Trồng rừng gỗ lớn chống biến đổi khí hậu, mang lại hiệu quả kinh tế cao
Quảng Trị là một địa phương có thế mạnh về lâm nghiệp. Để thực hiện mục tiêu trở thành mục tiêu trở thành trung tâm cung cấp nguyên liệu, chế biến gỗ rừng trồng của khu vực miền Trung thì trồng rừng gỗ lớn phục vụ vùng nguyên liệu chế biến và xuất khẩu được xem là hướng đi mới, đúng đắn.
Mô hình không chỉ mang lại hiệu quả kinh tế cao mà còn góp phần bảo vệ môi trường, chống biến đổi khí hậu toàn cầu.
Hiệu quả từ việc trồng các cánh rừng gỗ lớn
Mô hình trồng rừng gỗ lớn phục vụ vùng nguyên liệu chế biến và xuất khẩu mang lại hiệu quả kinh tế cao.
Tỉnh Quảng Trị hiện có khoảng 95.675 ha diện tích rừng trồng sản xuất, sản lượng gỗ khai thác bình quân đạt từ 900.000 – 1.000.000 triêu m3/năm. Thời gian qua, tỉnh đã thực hiện thành công nhiều mô hình chuyển đổi trồng rừng gỗ dăm sang mô hình trồng rừng kinh doanh gỗ lớn có chứng chỉ quản lý rừng bền vững (chứng chỉ FSC). Mô hình này đã mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người dân vùng khó.
Ông Nguyễn Văn Lục, Giám đốc Hợp tác xã Thủy Đông, xã Cam Thủy, huyện Cam Lộ cho biết, Hợp tác xã Cam Thủy hiện có 55ha; trong đó có 2ha trồng rừng gỗ lớn. Từ năm 2014, hợp tác xã triển khai trồng mô hình rừng gỗ lớn nhằm phục vụ vùng nguyên liệu chế biến và xuất khẩu. Qua quá trình triển khai mô hình, hợp tác xã nhận thấy lợi ích của rừng gỗ lớn đạt hiệu quả kinh tế gấp nhiều lần so với rừng gỗ nhỏ. Đặc biệt là chi phí bỏ ra ban đầu như: vốn, làm đất, cây giống, tỷ lệ rủi ro, biến động thị trường…
Bên cạnh đó, do khí hậu tại Quảng Trị đặc thù chịu nhiều mưa bão nên khi trồng rừng gỗ nhỏ sẽ bị rủi ro hơn so với rừng gỗ lớn. Để lấy ngắn nuôi dài, vừa qua hợp tác xã đã tiến hành tỉa thưa 2 lần. Mặt khác, khi tuổi cây càng lớn thì sản lượng và giá trị kinh tế của cây gỗ càng cao. Hiện nay, cánh rừng gỗ lớn hiện tại giá trị thu về đạt lợi nhuận trên 200 triệu đồng/ha. Để duy trì và mở rộng diện tích rừng gỗ lớn, hợp tác xã mong rằng các cấp chính quyền quan tâm hỗ trợ tạo điều kiện cho người dân được tiếp cận nguồn vốn vay ưu đãi…
Theo Trung tâm Khuyến nông Quốc gia, Quảng Trị được đánh giá là một trong những tỉnh đầu tiên tại Việt Nam được cấp chứng nhận quản lý rừng bền vững theo tiêu chuẩn FSC cho các tổ chức, mô hình nhóm hộ gia đình (năm 2007). Đến nay, toàn tỉnh đã có 17.745 ha rừng trồng keo được cấp chứng chỉ FSC. Hiện tỉnh có 32 hợp tác xã hoạt động trên địa bàn có diện tích rừng sản xuất, có 6/24 hợp tác xã tham gia vào cấp chứng chỉ quản lý rừng bền vững với diện tích được cấp chứng chỉ FSC là 4.500 ha.
Phát triển thâm canh gỗ lớn và chuyển hóa rừng từ rừng trồng gỗ nhỏ sang rừng gỗ lớn góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế rừng trồng, tạo vùng nguyên liệu tập trung. Qua đó, cung cấp nguyên liệu ổn định cho công nghiệp chế biến đồ gỗ xuất khẩu. Sản xuất kinh doanh rừng gỗ lớn cũng giảm bớt số lần khai thác và chi phí trồng lại rừng. Để gia tăng diện tích trồng rừng gỗ lớn tỉnh Quảng Trị đã triển khai nhiều giải pháp như: nhân rộng và phát triển các mô hình liên kết sản xuất với mục tiêu gắn kết chặt chẽ sản xuất với thị trường; tăng cường vận động tuyên truyền và nhân rộng các mô hình liên kết sản xuất theo hình thức liên doanh, liên kết, từng bước hình thành vùng sản xuất nguyên liệu gỗ rừng trồng tập trung để tạo điều kiện thuận lợi khi đánh giá, cấp chứng chỉ FSC…
Video đang HOT
Liên kết chuỗi giá trị
Hoạt động sản xuất tại Nhà máy sản xuất và chế biến gỗ Tiến Phong (Cam Lộ, Quảng Trị).
