019, số lượng doanh nghiệp Trung Quốc đầu tư vào ngành gỗ Việt Nam tăng đột biến. Ảnh: I.T
Theo đánh giá của ông Nguyễn Quốc Trị - Tổng Cục trưởng Tổng cục Lâm nghiệp (Bộ NNPTNT), Việt Nam có nhiều cơ hội đón nhận nguồn vốn đầu tư FDI dịch chuyển khỏi Trung Quốc do chúng ta có các lợi thế về cơ chế chính sách thông thoáng, nhân công giá rẻ, hệ thống giao thông, cảng biển nước sâu thuận lợi.
Tuy nhiên, ông Trị cho rằng, việc gia tăng các dự án FDI sẽ gây khó khăn trong việc kiểm soát chất lượng của các dự án FDI, nguy cơ tiếp nhận các dự án có quy mô nhỏ, công nghệ lạc hậu, không đảm bảo các yêu cầu về môi trường. Đó là chưa kể việc này còn tiềm ẩn nguy cơ gian lận thương mại, giả xuất xứ hàng hóa để lợi dụng thuế nhập khẩu thấp hơn từ Việt Nam so với từ Trung Quốc sang Mỹ. Việc gian lận này chủ yếu theo hình thức, các doanh nghiệp nhập khẩu sản phẩm hoặc bán sản phẩm từ Trung Quốc sau đó sơ chế để xuất khẩu sang Mỹ bằng xuất xứ hàng hóa Việt Nam.
"Điều này sẽ rất nguy hiểm, gây tổn hại lớn đến ngành gỗ nếu chính quyền Mỹ đánh giá việc gian lận xuất xứ hàng hóa của Việt Nam là nghiêm trọng và từ đó có những chính sách trừng phạt ngành gỗ của Việt Nam tương tự như ngành thép trong thời gian qua" - ông Trị nói.
Trong khi đó, ông Nguyễn Tôn Quyền - Chủ tịch Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam nhận định, ván dán đang là mặt hàng bị nghi ngờ có hành vi gian lận thương mại khi xuất khẩu sang Mỹ, bởi con số xuất khẩu ván dán của Việt Nam sang Mỹ tăng một cách đột biến.
Theo số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan, năm 2018, xuất khẩu gỗ dán của Việt Nam vào Mỹ là 189,7 triệu USD, tăng 269,8% so với 2017; 6 tháng đầu năm 2019 xuất khẩu đạt 108,2 triệu USD, tăng 56,8% so với cùng kỳ năm 2018, tăng cao hơn so với mức tăng bình quân xuất khẩu các mặt hàng gỗ vào Mỹ.
"Cần quan tâm và có sự kiểm tra, kiểm soát chặt chẽ đến quá trình sản xuất, chế biến và xuất khẩu mặt hàng ván dán từ Việt Nam và Mỹ" - ông Quyền kiến nghị.
Kim ngạch xuất khẩu ván dán của Việt Nam sang Mỹ tăng đột biến. Ảnh: I.T
Xử lý đến cùng gian lận thương mại
Liên quan đến việc đảm bảo thực thi quy định của pháp luật trong lĩnh vực chế biến lâm sản, ông Nguyễn Quốc Trị kiến nghị, cần tăng cường công tác kiểm tra việc thực hiện việc chấp hành hồ sơ, nguồn gốc gỗ theo quy định của Bộ NNPTNT. Đồng thời, đề nghị các Bộ: Công Thương, Tài chính và Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam kiểm soát chặt chẽ việc cấp giấy, sử dụng giấy chứng nhận xuất xứ sản phẩm (C/O) cho một số mặt hàng gỗ có nguy cơ gian lận thương mại.
Đề nghị các hiệp hội chế biến gỗ và lâm sản tuyên truyền, vận động các doanh nghiệp thực hiện tốt các quy định của pháp luật về nguồn gốc, xuất xứ sản phẩm. Đồng thời, kịp thời phát hiện và thông báo đến các cơ quan quản lý nhà nước để xử lý kịp thời các hành vi gian lận thương mại.
Trong buổi làm việc với các hiệp hội chế biến gỗ mới đây, ông Hà Công Tuấn - Thứ trưởng Thường trực Bộ NNPTNT đề nghị, Tổng cục Lâm nghiệp, Viện Chính sách và Chiến lược phát triển nông nghiệp nông thôn đánh giá báo cáo với Bộ trong tháng 9 này về xu hướng chuyển dịch thương mại, ứng xử như thế nào về truy xuất nguồn gốc, đảm bảo chống gian lận xuất xứ, nhất là đối với sản phẩm gỗ dán. Cần đánh giá kỹ, hiện có bao nhiêu nhà máy sản xuất kinh doanh gỗ dán, công suất như thế nào, sản xuất thực chất được bao nhiêu, nhu cầu sử dụng gỗ dán cho ngành sản xuất trong nước là bao nhiêu?....
"Việc Mỹ tăng thuế xuất khẩu đối với gỗ dán Trung Quốc là cơ hội cho gỗ dán Việt, và lượng xuất khẩu tăng lên là bình thường. Tuy nhiên, trước tình trạng mặt hàng hiện đang nghi ngờ có hành vi gian lận thương mại cần xem lại hiện tượng gian lận có hay không, và nếu có thì phải xử lý đến cùng, cần thiết thì cấm các doanh nghiệp này xuất khẩu ngay" - Thứ trưởng Hà Công Tuấn nhấn mạnh.
Cũng theo Thứ trưởng Hà Công Tuấn, với những diễn biến về thị trường từ đầu năm đến nay, con số xuất khẩu 11 tỷ USD năm 2019 của gỗ và lâm sản tin tưởng đạt được.
Theo Danviet
Nguyên nhân bất ngờ khiến phố núi Đà Lạt ngập chìm trong nước Nhiều người thắc mắc, vì sao một thành phố có độ cao 1.500m so với mực nước biển như Đà Lạt (Lâm Đồng) lại bị ngập nặng, thiệt hại hàng trăm tỷ đồng. Liệu điều này bắt nguồn do yếu tố thiên hay, hay chính do con người gián tiếp gây ra? Vừa qua, nhiều người vẫn chưa hết bàng hoàng khi trên...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Cân nhắc việc bỏ án tử hình với tội tham ô và nhận hối lộ