Tại Nhà máy sản xuất và chế biến gỗ Tiến Phong (Công ty TNHH Tiến Phong Cam Lộ), là đơn vị duy nhất trên địa bàn thực hiện chế biến sâu về lâm sản. Bên trong nhà máy, không khí sản xuất và chế biến diễn ra liên tục. Các mặt hàng sản xuất chủ yếu tại nhà máy chủ yếu hàng nội thất và ngoại thất ngoài trời. Thị trường hợp tác đầu ra sản phẩm như: châu Âu, Australia, Bắc Mỹ… Doanh thu bình quân hàng năm của công ty đạt 150 tỷ đồng. Thời gian qua, để đảm bảo nguồn hàng ổn định, công ty hiện đang kí kết với đơn vị trồng rừng gỗ lớn như: Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp Đường 9; Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp Bến Hải.
Ông Nguyễn Anh Tiến, Giám đốc Công ty TNHH Tiến Phong Cam Lộ cho biết, hiện công ty đang kí kết với các đơn vị trồng rừng gỗ lớn trên địa bàn. Việc kí kết với vùng nguyên liệu của người dân hiện còn gặp nhiều khó khăn khi bà con chưa tập trung đầu tư các cánh rừng trồng lớn đủ tiêu chuẩn FSC. Trong thời gian tới, đơn vị mong muốn được hợp tác vùng nguyên liệu với các hộ dân trồng rừng gỗ lớn trên địa bàn…
Hiện trên địa bàn Quảng Trị có 48 nhà máy kinh doanh chế biến lâm sản với công suất được cấp phép trên 2.500.000 tấn/năm, công suất đang hoạt động trên 1.300.000 tấn/năm và 126 cơ sở kinh doanh chế biến lâm sản được cấp phép đầu tư hoạt động, chủ yếu sản xuất ván ghép thanh, ván lạng, cưa gia công và một số doanh nghiệp, cơ sở sản xuất đồ gỗ nội thất, đồ mộc dân dụng… phục vụ nhu cầu thị trường trong tỉnh, giải quyết việc làm cho hàng trăm lao động. Việc liên kết sản xuất với mục tiêu gắn kết chặt chẽ sản xuất với thị trường đã tăng các giá trị theo chiều sâu của chuỗi giá trị ngành hàng. Nếu triển khai đồng bộ giữa việc liên kết sản sản xuất theo chuỗi từ trồng rừng, chế biến cho đến tiêu thụ sản phẩm được triển khai chặt chẽ sẽ góp phần nâng cao giá trị, chất lượng, hiệu quả các mặt hàng hóa lâm sản.
Ông Lê Quốc Thanh, Giám đốc Trung tâm Khuyến nông Quốc gia cho biết, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đang có chủ trương xây dựng vùng nguyên liệu gỗ lớn. Tỉnh Quảng Trị là địa phương được ưu tiên lựa chọn vì địa phương hội tụ nhiều điều kiện như: đất đai, khí hậu, thổ nhưỡng… để triển khai. Ngoài việc hỗ trợ bà con nông dân xây dựng các vùng nguyên liệu gỗ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cũng đã hỗ trợ các doanh nghiệp lắp đặt nhà máy chế biến tại vùng này. Như vậy, khi liên kết được giữa vùng sản xuất với các nhà máy chế biến và thị trường thì giá trị gia tăng được tích hợp trong vùng cũng như xây dựng được vùng nguyên liệu bền vững.
Thực hiện chỉ đạo, Trung tâm Khuyến nông quốc gia đang triển khai các mô hình trồng rừng gỗ lớn tại nhiều địa phương và Quảng Trị. Để đồng hành với người dân triển khai mô hình, trung tâm đã triển khai các dự án hỗ trợ người dân như: thực hiện các mô hình sinh kế được dưới tán rừng; nguồn giống; xây dựng vườn ươm keo nuôi cấy mô; mở các lớp tập huấn trồng rừng… để bà con làm chủ được quy trình công nghệ khi bước vào sản xuất. Tuy nhiên, để mô hình được triển khai rộng khắp cần có sự đồng hành của các cấp chính quyển địa phương và các ngân hàng trong việc hỗ trợ người dân nguồn vốn vay…
Biến nơi hoang hóa đầy cỏ dại thành vườn rau sạch thủy canh
Đến xã Bắc Phong, huyện Thuận Bắc (tỉnh Ninh Thuận) hỏi thăm chị Nguyễn Thị Kim Anh thì ai cũng biết, bởi chị không những năng nổ trong công tác Hội mà còn là người đi đầu trong việc áp dụng tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất, mang lại hiệu quả kinh tế cao, đặc biệt là mô hình trồng rau xanh theo phương pháp thủy canh.
Chị Kim Anh kiểm tra rau trồng theo phương pháp thủy canh.
Chị Nguyễn Thị Kim Anh (41 tuổi) hiện là Chủ tịch Hội Phụ nữ xã Bắc Phong. Trên mảnh đất rộng 1.650 m2 của mình ở thôn Gò Sạn, cách kênh Bắc khoảng 100 m, trước kia vốn là ruộng lúa ngập nước bỏ hoang đầy cỏ dại, năm 2018, chị Kim Anh đã cùng chồng đổ đất nâng nền cao lên làm nông trại. Ngoài sản xuất thử nghiệm nấm bào ngư trong nhà lều 165 m2, chị đầu tư trên 200 triệu đồng xây dựng khung nhà màng trồng rau xanh với diện tích 145 m2 thực hiện ý tưởng "Không gian xanh - rau sạch thủy canh".
Theo chị Kim Anh, trồng rau sạch bằng phương pháp thủy canh là cách trồng không cần đất cũng như các loại hóa chất độc hại, thay vào đó chỉ sử dụng một loại dung dịch dinh dưỡng giúp cây sinh trưởng, đảm bảo an toàn tuyệt đối cho người tiêu dùng.
Đến thăm vườn rau của chị Kim Anh (được đặt tên là vườn rau An Thuyên), chúng tôi nhìn thấy các liếp rau trồng thành 5 hàng trên trụ đứng hình chữ A (thủy canh dạng trụ) và rau trồng trên máng xốp (thủy canh tĩnh dạng hồ) đều xanh tốt. Qua cách trồng và chăm sóc rau của vườn rau An Thuyên có thể thấy mô hình rau thủy canh thích hợp với những nơi thiếu hụt về diện tích đất trồng.
Xuất phát từ tình hình thực tế cây trồng bị lạm dụng thuốc kích thích, hóa chất bảo vệ thực vật và rau củ trồng ở một số nơi bị tưới bằng nước thải, nước cống độc hại, chị quyết tâm trồng rau sạch bằng công nghệ thủy canh, chị Kim An cho biết thêm.
Dù còn mới mẻ nhưng nhờ quảng bá sản phẩm và tương tác với khách hàng trên các trang mạng xã hội Facebook, Zalo, những năm qua, rau sạch từ vườn rau An Thuyên được người tiêu dùng trong xã, quanh vùng thuộc các xã Tân Hải, Hộ Hải, Xuân Hải (huyện Ninh Hải), xã Lợi Hải (huyện Thuận Bắc) biết tới. Tuy giá hơi cao nhưng rau sạch làm ra không đủ bán, điều này cho thấy nhu cầu tiêu thụ rau sạch thủy canh rất lớn.
Chị Kim Anh kiểm tra rau trồng theo phương pháp thủy canh.
Hiện nay, do diện tích nhà màng hạn chế, lượng rau sản xuất thủy canh chủ yếu là bán lẻ, mới tạo việc làm cho 5 người nên thời gian tới, chị Kim Anh có ý tưởng lập dự án "Đầu tư xây dựng mô hình sản xuất rau thủy canh công nghệ cao" trình cơ quan chức năng, Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh xem xét, hỗ trợ, tạo điều kiện vay ưu đãi một phần từ nguồn vốn khởi nghiệp và phát triển khoa học công nghệ thực hiện dự án.
Theo ý tưởng trên, chị Kim Anh sẽ mở rộng nhà màng thủy canh, tăng diện tích từ 145 m2 lên 2.000 m2, trong đó trọng tâm là đầu tư làm 25 nhà màng với kinh phí 950 triệu đồng và lắp đặt 15.000m ống máng thủy canh kinh phí 630 triệu đồng. Ngoài ra, chị còn đầu tư trang thiết bị, máy móc khác...