Tăng chế tài xử phạt người nổi tiếng quảng cáo sai, thậm chí 'cấm sóng'

Cần xử lý triệt để cuộc gọi nhá máy, lừa đảo

Vụ 'mẹ giết con' ở Quảng Nam: Cả ngàn người tập trung theo dõi dựng lại hiện trường

Nữ sinh rơi tầng 16 ký túc xá Đại học Quốc gia TPHCM tử vong

Lời kể của người thoát chết khi văng khỏi xe khách sau va chạm với xe tải

Xe bồn chở nước lao xuống vực trên cung đường nguy hiểm nhất Huế

Chuyến bay chở gần 200 doanh nhân Việt Nam sang Mỹ đàm phán đã hạ cánh

Vụ hơn 300 giáo viên thành "con nợ": Tìm thấy biên bản thể hiện đã nộp tiền

Cô giáo bị xe container tông tử vong trên đường đi dạy về

Kết quả nồng độ cồn của tài xế 'xe điên' tông 3 người thương vong

Vụ huyện bị tố "ăn nợ nhiều năm không chịu trả": Chủ nhà hàng nhận đủ tiền
Có thể bạn quan tâm

Rộ tin đồn "huyền thoại" Đột Kích Mobile sắp quay trở lại? Fan Việt "bán tín bán nghi" với các tranh cãi
Mọt game
07:58:47 07/04/2025
Sao Việt 7/4: Con gái Quyền Linh khoe sắc trong trẻo, Mai Ngọc mang bầu con trai
Sao việt
07:54:11 07/04/2025
Thêm một nữ coser Việt cộng đồng mạng mê mẩn vì nhan sắc lung linh
Cosplay
07:42:45 07/04/2025
Những bộ phim kinh điển về Giải phóng miền Nam đáng xem dịp này
Phim việt
07:11:40 07/04/2025
Cách lựa chọn sản phẩm và tẩy da chết cho da dầu
Làm đẹp
07:06:10 07/04/2025
Thẩm phán đã nói gì trong phiên điều trần đầu tiên về vụ Ador kiện NewJeans?
Sao châu á
07:03:23 07/04/2025
Cha mẹ làm gì để con an toàn khi đi lễ hội?
Sức khỏe
07:02:46 07/04/2025
Quang Tuấn: Tập luyện biểu cảm ánh mắt khi đóng 'Địa đạo: Mặt trời trong bóng tối'
Hậu trường phim
07:00:54 07/04/2025
Anh trai vượt ngàn chông gai tiếp tục tổ chức 2 đêm concert
Nhạc việt
06:58:14 07/04/2025
5 kiểu chân váy tối giản ai cũng có thể mặc đẹp
Thời trang
06:46:57 07/04/2025