Chị Kim Anh cho biết, mức vốn mời gọi đầu tư thực hiện ý tưởng trên dự kiến khoảng trên 3 tỷ đồng, nếu có đủ 7 thành viên góp vốn sẽ tiến tới thành lập Hợp tác xã nông nghiêp An Thuyên. Theo nghiên cứu và tìm hiểu thị trường hợp tác xã của vườn rau An Thuyên, nếu dự án bắt đầu thực hiện ngay sau khi đầy đủ vốn, có khả năng sẽ hoàn vốn trong khoảng thời gian từ 1 đến 1,5 năm.
Theo chia sẻ của chị Kim Anh, không chỉ đầu tư xây dựng trang trại trồng rau sạch các loại bằng phương pháp thủy canh, hợp tác xã sẽ kết hợp đầu tư dịch vụ tư vấn, thiết kế không gian trồng rau sạch tại nhà cho các hộ dân sống ở đô thị không có đất trồng rau. Ngoài ra, hợp tác xã liên kết cung ứng nguồn rau sạch tươi ngon tới tay người tiêu dùng một cách nhanh nhất, giảm thiểu tối đa thời gian vận chuyển và bảo quản sản phẩm.
Khi thực hiện thành công, dự kiến mỗi năm, hợp tác xã sản xuất 28 tấn rau thủy canh, doanh thu khoảng 700 triệu đồng, đặc biệt mang lại kỳ vọng tạo việc làm ổn định cho khoảng 15 người với mức thu nhập bình quân từ 4 - 5 triệu đồng/người/tháng, đồng thời góp phần tăng nộp ngân sách địa phương.
Song song với việc thu hút vốn đầu tư thực hiện dự án, chị Kim Anh cùng chồng làm dịch vụ tư vấn thiết kế vườn rau sạch thủy canh và cho biết đây là hoạt động chị rất thích nhằm mục tiêu lan tỏa phong trào sản xuất thân thiện môi trường. Hiện hai vợ chồng chị đang thi công vườn rau thủy canh cho Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Ninh Thuận với diện tích 500 m2.
Chị Kim Anh kiểm tra rau trồng theo phương pháp thủy canh.
Theo đánh giá của Chủ tịch UBND xã Bắc Phong, cách làm của chị Kim Anh là mới mẻ ở địa phương nhưng hiệu quả mang lại khá rõ nét. Việc trồng rau xanh theo phương pháp thủy canh đã tạo sức lan tỏa về ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất ngay tại địa phương, thu hút nhiều chị em trong và ngoài Hội Phụ nữ, kể cả phụ nữ ở các địa phương lân cận đến học hỏi, thực hiện.
Theo chị Nguyễn Thị Lý, Phó Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh Ninh Thuận, trên cương vị Chủ tịch Hội Phụ nữ xã, ngoài nhiệm vụ công tác Hội, chị Kim Anh rất tích cực giúp chị em trong xã phát triển kinh tế hộ. Chị cũng tạo việc làm cho lao động lớn tuổi nông nhàn ở địa phương, được mọi người yêu mến.
Tại Cuộc thi "Phụ nữ khởi nghiệp sáng tạo năm 2022" vừa qua do Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh Ninh Thuận tổ chức, ý tưởng về dự án sản xuất, kinh doanh "Không gian xanh - rau sạch thủy canh" của chị Nguyễn Thị Kim Anh đã được trao giải Nhất.
Theo chị Nguyễn Thị Lý, "ý tưởng, dự án sản xuất rau sạch thủy canh công nghệ cao của chị Kim Anh vừa thân thiện môi trường, vừa đem lại hiệu quả kinh tế, hiệu quả xã hội tích cực". Trước tiềm năng phát triển sản xuất, kinh doanh của vườn rau An Thuyên, Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh sẽ tạo mọi điều kiện thuận lợi để phát triển; đồng thời hỗ trợ chị Kim Anh trong việc thành lập Hợp tác xã nông nghiêp An Thuyên thời gian tới.
Tăng trưởng tín dụng xanh thúc đẩy Đồng bằng sông Cửu Long phát triển bền vững Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, tài chính xanh có thể giúp ngăn chặn biến đổi khí hậu bằng cách tài trợ cho các dự án năng lượng hiệu quả và năng lượng tái tạo, cũng như hỗ trợ phát triển các công trình xanh, từ đó thúc đẩy phát triển bền vững Đồng bằng sông Cửu Long. Mỗi năm, trung bình...